Tôi nhận chu cấp của ba mẹ ruột, mẹ chồng phán một câu điếng người
Tôi kể với chồng thì anh bảo, có lẽ bà đang bực mình chuyện gì đó nên mới thế chứ không có ý gì. Nhưng rõ ràng, tôi biết, trong suy nghĩ của bà, những thứ ba mẹ tôi cho chẳng khác gì bố thí.
Ba mẹ tôi sinh được hai đứa con, chị gái lấy chồng ở xa còn tôi ở cách nhà khoảng 50km. Vì thế, cứ cuối tuần, tôi thường đưa các cháu về chơi với ông bà ngoại cho đỡ buồn. Vả lại, nhà chồng tôi đông anh em và đều ở gần nên ba mẹ chồng luôn có người bầu bạn.
Ba mẹ tôi luôn mua quà cho con gái
Gia đình tôi thuộc dạng khá giả, chị gái cũng lấy chồng giàu có nên hầu như mọi thứ ba mẹ luôn ưu ái cho tôi. Khi tôi sửa nhà, mua xe hơi, ông bà đều hỗ trợ một khoản kha khá.
Mỗi lần về chơi, mẹ thường cho rất nhiều thứ từ thức ăn, vật dụng, thậm chí cả tiền. Hai đứa con tôi đều thích về nhà bà ngoại vì được yêu chiều đủ thứ. Nhà chồng thì ngược lại, vì đông con nên thứ gì mẹ chồng cũng dè sẻn. Ông bà lại không có lương hưu nên mọi thứ đều phụ thuộc vào vợ chồng tôi.
Bởi thế, khi sống chung với ba mẹ chồng, tôi lo toàn bộ chi phí sinh hoạt. Nhờ sự giúp đỡ của ba mẹ ruột nên việc nuôi con đỡ vất vả vì gần như tiền sữa, quần áo của các cháu bà ngoại chu cấp hết.
Tôi cứ nghĩ, ba mẹ có cho con là chuyện bình thường. Đáng lẽ, ông bà nội phải vui vì nhà ngoại đỡ đần cho con cái. Chồng tôi cũng chẳng câu nệ gì chuyện đó. Có lần, ba mẹ tôi mua bàn ghế mới, liền cho luôn chúng tôi bộ bàn ghế gỗ quý gần 100 triệu.
Vợ chồng tôi rất mừng vì dự định sắm mà chưa đủ tiền. Nhưng khi chở về nhà, mẹ chồng tôi biết của nhà ngoại cho thì tỏ ra rất khó chịu. Bà nhất quyết không cho bỏ vào phòng khách mà bắt để ngoài sân. Tôi thấy điều đó rất vô lý.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Khi trở về từ nhà ngoại, bao giờ tôi đều mang rất nhiều thứ về. Vì họ biếu ông bà dùng không hết nên mang về, có khi cả tuần không phải đi chợ. Nhưng khi nấu ra, dọn lên mâm, bà nội không bao giờ đụng đũa, thậm chí bà làm một bát nước mắm ăn riêng.
Mọi chuyện cứ như thế cho đến hôm vừa rồi, vợ chồng tôi đưa con về ngoại chơi. Như thường lệ, bà ngoại hái rau, trái cây trong vườn, mua thịt heo sạch, đặt thêm gà vườn, trứng vịt, cá biển để chúng tôi mang về.
Khi về nhà, tôi đang soạn sửa đồ cho vào tủ lạnh còn các con đang xúng xính thử váy bà mua cho. Thấy mẹ chồng đi qua, tôi mời bà ăn ổi mới hái từ nhà ngoại thì mẹ chồng phán một câu xanh rờn: “ngon gì thứ ấy, chúng mày chẳng khác gì ăn mày cao cấp cả”. Tôi gần như lặng người.
Tôi kể với chồng thì anh bảo, có lẽ bà đang bực mình chuyện gì đó nên mới thế chứ không có ý gì. Nhưng rõ ràng, tôi biết, trong suy nghĩ của bà, những thứ ba mẹ tôi cho chẳng khác gì bố thí.
Ảnh minh họa
Từ hôm đó, tôi rất buồn. Chẳng lẽ ba mẹ có điều kiện vun vén cho con là sai ư?. Tôi chưa bao giờ tỏ thái độ ỷ lại hay xem thường nhà chồng, tại sao mẹ chồng lại suy nghĩ cực đoan như thế.
Theo Tinmoi24
Con đau ốm, tôi cần người đỡ đần, ba mẹ chồng lại dọn ra riêng
Tôi không thể bỏ việc công ty nên để con ở nhà cho ông bà trông. Nhưng khi con lên cơn, ông bà phải gọi vợ chồng tôi về vì không khống chế cháu được.
