Tôi nhìn thấy diễn viên Minh Cúc cầm xẻng đuổi đánh người, gã đàn ông run lẩy bẩy!
“Nghe tiếng kêu thất thanh, chúng tôi quay lại nhìn thì thấy một gã đàn ông nhỏ thó vừa chạy vừa kêu cứu. Đằng sau anh ta, diễn viên Minh Cúc đang cầm xẻng đuổi theo”, Hoàng Du Ka kể.
“Tôi suýt bỏ học vì được các thầy cô quan tâm đặc biệt”
Hoàng Du Ka là diễn viên của Nhà hát Tuổi trẻ. Anh được khán giả đặc biệt chú ý qua vai diễn Quất trong phim Cô gái nhà người ta. Trưởng thành từ trường Cao đẳng Nghệ thuật, Hoàng Du Ka cho hay thời sinh viên của anh có rất nhiều kỷ niệm đẹp:
“Kết thúc 12 năm học phổ thông, tôi cũng như nhiều bạn cùng trang lứa khác băn khoăn về hướng đi tương lai của mình. Tôi vẫn nhớ mãi khi về nhà với dòng suy nghĩ chả biết mình sẽ chọn ngành gì để đăng ký thi đây?
Trước những băn khoăn của tôi, bố tôi chẳng thèm nhìn tôi mà “ra chỉ thị: “Chơi đi, vài tháng nữa chuẩn bị thi vào Cao Đẳng Nghệ Thuật Hà Nội lớp diễn viên Sân Khấu và Điện Ảnh. Bố đăng ký gửi hồ sơ hết rồi!”
Hoàng Du Ka sinh ra trong gia đình có 3 thế hệ làm nghệ thuật.
Lúc này tôi mới chợt nhận ra mình sinh ra trong gia đình có tới 3 thế hệ làm nghệ thuật cơ mà! Vậy là tôi vui vẻ nghe theo sự sắp xếp của bố thi và đậu vào lớp diễn viên.
Những ngày đầu vào trường, tôi hào hứng lắm! Nghĩ mình đã trở thành diễn viên đến nơi rồi, lại còn được gặp những thần tượng từ thời bé như: NSUT Trần Đức (thầy giáo chủ nhiệm và là trưởng khoa SK&ĐA của trường), NSND Anh Tú, NSND Hoàng Dũng.
Có ông nội, bố và anh trai của anh đều là đạo diễn, còn bà nội anh là diễn viên cải lương nên Hoàng Du Ka được các thầy cô trong trường coi như “con nhà nòi”. Nhưng cũng vì thế mà những năm đầu nhập học, anh suýt bỏ học vì “được quan tâm quá”.
“Đặc biệt ở chỗ ai gặp tôi cũng hỏi thăm sức khoẻ gia đình bố mẹ anh em thế nào? Ban đầu tôi hãnh diện lắm, nhưng sau này mới nhận ra rằng càng quen càng bị các thầy các cô rèn cho đau, bị để ý còn kỹ hơn các bạn khác, nhiều khi ức mà không thể nói gì!
Tôi từng chống đối, muốn trốn, muốn bỏ học vì nó khác xa với những gì mình tưởng tượng. Nhưng nghĩ nếu bỏ học, thì chẳng biết làm gì nên tôi cứ tiếp tục học”.
“Tôi từng chống đối, muốn trốn, muốn bỏ học vì nó khác xa với những gì mình tưởng tượng”.
“Tôi từng nhìn thấy Minh Cúc cầm xẻng đuổi đánh người”
Sau 2 năm đầu, những bỡ ngỡ cũng dần qua đi, Hoàng Du Ka bắt đầu có những người bạn rất đặc biệt trong trường. Một trong số những người bạn học để lại ấn tượng cho anh chính là diễn viên Minh Cúc (vai Xinh trong Về nhà đi con):
“Sang năm học thứ 2, chúng tôi có 3 tuần học quân sự. Tuần đầu tiên, tôi đòi bỏ về bằng được vì lần đầu tiên chúng tôi phải ngủ sớm, dậy sớm và sinh hoạt, rèn luyện theo tác phong quân đội. Chúng tôi làm đủ trò để chống đối như lấy bánh mỳ kê làm gối để ăn vặt, tự nấu mỳ ăn trong phòng… Nhưng bao nhiêu lần chống đối, bày trò là bấy nhiêu lần bị phạt.
