Tôi “nuôi báo cô” ông chồng “phượt thủ”
Anh ham mê đi du lịch bụi, sở thích ấy tôi biết từ khi yêu, nhưng sẵn sàng bỏ cả mẹ anh đang ốm nằm bệnh viện, bỏ cả tôi xanh rớt mặt mày nằm lăn lóc vì ốm nghén để lên đường đi phượt thì khó có thể chấp nhận nổi.
ảnh minh họa
Vợ chồng tôi lấy nhau gần 20 năm và cũng ngần ấy thời gian, tôi “nuôi báo cô” chồng mình. Nói ra thì chẳng ai tin nhưng nhìn vợ chồng tôi, không thể nghĩ nổi rằng tôi chỉ chưa đầy 45kg lại một mình làm lụng, đầu tắt mặt tối để nuôi 2 đứa con và một ông chồng cao 1m75, nặng hơn 80 kg ăn rồi chỉ chuyên đi “phượt”…
Học năm thứ 4 đại học thì tôi quen chồng tôi bây giờ, anh là anh họ của một cô bạn ở chung phòng ký túc xá với tôi. Anh hơn tôi 7 tuổi, cao to, lại là trai thành phố, đi làm tại một ngân hàng lớn, ăn nói cũng có duyên nên ngay khi xuất hiện ở phòng tôi, anh đã là “tâm điểm” hút ánh nhìn của những đứa con gái trong phòng.
Biết nhau được gần một năm thì chúng tôi yêu nhau và cũng gần một năm sau, khi tôi ra trường đi làm kế toán tại một công ty may thì chúng tôi cưới nhau.
Video đang HOT
Trước ngày cưới, em họ anh cũng là bạn cùng học với tôi vừa cười vừa nói “anh tao lười như hủi, ăn rồi chỉ giỏi đi chơi. Mày lấy thì cố mà chịu nhé”.
Quả thực là thời gian yêu nhau, không hề có chuyện sống thử nên tôi cũng không được kiểm chứng chuyện người yêu mình lười đến mức nào. Thỉnh thoảng đến chơi nhà anh, thấy phòng anh bừa bộn, tôi cũng dọn dẹp và nghĩ đàn ông con trai ai chẳng vậy. Đến ký túc xá của tôi, trong phòng có ổ điện lung lay, cái đèn hỏng hay cái dây phơi quần áo bị đứt, tôi cũng thấy anh mau mắn xắn tay áo làm ngay nên cũng mấy bận tâm đến lời “cảnh báo” của con bạn.
Cưới chưa đầy một tuần, tôi đã được “nếm” ngay cái tính lười và ỷ lại của chồng. Việc buông quăng bỏ vãi đồ đạc, không động chân mó tay vào việc nhà của anh chưa là gì với tính ham chơi đến mức bất chấp của anh.
Anh ham mê đi du lịch bụi, sở thích ấy tôi biết từ khi yêu, nhưng sẵn sàng bỏ cả mẹ anh đang ốm nằm bệnh viện, bỏ cả tôi xanh rớt mặt mày nằm lăn lóc vì ốm nghén để lên đường đi phượt thì khó có thể chấp nhận nổi.
Chưa dừng ở đấy, ham đi và đi nhiều nên anh bị cơ quan nhắc nhở liên tục vì nghỉ làm quá nhiều, vậy là khi con gái đầu của chúng tôi được 3 tuổi, anh bỏ hẳn làm mà chẳng hề nói với tôi một câu.
Từ ngày cưới, mọi chuyện lớn bé trong nhà đều một tay tôi, từ con ốm đau, học hành, chợ búa, cơm nước, nội ngoại hai bên…
Tiền lương của anh chưa hề tôi biết cầm tới một đồng bởi “em lo cho con đi, anh đi nhiều nên chi tiêu tằn tiện lắm mới đủ ấy”, anh nói gọn lỏn với tôi như vậy.
Giờ khi anh bỏ việc, hàng tháng tôi lại phải gánh thêm khoản “phượt phí” của chồng. Ít thì 2-3 triệu, có chuyến anh đi xuyên các cung đường núi đến cả chục triệu đồng.
Các con tôi quá quen với cảnh bố vắng nhà, hoặc hôm nay thấy bố mày râu nhẵn nhụi, vài tuần sau trở về trông như người rừng.
Gia đình, bạn bè thấy anh cứ sống hồn nhiên như vậy, góp ý đôi lần hoặc tìm việc này việc kia để anh đi làm, anh phẩy tay “chẳng ảnh hưởng đến ai”. Mãi rồi mọi người cũng chán. Chỉ có ba mẹ con tôi là “gánh” ông chồng sống hồn nhiên đến vô trách nhiệm.
Càng có tuổi, tôi càng thấy mệt mỏi hơn với cuộc sống cùng một người chồng như anh. Liệu tôi có nên ly hôn?
