Tôi nợ nhà chồng cả tấm chân tình
Mẹ chồng tôi đứng yên cau mày nhìn tôi không nói gì một lúc lâu khiến tôi càng thêm sợ, tôi không dám ngẩng mặt lên nhìn bà. Nhưng bất ngờ mẹ chồng ngồi xuống cầm tay tôi vỗ vỗ…
Tôi xin kể câu chuyện này với tất cả lòng biết ơn với gia đình nhà chồng. Đặc biệt là mẹ chồng, người đã luôn thông cảm và yêu thương tôi như con ruột.
Gia đình tôi vốn không khá giả nên khi gả tôi đi, bố mẹ vừa mừng lại vừa lo. Mừng vì tôi đã tìm được hạnh phúc. Lo vì không có tôi, cả nhà sẽ mất đi một trụ cột kinh tế. Mẹ tôi ở nhà nội trợ từ nhiều năm nay, còn bố thì vừa về hưu. Lương hưu của bố tôi không đủ cho chi tiêu cả nhà, nhất là khi em trai kế của tôi vẫn chưa xin được việc và em trai út thì vẫn đang học đại học.
Bố mẹ tôi dạy con nghiêm khắc và là người rất tự trọng nên bố luôn dặn tôi phải sống sao để nhà chồng không coi thường. Từ ngày tôi đi lấy chồng, dù nhà có thiếu thốn, mẹ tôi không bao giờ gọi điện than phiền hay vay mượn tiền.
Dạo này tôi có thai nên ít về nhà nhưng vẫn hay gọi điện để hỏi thăm sức khoẻ mọi người. Bố tôi lúc nào cũng cười khà khà với câu trả lời đặc trưng “Bố tương đối khoẻ, con gái cứ yên tâm công tác ở nhà chồng”.
Có một đêm tôi đang ngủ thì em trai út nhắn tin “Sao chị không về thăm bố”. Tôi cứ nghĩ là nó trách tôi không về nhà chứ không nghĩ bố tôi đang bị bệnh. Tôi chưa bao giờ nghĩ bố mình đang ốm vì mỗi lần gọi điện, tôi cảm nhận được bố vẫn hoạt bát tràn trề sức sống lắm.
Em chồng tôi sắp kết hôn nên tôi lại càng bận và không về thăm nhà, gọi điện cũng ít hơn. Nhân dịp mẹ chồng nhờ tôi đi đưa tiền cọc đặt tiệc cưới ở nhà hàng, tôi tranh thủ ghé về nhà.
Tôi biết ơn và thấy mình không chỉ nợ nhà chồng tiền bạc mà còn nợ cả tấm chân tình. (Ảnh minh họa)
Không khí ở nhà không còn được như trước đây. Dường như có một nỗi buồn vô hình nào đó bao trùm lấy mọi người. Em trai út đang học bài ở phòng khách nhưng thấy tôi nó không chào vì dỗi. Tôi hỏi bố mẹ đâu, nó vẫn cúi gằm trả lời “chị vào phòng mà tự xem”.
Khi vào phòng, tôi thấy bố tôi đang ngủ, thờ khò khè như người ốm lúc sốt cao. Và mặc dù điện phòng không bật, chỉ có chút ánh sáng từ cửa sổ hắt vào tôi vẫn nhận ra bố tôi vàng vọt, màu vàng chỉ có ở những người bị bệnh gan.
Video đang HOT
Tôi đau thắt ruột, nước mắt tự trào, tay phải bấu vào lề cửa vì không thể đứng vững. Chỉ có một nguyên nhân khiến bố tôi nằm đây mà không vào viện. Đó là vì không có tiền. Tôi biết cho dù bố tôi có bảo hiểm thì chi phí đóng thêm vào cũng rất nhiều. Và cũng chỉ có một nguyên nhân khiến bố mẹ tôi phải giấu. Họ sợ tôi lo lắng. Họ sợ trở thành gánh nặng của tôi.
Mẹ nói có đưa bố đi khám rồi nhưng tiền điều trị, tiền thuốc cao nên nằm được mấy hôm lại về. Bố nói còn được ít tiền để dành xin việc cho em trai tôi. Bố cũng không muốn làm phiền tôi vì biết tôi không có tiền.