Vợ chồng tôi lấy nhau được 15 năm và có hai con đủ nếp đủ tẻ. Từ lúc mới cưới tôi đã sống chung với ba mẹ chồng. Cách đây 5 năm, chúng tôi đã đập bỏ căn nhà cấp bốn cũ kĩ của ông bà để xây ngôi nhà ba tầng khang trang. Nhờ làm ăn khấm khá, một năm sau, vợ chồng tôi mua luôn ô tô.
Ảnh minh họa
Hai con của tôi ngoan ngoãn, dễ thương. Đặc biệt con trai đầu thông minh, học giỏi, cháu liên tục đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi. Mọi người đều khen tôi có cuộc sống viên mãn, cái gì cũng có.
Dù sống chung với ba mẹ chồng nhưng cuộc sống của tôi khá thoải mái. Mẹ chồng lo chuyện nhà cửa, cơm nước, ba chồng đưa đón các cháu đi học nên tôi có thời gian tập trung vào công việc.
Tính tôi thích đông vui nên khi chị chồng muốn gửi đứa con gái lớn lên học đại học tôi cũng mừng. Thỉnh thoảng, bà con của chồng đi khám bệnh, ở chơi hai tuần đến nửa tháng, tôi không hề khó chịu.
Trong nhà, hầu như lúc nào cũng có gần 10 người kể cả trong gia đình. Tôi cứ nghĩ, họ quý mình mới ghé chơi nên tiếp đón chu đáo. Nhưng đời không biết trước được chữ ngờ, con trai tôi đang khỏe mạnh bỗng bệnh nặng.
Cháu được chẩn đoán bị tổn thương não, phải chữa trị lâu dài. Tôi sụp đổ hoàn toàn nhưng vẫn gắng gượng để lo cho con. Tôi phải xin nghỉ việc để theo con đi truyền hóa chất hàng tháng trời.
Ảnh minh họa
Ba mẹ chồng tôi gần như ngã quỵ vì con tôi là cháu đích tôi. Không khí gia đình không còn vui vẻ như trước. Cháu gái con chị xin ra ở trọ. Căn nhà luôn tràn ngập tiếng cười giờ trở nên u ám, mọi người dật dờ như những bóng ma.
Có những bữa cơm không ai muốn đụng đũa, thức ăn ê chề trên bàn. Sau những đợt điều trị ở bệnh viện, con tôi trở về nhà. Cháu liên tục bị những cơn động kinh hành hạ. Khi ấy, con không kiểm soát được hành động, thường chửi bới, đập phá đồ đạc thậm chí đánh người.
Tôi không thể bỏ việc công ty nên để con ở nhà cho ông bà trông. Nhưng khi con lên cơn, ông bà phải gọi vợ chồng tôi về vì không khống chế cháu được. Tôi biết ba mẹ chồng tôi rất mệt mỏi, ăn uống kém hơn, tinh thần suy nhược.
Không ngờ, cách đây mấy ngày, mẹ chồng tôi bày tỏ ý muốn được dọn đến sống ở căn hộ tập thể của ông bà đang cho thuê. Bà nói với tôi trước khi bàn với chồng tôi. Tôi quá ngỡ ngàng, chưa bao giờ nghĩ đến tình huống này. Tôi chỉ biết nói: "quyền quyết định là ở ba mẹ nhưng đây là đất của ba mẹ, nếu đi thì chúng con đi mới đúng".
Bà òa lên khóc nức nở. Bà bảo: "biết là bỏ con bỏ cháu trong cơn khốn khó là có tội nhưng ba và mẹ đều bị huyết áp cao, sống trong tình cảnh như thế này là quá sức chịu đựng". Chồng tôi biết chuyện, anh đi uống rượu say về rồi gây gổ với ông bà.
Trong nhà tiếng khóc, tiếng chửi, tiếng la hét rối loạn cả lên. Tôi đóng cửa phòng ôm con khóc ròng rã. Tôi thấy mình thật bơ vơ, con cái bệnh tật, ba mẹ chồng không còn sống chung, tôi biết dựa vào đâu.
Ảnh minh họa
Tôi không thể bỏ việc hẳn để ở nhà chăm con vì chi phí điều trị khá lớn. Nếu ông bà quyết tâm đi, tôi cũng không thể ngăn cản được. Chỉ có điều trong thâm tâm tôi rất buồn, khi yên ấm thì mọi người quây quần lúc khó khăn thì chẳng còn ai bên cạnh.
Theo Tinmoi24
Mẹ chồng "thất thủ" trong cuộc chiến với nàng dâu thời hiện đại! Cuộc chiến giữa mẹ chồng với nàng dâu luôn là một mặt trận không tiếng súng, có khi tưởng rất yên bình nhưng bên trong hai bên lúc nào cũng ở tư thế sẵn sàng" chiến đấu"... Từ xưa cho đến nay, cuộc chiến giữa mẹ chồng - nàng dâu luôn luôn là cuộc chiến dai dẳng và bất phân thắng bại. Nhưng...