Tôi như cái máy in tiền cho nhà vợ
Tiền ăn của bố mẹ vợ hàng tháng do tôi trợ cấp. Tiền học của em vợ, tôi cũng chi. Thỉnh thoảng tôi còn phải trả các khoản thua lỗ nhỏ do anh vợ buôn bán ế ẩm.
ảnh minh họa
Tôi đang là cái “kho” để vợ bòn rút. Đồ gì tôi mang về nhà đều không cánh mà bay. Tiền bạc do tôi làm ra, vợ giữ cả rồi đem về phân chia cho nhà ngoại. Vợ cứ xem tôi như ngồi cơm không đáy.
Tôi làm nhân viên kế toán của một ngân hàng thương mại cổ phần ở Hà Nội còn vợ tôi bán hàng mỹ phẩm. Ngày chúng tôi cưới, họ hàng nhà vợ tới dự rất đông. Mọi người đều vỗ vai cháu rể bởi họ nghĩ tôi là kho tiền.
Thực tình tôi chỉ là nhân viên làm công ăn lương dù cho lương có nhỉnh hơn một số ngành nghề khác. Vì hai vợ chồng đều đi làm, lương khá nên cuộc sống của chúng tôi cũng dễ thở hơn. Song, tôi chẳng phải là đại gia và có cuộc sống như bao nhiêu người khác. Oải thay, họ hàng nhà vợ tôi không nghĩ vậy. Họ coi tôi là kho ngân quỹ để tới rút tiền khi túng thiếu.
Một lần đang sắp giờ tan tầm, tôi nghe chuông điện thoại của vợ gọi. Vợ bảo tôi: “Anh chuyển 10 triệu vào số tài khoản này giúp anh trai em nhé. Chốc nữa anh ấy sẽ mang tiền qua chỗ làm trả anh”. Tôi nấn ná không muốn thực hiện giao dịch vì sai nguyên tắc. Vợ tôi cứ liên hồi thúc giục. Tôi đành miễn cưỡng làm theo.
Đợi mãi, hết 5 giờ, 6 giờ, đến 7 giờ tối vẫn không thấy bóng anh vợ đem tiền đến trả. Chị trưởng phòng tôi bắt phải nộp tiền vào quỹ để đóng giao dịch. Tôi tá hỏa liên lạc với vợ. Vợ tôi tỉnh bơ: “Có chục triệu bạc mà anh làm như to lắm. Chắc bác ấy bận việc nên chưa qua kịp. Anh ấy sẽ trả anh sau”.
Video đang HOT
Cuối cùng, tôi phải gọi điện vay tiền em gái để bù vào tiền vừa gửi. Tôi nuốt nghẹn chờ đợi. Cả năm trời sau, dù tôi giục và đòi gián tiếp nhiều lần mà anh vợ vẫn không trả tiền.
Tiền lương hàng tháng của tôi do vợ giữ. Tôi chỉ được cầm một khoản nhỏ chi tiêu vặt. Những ngày lễ Tết, vợ tôi thường tặng nhà ngoại quà cáp và tiền mặt hậu hĩnh. Còn bố mẹ chồng thì cô ấy chỉ mua vài cân hoa quả gửi về.
Tôi tỏ thái độ không đồng tình với cách cư xử “nhất bên trọng, nhất bên kinh” của vợ. Cô ấy xị mặt khóc lóc: “Anh chỉ biết thương ông bà nội thôi. Bố mẹ tiền tiêu không hết cần gì đến quà của chúng mình. Nhà ông bà ngoại thì còn dì út ăn học nên cho thêm một chút”.
Thực tình, 8 năm là vợ chồng, cô ấy luôn tìm cách mang mọi thứ về nhà ngoại. Nhiều chiếc áo sơ mi tôi mới mặc được hơn một tháng, em cũng đem áo đó về cho anh trai dùng. Câu cửa miệng biện minh của em mỗi khi mang đồ của chồng cho người nhà bên ngoại là: “Đồ xịn mà cũ cũng giống hàng fake lắm”.
Chiếc máy giặt mua hơn chục triệu mới dùng được nửa năm, vợ tôi cũng bất ngờ mang về nhà ngoại vì “em thương bố mẹ già mà phải giặt tay”. Chiếc bình nước nóng do bố mẹ tôi tặng ngày cưới, em cũng mang về cho bố mẹ đẻ. Em gái tôi vừa nói đùa vừa nói thật: “Cái gì mà không dính vào người anh y rằng chị dâu vác về nhà ngoại hết”. Tôi cười trừ chẳng nói được lời nào.