Nghe đến tiền, tôi bất giác sờ tay vào túi xách có 10 triệu mà mẹ chồng nhờ đi đặt cọc cho nhà hàng. Đúng là tôi không có tiền nhưng nhìn bố như thế, tôi đâu thể làm ngơ. Đó là bố tôi cơ mà.
Nhưng tôi có thể dùng tiền này được không? Tôi sẽ phải nói sao với nhà chồng? Họ sẽ đánh chửi tôi rồi xem thường cả nhà tôi? Nếu như thế bố mẹ tôi sẽ càng thêm đau lòng.
Tôi lưỡng lự và lo lắng. Nếu tôi cứ thế đi về thì tôi là đứa con bất hiếu. Nhưng nếu đưa cho mẹ thì biết ăn nói làm sao với nhà chồng? Tôi nhắm mắt hít một hơi thật sâu rồi rút tiền xấp tiền ra đưa cho mẹ tôi “Sao mẹ không nói sớm, vừa hay con cũng mang sang 10 triệu biếu bố mẹ, đó là tiền riêng của con”. Mẹ tôi ngỡ ngàng và sau đó nước mắt dâng tràn vì vui. Em trai tôi nãy giờ đứng nghe lỏm liền chạy vào ôm chầm “hoan hô chị”. Tôi vừa cười vừa khóc.
Tôi trở về nhà chồng trong tâm trạng hoang mang lo sợ của một người sắp ra đoạn đầu đài. Tôi đã nghĩ đến cách sẽ lén lấy khoản tiền tiết kiệm của hai vợ chồng để đi trả tiền cọc nhà hàng. Nhưng đó chỉ là cách tạm thời, chồng tôi sẽ sớm phát hiện rồi có khi mọi chuyện lại tệ hơn. Tôi sợ nhất là nhà chồng sẽ nghĩ bố mẹ tôi xúi tôi ăn cắp tiền mang về cho họ.
Suy nghĩ miên man, tôi về đến nhà và đứng trước mặt mẹ chồng lúc nào không hay. Mẹ chồng hỏi “Đặt cọc thế nào rồi con” đến 2, 3 lần mà tôi không hề nghe thấy. Tôi lắp bắp định mở miệng nói dối nhưng lại run lẩy bẩy và cứ thế ngồi sụp xuống mà khóc.
Tôi khóc nức nở như một đứa trẻ và bằng thứ ngôn ngữ chắp vá của một người đang sợ hãi, tôi nói với mẹ chồng là tôi đã mang số tiền đó về cho bố mẹ tôi.
Tôi hạnh phúc và tự hào vì đã là con dâu của bố mẹ chồng tôi. (Ảnh minh họa)
Mẹ chồng tôi đứng yên cau mày nhìn tôi không nói gì một lúc lâu khiến tôi càng thêm sợ, tôi không dám ngẩng mặt lên nhìn bà. Nhưng bất ngờ mẹ chồng ngồi xuống cầm tay tôi vỗ vỗ “Làm thế là đúng rồi, như vậy mới là con dâu của mẹ, con làm đúng rồi, đừng khóc nữa”. Mẹ chồng càng vỗ về thì tôi càng khóc lớn. Khóc vì quá hạnh phúc và xúc động.
Bố tôi được đưa trở lại bệnh viện. Mẹ chồng còn đưa cho tôi thêm 10 triệu và nháy mắt “Mẹ cho con vay” và dặn đừng nói gì với nhà tôi kẻo bố mẹ tôi tự ái. Lại thêm một lần nữa tôi không thể kìm được nước mắt vì tấm lòng của mẹ chồng. Tôi còn nhận thêm được sự an ủi khích lệ của bố chồng và chồng. Ai cũng vui mừng vì bố tôi được đưa vào bệnh viện kịp thời.
Tôi biết ơn và thấy mình không chỉ nợ nhà chồng tiền bạc mà còn nợ cả tấm chân tình. Tôi hạnh phúc và tự hào vì đã là con dâu của bố mẹ chồng tôi. Nhà chồng không phải lúc nào cũng đáng sợ như mọi người định kiến. Tôi là người quá may mắn phải không?
Theo Blogtamsu
Sai lầm tài chính dễ mắc của các ông chồng
Nhiều ông chồng cứ nghĩ đưa hết tiền bạc cho vợ, gành vác hết trách nhiệm tài chính... thì gia đình sẽ êm ấm. Nhưng thực tế không phải như vậy. Dưới đây là những sai lầm về tài chính khiến các quý ông nhiều khi "khóc dở mếu dở".