Video đang HOT
Tuần thứ 2, chúng tôi dần làm quen với kỷ luật của khóa học nên mọi việc suôn sẻ hơn. Học khoá học tháo súng, tôi có thành tích tháo nhanh nhất trung đoàn, nhưng lại không thể lắp lại được.
“Bao nhiêu lần chống đối, bày trò là bấy nhiêu lần bị phạt”.
Sang tuần thứ 3, tôi được chứng kiến một kỷ niệm có thể gọi là đáng sợ, bàng hoàng về người bạn học khóa trên: chị Minh Cúc. Ngày ấy, trong trường mọi người gọi chị ấy là Cúc Đại Đóa. Và lần đầu tiên mà tôi gặp chị ấy, khung cảnh diễn ra rất đặc biệt”.
Theo lời Hoàng Du Ka, diễn viên Minh Cúc được xem như “chị đại” khi còn học trong trường. Với hình thể cao lớn, tính khí nóng nảy, sẵn sàng “đụng chân tay” nếu gặp chuyện bất bình, Minh Cúc khiến nhiều bạn học trong trường phải kiêng nể:
“Chiều hôm đó, cả khu quân sự đang vui vẻ cười nói, hào hứng chờ tới giờ ăn tối thì cả trung đội nghe tiếng hét thất thanh. Mọi người nhìn nhau hốt hoảng và lần theo âm thanh đó xem có chuyện gì xảy ra.
Chưa kịp định thần thì chúng tôi thấy một cảnh tượng không biết nên gọi là bi kịch hay hài kịch: Gã đàn ông nhỏ thó, dáng người lam lũ, mặc áo thợ xây đang ôm đầu chạy chối chết, vừa chạy vừa kêu cứu.
Đằng sau gã, người con gái cao tầm 1m75, rất đô con đang đuổi theo, tay lăm lăm cái xẻng sẵn sàng “hạ thủ”. Gương mặt cô gái ấy đỏ bừng đầy giận giữ, miệng thì liên tục chửi bới, dọa “đập chết” kẻ đang chạy trước mặt.
Diễn viên Minh Cúc.
Rất may mắn là các thầy quản lý kịp lao tới can ngăn. Phải cần tới 4 người đàn ông cao to mới ghìm lại được người phụ nữ kia. Sau khi được các thầy và mọi người can ngăn, Minh Cúc vứt cái xẻng xuống đất, nhìn gã thợ xây một cách đầy đe dọa: Lần sau nhìn thấy tao thì trốn ngay đi, không thì đừng trách!”
Nói rồi chị ta hùng hổ bỏ về, để lại đằng sau gã thợ xây tội nghiệp vẫn đang run rẩy và cả lũ chúng tôi mặt mũi ngơ ngác vì chưa kịp hoàn hồn. Hóa ra, mấy gã thợ xây đang làm gần chỗ chúng tôi học “giở chứng”, lẻn vào nhìn trộm các sinh viên nữ tắm. Vô phúc cho mấy gã, hôm đó lại chạm mặt Minh Cúc và bị chị ấy đuổi đánh.
“Từ đó, ba từ “Cúc Đại Đóa” luôn khiến tôi vừa ấn tượng vừa có chút kiêng nể”.
Khi không khí bình yên trở lại với cả trung đội, tôi nghe các bạn kháo nhau: “Cúc Đại Đóa đấy, học trên mình một khóa nhưng năm ngoái bỏ ngang kỳ học quân sự, năm nay phải học bù. Nhìn thấy bà ý nhớ phải chào không là ăn vả”.
Từ đó, ba từ “Cúc Đại Đóa” luôn khiến tôi vừa ấn tượng vừa có chút kiêng nể. Kỷ niệm đó theo tôi mãi cho tới sau này, khi chúng tôi cùng trở thành đồng nghiệp ở Nhà hát Tuổi trẻ. Bây giờ, tôi không còn sợ Cúc Đại Đóa như hồi sinh viên nữa, cũng chưa từng thấy chị ấy đánh người thêm lần nào”.