Tiền ăn của bố mẹ vợ hàng tháng do tôi trợ cấp. Tiền học đại học của em vợ, tôi cũng chi. Thậm chí, thỉnh thoảng tôi còn phải trả các khoản thua lỗ nhỏ do anh vợ buôn bán ế ẩm. Tôi như cái máy in ra tiền chu cấp cho mọi khoản trong gia đình nhà vợ.
Tệ hơn, thu nhập của tôi còn phải gánh vác thêm cho cả họ hàng nhà vợ. Lúc thì ông chú vợ chạy qua vay dăm ba triệu mà không nói ngày trả. Lúc lại bà dì xin tiền để nuôi con ăn học. Vợ tôi cứ thản nhiên đưa tiền cho họ hàng vay mượn mà chẳng bao giờ hỏi ý kiến tôi.
Nhiều lúc chưa đến tháng lấy lương, tôi còn phải vay nóng của đồng nghiệp để đưa cho vợ mang về nhà ngoại. Tôi ngại mặt lắm nhưng nếu không gửi về, vợ lại chì chiết tôi ích kỷ, so đo.
Nhiều lúc cô ấy còn nói bóng gió: “Anh không lo nổi vài khoản lặt vặt cho nhà ngoại thì để em đi kiếm việc hay kiếm đại gia bao”. Tôi biết, cô ấy sẽ làm thật. Bởi vì tuy có 2 con nhưng vợ tôi vẫn sắc nước hương trời. Nhiều người đàn ông vẫn đeo đuổi theo cô ấy. Tôi thương con còn nhỏ nên đành nhẫn nhịn nhìn vợ vác của về nhà ngoại.
Tôi kể ra chuyện gia đình mình nhiều người sẽ nghĩ tôi xấu tính, nhỏ nhen với gia đình bố mẹ vợ, nhưng thực sự tôi rất ức chế. Hiện, vợ chồng tôi vẫn ở trong căn nhà mái bằng đang xuống cấp. Đồ đạc trong nhà rất ít và không có nhiều tiện nghi hiện đại. Tôi muốn dành dụm tiền để xây một ngôi nhà mới khang trang vì 2 con tôi cũng đã lớn.
Với lại, tôi đi làm để lo cho cuộc sống của vợ con chứ không phải cho vợ đem mọi thứ về nhà ngoại. Tôi nên làm gì trong hoàn cảnh này?
Theo VNE
Gái ế 29 tuổi: Lấy đại cho có tấm chồng
5 năm kể từ sau khi chia tay mối tình gắn bó suốt thời sinh viên, Tuyết gần như quên mất sự tồn tại của khái niệm tình yêu, thế rồi đùng một cái, Tuyết tuyên bố lấy chồng với một thái độ dửng dưng chưa từng thấy.
Sau bao lần hẹn hò, tôi cũng gặp được Tuyết - một người hoạt ngôn, xinh xắn, năng động và rất cá tính. Tuy nhiên, khi nhắc đến chuyện kết hôn sắp tới, sự bất cần, và "ý nghĩ thoáng" của cô gái 29 tuổi này bỗng khiến người viết phải giật mình.
Sau sự đổ vỡ của mối tình đầu tiên, Tuyết trở nên bất cần hơn.
Tuyết (quê Hải Phòng) hiện đang là nhân viên kinh doanh cho một công ty chuyên về ngành may mặc ở Hà Nội. Cách đây 5 năm, cả KTX nơi cô ở, không ai là không biết đến mối tình tuyệt đẹp của cô với chàng sinh viên trên cô 1 khóa.
Thế nhưng, cũng chính vì yêu nhiều, hứa hẹn nhiều nên khi bị người yêu phản bội, nỗi đau trong cô càng lớn khiến từ đó cho đến nay, dù đã 29 tuổi nhưng bạn bè không ai thấy cô yêu thêm một người đàn ông nào khác. Với cô, dường như cả thế giới, không còn một người đàn ông nào tốt, không còn một người đàn ông nào thật lòng. Tất cả chỉ là "một lũ đểu giả". Và hôn nhân chỉ là sự trói buộc của hai người... Vì thế, Tuyết không muốn lấy chồng.
