Tội nói dối cơ quan công quyền
Không chỉ bị người chủ hôn “bóc mẽ” ngay tại lễ cưới thật, chàng thanh niên Singapore còn phải đi tù 10 tháng vì cố tình che giấu vụ kết hôn giả vì tiền trước đó.
Mohamad Norizuan Shazali và cô dâu Sharafana Mohamad bẽ bàng tại lễ kết hôn – Ảnh: The New Paper
Chuyện xảy ra với Mohamad Norizuan Shazali hẳn chưa từng có tiền lệ ở Singapore, thậm chí là trên thế giới. Vào ngày đẹp trời 10.2.2014, chàng trai 26 tuổi cùng hôn thê Sharafana Mohamad Shariff, 19 tuổi, diện đồ thật đẹp và đưa nhau đến Phòng đăng ký kết hôn Hồi giáo (ROMM) để làm hôn ước. Cùng đi với họ để chứng kiến giây phút long trọng này là 25 người thân và bạn bè, dù họ đã có với nhau một bé gái 10 tháng tuổi và Sharafana lại đang mang bầu. Chương trình dự kiến sau hôn lễ tại ROMM lúc 9 giờ sáng là buổi chụp hình ngoại cảnh và tiệc cưới vào buổi tối với 500 khách.
Mọi việc tưởng suôn sẻ cho tới khi người chủ hôn (tục Hồi giáo gọi là “kadi”) bắt đầu thủ tục hôn ước. “Anh chưa từng kết hôn chứ?”, kadi nhẹ nhàng hỏi. “Chưa”, Norizuan trả lời. Theo đúng quy trình, vị kadi gõ tên và số chứng minh thư của chàng trai vào máy tính, rồi ngước lên với sắc mặt biến dạng: “Anh thật sự chưa kết hôn chứ?”. “Chưa thật mà”, chàng trai quả quyết. Vị kadi liền xoay màn hình máy tính về phía Norizuan. Rõ ràng, dữ liệu trong hệ thống đăng ký kết hôn của Singapore cho thấy anh này đã từng đăng ký kết hôn theo nghi thức phi Hồi giáo với một phụ nữ Ấn Độ hồi năm 2012.
“Xin lỗi, chúng ta phải hủy hôn lễ này”, kadi tuyên bố trong tiếng khóc nức nở của cô dâu. Bí thế, chàng tài xế xe tải thề sống chết rằng anh ta bị mất thẻ chứng minh khi để trong xe hồi tháng 6.2012, và kẻ cắp đã đăng ký kết hôn bằng tên anh. “Tại sao tôi phải bỏ bao nhiêu tiền bạc và công sức để làm lễ cưới với hôn thê của tôi đây, nếu như tôi đã kết hôn với người khác?”, Norizuan phân trần. Và để chứng minh mình “bị oan”, Norizuan đã trả 50 SGD (850.000 đồng) để in tờ chứng nhận đăng ký hôn mà “ai đó đã mạo danh” mình, rồi đem đến đồn cảnh sát khai báo.
Tại đồn cảnh sát, chàng trai này được cảnh báo rằng nói dối cơ quan công quyền là một tội hình sự nghiêm trọng. Tuy nhiên, Norizuan vẫn khăng khăng là anh bị mất thẻ chứng minh nhưng ngại đi trình báo vì sợ mất 300 SGD phí làm thẻ mới, và đây là lần mất thứ hai. Tuy nhiên, cảnh sát đã tìm ra sự thật rằng Norizuan đã đăng ký kết hôn giả với người phụ nữ Ấn Độ để lấy 1.700 SGD giữa lúc đang túng thiếu, và đưa vụ việc ra tòa.
Video đang HOT
Tại phiên tòa hình sự hôm 9.4, thẩm phán đồng ý với các công tố viên rằng hành vi nói dối với viên chức nhà nước để che giấu việc kết hôn vì tiền là “rất nghiêm trọng”. Bên cạnh đó, Norizuan cũng chấp nhận mình phạm tội thất tín có tính chất hình sự, và nhận mức án 10 tháng tù giam.
Theo TNO
77% người Singapore muốn chết tại nhà, chỉ 27% được toại nguyện
Khảo sát của một tổ chức từ thiện địa phương cho hay nghịch lý trong tình trạng người Singapore không được thỏa mãn ước nguyện cuối đời chẳng qua là do 'thiếu thông tin'.