Minh Cúc nói về con bại não: 'Nếu biết mẹ sắp đi công tác về, con luôn thức cả đêm để chờ'
Bước vội vào phòng hóa trang, Minh Cúc trải vội tấm chăn mỏng được gập làm tư lên mặt bàn trang điểm, vo tạm chiếc áo khoác mỏng làm gối, chị nhẹ nhàng đặt cô con gái nhỏ xuống rồi mở khay đồ trang điểm, thoăn thoắt tô, vẽ khuôn mặt thành nhân vật mà mình sẽ thể hiện trong vở diễn được bắt đầu sau đó 20 phút.
Bước ra khỏi chiếc taxi, Minh Cúc một tay bế cô con gái nhỏ tên Tú Minh, một tay xốc lại chiếc túi xách nặng rồi tất tả bước vào sảnh nhà hát Tuổi trẻ bởi tối nay chị có vở diễn phục vụ các em nhỏ nhân dịp tết Thiếu nhi - 1/6.
Rảo bước nhanh vào phòng hóa trang, nữ diễn viên trải vội tấm chăn mỏng được gập làm tư mà cô tạp vụ nhà hát đưa cho lên mặt bàn trang điểm, vo tạm chiếc áo khoác mỏng làm gối, chị nhẹ nhàng đặt con gái xuống rồi dỗ dành "Mẹ hư này, hôm nay quên không mang chăn cho em". Vừa nói chị vừa mở khay đồ trang điểm rồi thoăn thoắt tô, vẽ khuôn mặt thành nhân vật cô chuột sẽ xuất hiện trong vở diễn được bắt đầu sau đó 20 phút.
Cứ chốc chốc, chị lại quay sang mắng yêu con gái nhỏ đang nằm ê a trên mặt bàn là không được gồng rồi dùng bút vẽ lên mặt con và trêu cô chuột của mẹ xinh quá. Tú Minh lúc này cũng híp mắt cười tươi tỏ ý thích thú khiến mọi người xung quanh hồ hởi theo.
"Tủi thân con mỗi dịp Tết Thiếu nhi"
Còn hơn 10 phút vở diễn mới bắt đầu, Minh Cúc ôm con gái lên phía cánh gà để bé xem mọi người biểu diễn. Ngồi tạm xuống nền, chị kể: "Con tên Tú Minh, năm nay 10 tuổi, tính ra cũng phải học lớp 5 rồi đấy cô ạ. Bệnh bại não sẽ tùy vào thể trạng, có con bị nhẹ, có con bị nặng hoặc suy nghĩ không được minh mẫn. Như con bé này là thuộc thể co cứng nhất là với khớp chân, tay và hàm của con. Do đó tôi rèn cho Tú Minh cách giao tiếp với mọi người bằng việc để con tiếp xúc với bên ngoài rất nhiều".
Hỏi chị rằng có thường xuyên đưa con gái đến những nơi đông người và ồn ào như thế này không, chị đáp: "Không riêng gì dịp Tết Thiếu nhi mà cả Trung thu tôi cũng đưa con đến nhà hát cùng mình. Mấy năm trước khi con bé còn nhỏ và ông bà ngoại còn khỏe thì đều đi cùng để trông giúp tôi.
Nhưng vào những dịp này, mỗi khi nghe thấy tiếng trống múa lân hay tiếng nhạc to thì con rất sợ và khóc bởi thần kinh con yếu. Dù vậy, tôi cũng phải cho con tập quen dần với những điều ấy. Bởi nhiều lúc tôi đi diễn không có ai trông con mà cũng nghĩ tủi thân con bé vì 1/6 không được đi đâu trong khi lứa tuổi của con đáng được hưởng những điều đương nhiên như đi xem mẹ biểu diễn, hay vui chơi trong các ngày Lễ, Tết dành cho thiếu nhi thế này. Cho nên con bé có khóc tôi cũng phải đưa đi.