Tin này đến tai bố mẹ Tuyết, cả gia đình lo lắng không yên. Họ ra sức "đốc thúc" Tuyết lấy chồng. Đến nỗi, Tuyết cảm thấy thấy sợ mỗi khi về quê. Bởi mỗi lần về quê là mỗi lần Tuyết muốn nổ tung đầu. Đằng này ba dò hỏi "Có thằng nào chưa? Năm nay có xong không?", đằng kia mẹ nói: "Có con lớn trong nhà như quả bom nổ chậm mà nổ được thì mừng chứ nó không nổ thì ê mặt gia đình". Còn 2 anh trai thì hùa vào trêu Tuyết là "bà cô", rồi thắc mắc, "Trông thì có đến nỗi nào mà sao lại không có đứa nào nó nhòm ngó?"...
"Tóm lại là, mỗi người một câu làm mình cảm thấy chán nản và áp lực vô cùng. Đã vậy, cứ mỗi lần thấy bạn bè vào chơi là y như rằng bố mẹ mình xúm vào hỏi xem đó có phải người yêu của mình không, rồi bao giờ cưới? Khiến mình nhiều lúc ức quá không chịu được cũng phải gắt lên và nói thẳng với bố mẹ rằng: "Đàn ông bây giờ, làm gì còn thằng nào tử tế mà lấy? Còn nếu bố mẹ thích thì con lấy cho bố mẹ một thằng rể là được chứ gì..." - Tuyết nói. Thế là từ đấy, bố mẹ Tuyết ở nhà càng sôi sục cho đến khi Tuyết quyết định lấy chồng.
Nhắc đến đám cưới chỉ còn 20 ngày nữa là diễn ra, Tuyết không hào hứng như bao cô gái khác mà chỉ thở dài: "Một lần, nghe mẹ gọi điện về quê có việc gấp, mình tức tốc về ngay, tưởng có chuyện gì to tát lắm, ai ngờ là chuyện xem mặt vớ vẩn. Tay đó tên Hoàn, hơn mình 10 tuổi, đi nước ngoài về được mấy năm rồi, gia đình cơ bản. Hiện tại, hắn ta có nhà cửa và công việc khá ổn định ở Hà Nội, lại đang muốn lấy vợ. Mình thì cũng đang "ế", nên thôi thì "có cung có cầu", mình cũng gật đầu đồng ý cho xong chuyện một tấm chồng.
Không ngờ, tin mình lấy chồng lại khiến bạn bè ngỡ ngàng và lo lắng cho mình đến thế. Ai cũng gọi hỏi, rồi đưa ra lời khuyên cho mình nhưng mình chỉ biết cười vì: Bố mẹ thì thích có thằng con rể, anh chị cũng thích tống "bà cô" này đi rồi, các bạn cũng thích tôi kiếm người "trao thân gửi phận thì chả lấy đi còn để đến bao giờ".
"Nếu có mình tôi, tôi chả cần lấy. Ở một mình cho khỏe chứ cái lũ đàn ông đa phần là hèn nhát, chỉ ham dục vọng và địa vị, sẵn sàng từ bỏ người yêu khi có bất cứ trở ngại nào thì lấy ai mà chẳng như nhau. Nên thôi thì... việc phải lấy cứ lấy, kiếm đứa con. Hợp thì chung sống đầu bạc răng long, còn không thì đường ai lấy đi, giải thoát cho nhau. Mình hoàn toàn thoải mái trong chuyện này" - Tuyết nói.
Có lẽ vì suy nghĩ như vậy cho nên, người ta mới thấy hiếm có một cô dâu nào như Tuyết, bởi chỉ còn vài ngày nữa là cưới mà cô vẫn "hồn nhiên" như không có chuyện gì xảy ra. Việc trọng đại của cuộc đời mà cô "bình chân như vại", phó mặc cho gia đình muốn làm gì thì làm.
Theo VNE
Tôi không thèm giữ trinh và cũng chẳng cần làm gái trinh tiết Tôi không thèm giữ trinh và từ chối làm gái trinh. Và tôi sẽ luôn sống một cách kiêu hãnh, ngẩng cao đầu thế này. 2 tháng trước, tôi đang quen một chàng đang trong giai đoạn tìm hiểu. Tình cờ một lần nghe chàng khuyên thằng bạn chí cốt của mình rằng: "Yêu loại con gái mất trinh đó để đổ vỏ...