Theo TPO
Cụ lang làng
Mẹ gọi điện báo tin, con về ngay cụ lang làng vừa mất rồi. Nước mắt tôi trực òa ra, chạy ngay sang phòng sếp xin nghỉ việc rồi bắt vội xe về nhà. Chặng đường chỉ có hơn 90 cây số mà sao hôm nay dài thế.
Xét về máu mủ thì nhà tôi với cụ chẳng họ hàng gì, tôi ở Hà Nam, cụ ở Nam Định. Nhưng nếu không có cụ, chắc sẽ chẳng có tôi, và sẽ chẳng có gia đình tôi bây giờ. Mẹ tôi lấy bố hơn 4 năm trời hết thuốc nọ thuốc kia chạy chữa mà vẫn không sinh nổi mụn con. Tiền bạc cạn kiệt, ý chí chán nản, bố mẹ định chia tay thì được người ta mách đến cụ.
Sau ba tháng thuốc men của cụ, mẹ mang bầu tôi. Tiền công, tiền thuốc suốt ba tháng, phải nài ép lắm cụ mới chịu nhận dăm cân gạo nếp. Rồi lúc tôi nghịch ngợm bị chệch khớp tay, rồi dạ dày, đến thằng em tôi bị sỏi thận... đều tìm đến cụ. Chẳng lần nào cụ lấy tiền. Tiền thuốc cho không, tiền công cũng chẳng lấy. Đến ngày lễ tết, cụ chỉ lấy duy nhất 1 cái bánh chưng, hay 1 gói kẹo để thắp hương tổ tiên, còn lại cụ bắt mang về.
Lúc còn bé, theo mẹ xuống thăm cụ tôi vẫn thắc mắc, sao lại gọi cụ là cụ lang làng, phải chăng là vì cụ chỉ chữa bệnh trong làng, hay y thuật của cụ chỉ ở mức độ làng xã? Mẹ cười nhẹ nhàng giải thích, y thuật của cụ rất cao, không những gia đình ta được cụ cứu giúp, mà còn rất nhiều người khác ở nơi rất xa tận hai miền đất nước tìm đến cụ. Cụ giúp người chẳng bao giờ suy tính thiệt hơn, chẳng đè nặng của cải vật chất nên làng xóm ai cũng quý mến gọi cụ là cụ lang của làng rồi gọi tắt là cụ lang làng.
Ngày nhỏ, chị em tôi đã rất thích xuống nhà cụ chơi. Lần nào xuống cũng được cụ cho biết bao quà bánh, toàn đồ của bệnh nhân này biếu, cụ lại chia hết cho bệnh nhân kia. Nhà nào nghèo, thường được cụ thương nhiều hơn. Sau này lớn lên, dù không theo nghề thuốc nhưng cứ vài tháng tôi lại xuống thăm cụ một lần, nghe cụ hướng dẫn các vị thuốc đơn giản có thể tìm thấy ngay trong vườn, ngoài ruộng. Chồng cụ là bác sĩ quân y, con trai duy nhất của cụ cũng là bác sĩ quân y. Hai con người thương yêu nhất của cụ đã hy sinh anh dũng tại chiến trường. Kể từ đó cụ ở vậy, theo nghề thuốc gia truyền bốc thuốc cứu đời. Thuốc trồng được trong vườn thì cho không, tiền công cũng chẳng lấy, thuốc phải mua thì cụ kê đơn cho người bệnh tự mua, đến tiền xe gửi thuốc cho người bệnh ở xa thường cụ cũng chẳng lấy. Lý giải cho việc làm của mình cụ chỉ cười trừ giải thích: " Tao có một mình, lại có nhà nước nuôi thì lấy tiền bạc làm gì, chỉ mong chúng mày luôn mạnh khỏe, làm nhiều việc thiện là tao vui rồi".
Tôi về vừa kịp lúc đưa tang cụ, đoàn người quấn khăn trắng kéo dài nửa cây số, ai cũng sụt sùi thương nhớ, đau xót như mất đi phần máu mủ. Có người làng, có người tứ xứ, có cả cụ già tám, chín mươi, cả em nhỏ vài tháng tuổi, có chị đang bụng bầu, tất cả quy tụ tại đây tiễn đưa cụ tới nơi vĩnh hằng.
Theo VNE
Tôi không muốn phải hối hận Anh hẹn sau giờ làm việc chiều nay sẽ bàn với chị về chuyện phân chia tài sản. Họ sẽ ra tòa một cách nhẹ nhàng nhất có thể. Chị nhìn đồng hồ, càng gần đến giờ chị càng hồi hộp. Chị thấy xấu hổ khi phải đối diện với điều này. Chị ước gì mình đủ giàu có để kiêu hãnh dắt...