Thời gian đầu khi con chưa quen với mọi người, tôi khá vất vả khi cứ phải chạy ra chạy vào giữa sân khấu và cánh gà, thậm chí có lúc tôi bắt buộc phải để con bé khóc trong khi mình chạy ra diễn. Nhiều lúc tôi cho con nằm trong xe đẩy rồi để ở cánh gà, con bé nhìn thấy mọi người biểu diễn nó thích lắm mặc dù thỉnh thoảng vẫn có những tiếng động mạnh trong vở diễn làm con sợ. Trộm vía là sau một thời gian, các cô, chú trong nhà hát cũng chơi được với con và trông con giúp tôi".
"Nếu biết mẹ sắp đi công tác về, con luôn thức cả đêm để chờ"
Tâm sự về điều khiến một đứa trẻ như Tú Minh vui nhất, nữ diễn viên sinh năm 1986 trìu mến nhìn con gái và bảo: " Con bé vui nhất chắc chắn là khi ở bên cạnh tôi. Nhiều khi đi làm cũng sót ruột lắm, nếu đi công tác tôi không dám gọi Facetime về vì nếu con bé nhìn thấy mẹ thì chắc chắn nó sẽ khóc và quấy khiến người ở nhà trông rất vất vả.
Tôi thích trêu con bé lắm, cực kì thích cảm giác làm nó khóc rồi dỗ cho nó cười, đáng yêu lắm. Những lúc tôi tâm sự với con, nó hiểu hết đấy. Tôi cảm giác được nó thương mẹ như thế nào. Có những khi tôi đi làm về mệt hay gặp chuyện stress, mặc dù không nói ra nhưng con bé đều cảm nhận được; Hay có những hôm tôi ốm và chỉ nói một câu là "Con cho mẹ nằm ngủ 30 phút thôi" thế là con bé không quấy, chỉ nằm bên cạnh và nhìn mẹ ngủ. Hoặc lúc tôi trêu con không biết thương mẹ thế là nó mếu. Thương lắm.
Con bé rất nhạy cảm, nó thích được ôm ấp và lúc nào cũng chỉ đòi bế thôi, tuy nhiên tôi vẫn phải rèn cho con tính tự lập, khi không có mẹ ở nhà thì phải ngoan. Nhưng đúng là trẻ con, nó biết bắt nạt được ai là nó bắt nạt người ấy thôi, khi tôi không có nhà, ở với ông bà nó ngoan lắm vì biết là không làm nũng được.
Cho nên khi tôi đi làm có lúc phải trốn không cho con bé nhìn thấy, cũng không dám nói là sắp đi công tác xa vì nếu biết tôi sắp đi thì đêm hôm đó con sẽ không ngủ, thức cả đêm để hờn, để trằn trọc và thấp thỏm. Kể cả lúc sắp đi công tác về, tôi cũng không dám báo trước mà chỉ lẳng lặng về thôi bởi nếu biết mẹ sắp về là cả đêm con bé lại không ngủ, thức đến sáng để chờ mẹ về. Và đến bây giờ vẫn vậy, hàng ngày khi tôi đi làm, dù muộn mấy con cũng thức để chờ mẹ về mới chịu ngủ".
"Mẹ luôn cố gắng để con nhận được đầy đủ tình thương"
Nhẹ nhàng nắn bóp bàn tay bé nhỏ của con gái, nữ diễn viên "Về nhà đi con" bảo rằng ngày trước con gái chị cũng có mặc cảm, vì khi có người lạ nhìn vào là bé khóc vì nhận biết được ánh mắt của người ta đang suy nghĩ về mình là như thế nào.
"Có thể con bé biết người ta đang nghĩ nó là một đứa trẻ tật nguyệt và nó không thích ánh mắt đó. Nhưng tôi vẫn đưa con đi khắp nơi cùng mình, đi chơi, đi học rồi đi làm và đi diễn hay đi tập với suy nghĩ là con tiếp xúc với bên ngoài càng nhiều thì càng tốt. Có nhiều con bệnh khác nhau thì tôi không biết là phương thức của các mẹ khác như thế nào nhưng với Tú Minh nhà tôi thì là như vậy.
Chính vì tôi đưa con bé ra ngoài nhiều nên thành ra nó bỏ được cái mặc cảm chứ còn trước đây không ai động vào nó được đâu, động vào là nó sợ rồi rụt tay, co người lại không cho sờ. Bây giờ đến nhà hát, con bé rất thích nhìn mọi người chạy đi chạy lại qua gương, hóa trang, tập tành rồi tự à ơi nói chuyện trong gương.