Những phụ nữ độc thân neo đơn sống tại Viện dưỡng lão của nhà dòng St. Joseph's Home ở Singapore. Năm 2010, Lien Foundation tổ chức cuộc thi thiết kế "quan tài hạnh phúc" theo ước nguyện của họ. Tổ chức thiện nguyện này cũng thực hiện nhiều chương trình nhằm giúp các bệnh nhân giai đoạn cuối trải qua những ngày cuối đời thanh thản và chết ấm cúng - Ảnh: Thục Minh
Lien Foundation, tổ chức từ thiện có tiếng ở Singapore, vừa công bố kết quả khảo sát trên 1.006 người được thực hiện trong năm 2013 cho thấy 77% số người được hỏi nói rằng họ muốn trải qua những ngày cuối đời ngay tại nhà.
Tuy nhiên, theo thống kê của Cơ quan đăng ký hộ tịch quốc gia, trong năm 2013, chỉ có 27% người chết được thỏa mãn ước nguyện này, báo Straits Times cho hay.
Trong khi chính phủ Singapore ra sức vận động người dân vui sống tuổi già và ra đi bên cạnh con cháu, làng xóm, thì thực tế nói trên là điều khiến nhiều người suy nghĩ.
Bác sĩ R. Akhileswaran, Chủ tịch Hội đồng chăm sóc bệnh nhân ngoại trú, cho rằng nguyên nhân của tình trạng trên có thể là vì sức khỏe của bệnh nhân có những diễn biến bất thường, buộc họ phải nhập viện để được điều trị những biến chứng, kể cả đối với những trường hợp "bác sĩ bó tay".
Tuy vậy, theo Lien Foundation, trong số những bệnh nhân "chết không toại nguyện", có rất nhiều người lẽ ra nên được chăm sóc, dùng thuốc giảm đau lẫn hỗ trợ tinh thần tại nhà khi bệnh đã vào giai đoạn cuối (gọi ngắn gọn là home palliative care - HPC), thay vì nằm bệnh viện hay vào trung tâm bệnh nhân ngoại trú (Hospice).
Thiếu thông tin
Theo báo Straits Times, đối với bệnh nhân giai đoạn cuối, chi phí nằm viện có thể lên đến 500 SGD/ngày (8,5 triệu đồng/ngày), còn chi phí ở Hospice là 300 SGD/ngày, trong khi HPC là hoàn toàn miễn phí.
Sở dĩ HPC miễn phí là do chính phủ Singapore khuyến khích những bệnh nhân giai đoạn cuối về nhà nghỉ dưỡng cho đến khi qua đời để giảm bớt tình trạng quá tải ở các bệnh viện công.
Tuy vậy, nhiều người Singapore không nắm được thông tin nên lo sợ rằng việc các cơ sở y tế cử người đến tận nhà chăm sóc bệnh nhân sẽ rất đắt đỏ.
Trên thực tế, theo Trung tâm bệnh nhân ngoại trú HCA Hospice Care, để chăm sóc một bệnh nhân tại nhà trong vòng 1 năm, cơ sở này chỉ chi khoảng 1.500 SGD.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, do quy mô gia đình ngày nay bị thu hẹp với số người ít ỏi, thân nhân cũng lo lắng bệnh nhân nằm nhà không được chăm sóc đầy đủ bởi người thân.
Tuy nhiên, theo bà Ann Lee, 37 tuổi, có chồng chết vì bệnh ung thư cách đây 3 năm, việc đội ngũ gồm bác sĩ, y tá và nhân viên hoạt động xã hội đến nhà chăm sóc chồng bà ít nhất mỗi tuần một lần vào giai đoạn cuối đã "tạo ra sự khác biệt".
"Chúng tôi thật sự biết ơn sự hỗ trợ y tế lẫn tinh thần mà họ đem lại. Điều đó giúp chồng tôi có những ngày tháng cuối đời thật sự chất lượng nhờ sự gần gũi với 2 đứa con thơ", bà Ann Lee nói.
Giám đốc Lien Foundation, ông Lee Poh Wah, nói: "Chúng ta cần phải thay đổi thực trạng nhiều người chết trong các cơ sở y tế một cách không cần thiết".
Theo ông này, cần có một điều phối viên có nhiệm vụ kết nối giữa bệnh viện với các cơ sở cung cấp dịch vụ HPC để sắp xếp cho bệnh nhân giai đoạn cuối sớm xuất viện và được chăm sóc tại nhà.
Theo TNO
Singapore cấm 'thảo dược' được nói là có lưu hành ở Việt Nam Singapore hôm 8.4 loan tin thảo dược Herbal Health Jointcare, được nói do Nhật bào chế và đã được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép, là không rõ nguồn gốc và chứa 5 hóa chất, gồm steroid. Herbal Health Jointcare được giới thiệu chỉ gồm các thành phần thảo dược, không có steroid và được sản xuất tại Nhật Bản - Ảnh:...