ảnh minh họa
Đưa cho vợ quản lý hết tiền bạc là sai lầm
Dù biết trong gia đình, người vợ là tay hòm chìa khóa và nguồn lực tài chính "quy về một môi" mới đủ mạnh" đó đó đưa tiền bạc cho vợ quản lý là không sai nhưng nếu bạn làm được bao nhiêu cứ đưa hết cho vợ lại chính là sai lầm tài chính thường gặp của rất nhiều ông chồng trẻ đấy nhé. Hàng tháng, tiền lương, tiền công tác phí, tiền thưởng,... bạn gom góp hết rồi "nộp đủ" cho vợ, tiếp đó, vợ bạn sẽ "phát" tiền lại cho bạn theo những hạng mục nhất định nào là tiền ăn, tiền xăng xe,... đối với những người vợ hiểu tâm lý và nhu cầu chi tiêu của chồng thì không sao nhưng đã rất nhiều ông chồng lâm vào tình trạng không nói thành lời khi cần chi tiêu những việc nhất định ngoài những "hạng mục" được vợ cho phép và cấp phát tiền đầy đủ thì không biết "xoay" đâu ra, đó là chưa kể cái cảm giác hỏi lấy thêm tiền vợ cũng rất khó chịu. Và thực tế đã có không ít các cặp vợ chồng thường xuyên cãi nhau, mâu thuẫn về vấn đề này rồi đấy.
Chính vì vậy, tốt nhất bạn vẫn nên để vợ quản lý tiền nhưng hai vợ chồng hãy thẳng thắn với nhau về những khoản chi bạn cần phải sử dụng trong tháng, những khoản chi dự phòng cần thiết, riêng tư ... vì nhất định ai cũng có những vấn đề "không thể nói nên lời". Với cách này, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn với những khoản chi hàng tháng của mình (tất nhiên là phải trong những giới hạn cho phép), không bao giờ phải khó xử khi rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan", đồng thời đây cũng là cách hay ngay từ đầu giúp vợ chồng bạn tạo nên được thói quen thẳng thắn, tôn trọng tự do của đối phương nữa đấy.
Tốt nhất bạn vẫn nên để vợ quản lý tiền nhưng hai vợ chồng hãy thẳng thắn với nhau về những khoản chi bạn cần phải sử dụng trong tháng, những khoản chi dự phòng cần thiết, riêng tư ... vì nhất định ai cũng có những vấn đề "không thể nói nên lời" mà.
Gánh vác hết trách nhiệm tài chính trong gia đình
Với vai trò là người đàn ông, là trụ cột trong gia đình, nhiều ông chồng trẻ ngay từ đầu đã muốn gánh vác hết trách nhiệm tài chính của gia đình để vợ mình được thoải mái, không phải suy nghĩ, tất nhiên hầu hết họ đều là những người làm ra tiền, có thu nhập ổn định. Tuy nhiên đây lại là sai lầm tài chính khá cơ bản đấy nhé, cuộc sống của cặp vợ chồng trẻ những ngày đầu còn khá đơn giản nhưng càng về sau lại càng phức tạp với biết bao trách nhiệm, với rất nhiều khoản phải chi tiêu từ chính nhu cầu cuộc sống của gia đình mình, con cái, họ hàng nội ngoại,... nếu bạn cứ phải gánh vác hết trách nhiệm tài chính trong gia đình lâu dần sẽ trở thành gánh nặng, áp lực và bạn rất mệt mỏi, không những thế, đôi khi bạn cảm thấy đơn độc vì không được vợ chia sẻ nữa đấy, đó là chưa kể đến có nhiều cô vợ quá vô tư, không hề suy nghĩ đến việc chồng mình kiếm tiền vất vả thế nào và cứ tiêu xài thoải mái thì chính việc làm, thói quen này lại là nguyên nhân gây rạn nứt hạnh phúc trong gia đình khi hai vợ chồng không có được tiếng nói chung.