Vào mỗi dịp sinh nhật, tôi vẫn luôn cho con cảm nhận được đủ tình cảm của ông bà mặc dù con không có nhiều bạn bè như những đứa trẻ khác. Có năm sinh nhật con, tôi tổ chức vẫn mời các bác bên nhà nội sang nhưng bây giờ tôi và bố con bé cũng ly hôn lâu rồi, thành ra là các bác bây giờ sẽ gửi quà sang cho cháu. Tôi vẫn cố gắng cho con thổi nến sinh nhật mỗi năm, quây quần bên các anh chị em trong nhà", chị kể.
"Con vẫn gặp bố hàng tuần"
Minh Cúc bảo hàng tuần chị vẫn gửi con sang nhà nội. Trong khi đó bà ngoại bây giờ sức khỏe không tốt trong khi các bác phải đi làm còn khi nào bà ngoại khỏe thì ông, bà vẫn trông cháu giúp chị và tối đến thì Tú Minh ở với hai bác vì mọi người đã quen với cách chăm sóc của Tú Minh rồi.
"Tú Minh vẫn thường xuyên gặp bố hàng tuần, khi sang nhà nội thì con vẫn ở với bố. Mối quan hệ giữa tôi và bố con bé hiện tại hoàn toàn tốt đẹp. Tôi nghĩ đơn giản thế này, những chuyện đã qua thì thôi, giữa chúng tôi vẫn còn một đứa con thì nên dành những cái tốt đẹp nhất cho con, dù không còn tình nhưng còn nghĩa.
Thời điểm để mà giận hờn, thù hằn nhau đã qua rồi, bây giờ chúng tôi vẫn liên lạc với nhau và nói chuyện rất bình thường, vui vẻ và không có gì gọi là khoảng cách. Bố Tú Minh cũng biết chuyện giữa tôi và bạn trai hiện tại (dancer Ngọc Thanh), anh hoàn toàn ủng hộ mối quan hệ này vì mỗi người đã có một cuộc sống riêng".
Hỏi đến chuyện mai sau giữa chị và bạn trai, Minh Cúc cười buồn bảo chị và bạn trai chưa dự tính đến chuyện kết hôn, mặc dù bạn trai chị đã từ lâu muốn có một gia đình vì đã anh đã gần 40. Nhưng anh cũng thấu hiểu và muốn cùng chị dành hết tình cảm hiện tại cho Tú Minh.
"Khi con còn ở bên tôi lúc nào thì khi ấy tôi phải dành hết tình cảm cho con"
Nhẹ nhàng vuốt lại mái tóc cho con gái, Minh Cúc ngậm ngùi: " Không nói trước được mọi chuyện sẽ ra sao nhưng tâm lý để chuẩn bị cho sự ra đi của con bé đối với tôi đã có ngay từ khi con sinh ra rồi. Tại vì bệnh của con là như vậy và tôi biết những gì sẽ đến với con vì tôi cũng phải tìm hiểu chứ. Nhưng khi con còn ở bên tôi đến lúc nào thì khi ấy tôi phải dành hết tình cảm cho con.
Tôi là người thực tế lắm, tôi luôn đối diện thẳng với vấn đề ngay cả việc đưa con đi chữa trị cũng thế, khi các bác sĩ nói không có khả năng thì tôi sẽ dừng ngay vì mình cứ cố mà biết trước không có kết quả gì thì sẽ khiến thể xác con bị đau, tinh thần con cũng bị ám ảnh hơn thôi".
Xúc động trước tâm sự của diễn viên Minh Cúc ngày con gái tròn 10 tuổi "Giây phút ánh mắt của mụ đăm đăm nhìn nến cháy luôn làm mẹ phải khóc", Minh Cúc tâm sự. Câu chuyện diễn viên Minh Cúc 10 năm nuôi con gái bị bại não không còn xa lạ với khán giả. Tuy nhiên, những dòng tâm sự của Minh Cúc dành cho con gái trong dịp sinh nhật 10 tuổi của cô bé...