Do đó, cho dù bạn là người thành đạt, biết cách kiếm tiền, thậm chí hàng tháng bạn kiếm được rất nhiều tiền nhưng hãy để cả 2 vợ chồng cùng chia sẻ, cùng gánh vác trách nhiệm tài chính trong gia đình, hãy cùng nhau bàn bạc những vấn đề tài chính lớn, hãy cùng nhau phấn đấu cho những mục tiêu tài chính ngắn hạn, dài hạn,... có như thế tình cảm hai vợ chồng bạn mới được vun đắp, gắn kết lâu dài và tránh được những áp lực tâm lý hay những mâu thuẫn nảy sinh không cần thiết nhé.
Nếu bạn không thẳng thắn thỏa thuận với vợ về cách thức quản lý tiền bạc trong gia đình, về những khoản chi cố định, những khoản chi phát sinh hàng tháng, về những khoản nợ sau đám cưới hay thậm chí là những khoản nợ, những số dư trước đám cưới của mỗi người,... thì nhất định không bào giờ vợ chồng bạn có được tiếng nói chung về vấn đề tài chính và những vấn đề khác nữa.
Không thỏa thuận về tài chính với vợ là sai lầm
Có thể bạn không biết nhưng bước vào đời sống hôn nhân vợ chồng, ngay từ những ngày đầu còn chập chững làm quen nếu hai bạn không có sự thẳng thăng, trao đổi rõ ràng với nhau về vấn đề tài chính thì nó sẽ trở thành nguyên nhân gây nên những mâu thuẫn, căng thẳng vợ chồng làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình đấy nhé. Và đây cũng là sai lầm tài chính thường gặp của rất nhiều ông chồng trẻ vì họ sợ điều này làm ảnh hưởng đến hình ảnh của họ lúc yêu, họ sợ những vấn đề tài chính làm giảm bớt sự lãng mạn của hai vợ chồng. Tuy nhiên nếu bạn không thẳng thắn thỏa thuận với vợ về cách thức quản lý tiền bạc trong gia đình, về những khoản chi cố định, những khoản chi phát sinh hàng tháng, về những khoản nợ sau đám cưới hay thậm chí là những khoản nợ, những số dư trước đám cưới của mỗi người,... thì nhất định không bào giờ vợ chồng bạn có được tiếng nói chung về vấn đề tài chính và những vấn đề khác nữa.
Chính vì vậy, ngay từ đầu, bạn hãy chủ động thẳng thắn, trao đổi, thỏa thuận với vợ những vấn đề này đồng thời hai vợ chồng cùng nhau đề ra những mục tiêu tài chính chung để cùng chia sẻ trách nhiệm, cùng cố gắng nhé. Chắc chắn sự hòa hợp, đồng lòng nhất trí về tài chính đóng một vai trò rất quan trọng giúp vợ chồng bạn nuôi dưỡng hạnh phúc lâu bền.
Thu nhập không tương xứng nhưng quá sòng phẳng
"Hai vợ chồng tôi đều là những người rất phóng khoáng và tiêu chí trong chi tiêu của chúng tôi rất rõ ràng: 1 = 1. Thu nhập của chúng tôi khác nhau nhưng vì nguyên tắc đã được định ra từ đầu khó mà phá vỡ. Tôi biết chồng mình có quỹ đen quỹ đỏ nhưng tôi thì lại chẳng có đồng nào để tích luỹ." Có lẽ người vợ trẻ nói những lời tâm sự trên không biết rằng, nếu cô cứ phải chịu đựng như thế thì sẽ ngày càng thấy mệt mỏi và xa cách chồng. Thực ra cách giải quyết vấn đề rất đơn giản: Mỗi người chỉ nên giữ lại cho mình một chút vốn riêng nho nhỏ, số còn lại hai vợ chồng cùng gom góp chi tiêu. Thỉnh thoảng mua cho mình và bạn đời một chút quà kỷ niệm cũng là một sáng kiến rất thông minh và đó mới chính là sự công bằng của hạnh phúc.
Theo DanViet
10 tư duy về giàu có của các tỉ phú nên tham khảo Suy nghĩ, kinh nghiệm của mỗi người tác động rất lớn đến khả năng tích lũy của cải của họ. 10 tư duy về sự giàu có phổ biến nhất của các tỉ phú dưới đây có thể gợi ý cho bạn nhiều điều về cách tiết kiệm, làm giàu, theo trang Life Hack. Các tỉ phú chia sẻ chung nhiều tư duy...