“Tối ngày cứ úm nhau, không thấy chán à?”
“Từ ngày mày quen thằng đó, thử coi mày còn được bao nhiêu bạn bè? Sao mày không tự hỏi mình mà trách móc tụi tao?”. Hương đã nói với tôi như vậy khi tôi than phiền về việc tất cả bạn bè đều viện lý do này kia để từ chối, không tham dự tiệc sinh nhật của Khương.
Sau câu nói của bạn, tôi bắt đầu suy nghĩ. Tôi biết Khương cách nay đã 2 năm. Một chàng trai lịch lãm, quyến rũ, khéo ăn nói. Trò chuyện, gặp gỡ vài lần, anh nói là rất thích tôi và muốn tiến xa hơn trong tình cảm với tôi. Thoạt đầu tôi sợ bởi anh như thế thì hẳn là có rất nhiều cô gái theo đuổi. Hơn nữa anh đang làm việc ở ngành tài chính- ngân hàng, một ngành vốn được xem là thời thượng với thu nhập là niềm mơ ước của bao nhiêu người. Nhưng anh đã thuyết phục tôi bằng sự giản dị của mình. Anh không kiêu căng, kiểu cách như nhiều người vẫn nghĩ. Và cuối cùng tôi nhận lời yêu anh.
Kể từ ngày tôi chính thức nhận lời và hai đứa công bố trên Facebook, chúng tôi trở thành một “cặp đôi hoàn hảo” trong mắt bạn bè. Chúng tôi đi đâu, làm gì anh cũng cập nhật. Anh đưa tôi đi ăn ở đâu, mua tặng tôi thứ gì, nói lời yêu thương nào với tôi… tất tần tật đều được cập nhật đến từng giờ. Tôi choáng ngộp trong hạnh phúc và thấy rằng, mình đã tìm được một nửa đúng như mong đợi.
Thế nhưng, giờ đây nhìn lại, tôi mới giật mình: Hầu như chúng tôi không có bạn bè. Tất cả những sự việc gì cũng chỉ gói gọn trong phạm vi hai đứa. Vậy mà tôi không hề nhận ra. Có lần đi ăn với nhau khi tôi vừa được tăng lương, tôi bảo để rủ bạn bè trong phòng cùng đi thì anh gạt phắt: “Đông đúc chỉ tổ tốn tiền và mất không gian riêng tư của hai đứa”.
Thỉnh thoảng có một khoảng thu nhập đột xuất, tôi lại muốn chung vui với bạn bè, anh cũng không đồng tình: “Chỉ cần hai đứa mình là anh thấy tuyệt vời lắm rồi”. Thậm chí có hôm đi với anh, tôi thấy dọc đường bán trái cây rất rẻ, bảo anh dừng lại để mua về cho bạn bè trong phòng cùng ăn cho vui thì anh cũng không chịu…
Có lần tôi vui miệng kể cho anh nghe chuyện tôi bao cả phòng uống trà sữa vì mình được bình chọn lao động xuất sắc trong quý, anh trợn mắt: “Lại tốn tiền vô bổ rồi. Đó là công sức của em, mọi người phải thừa nhận chớ bạn bè có đóng góp gì ở đây mà em phải tốn kém cho họ?”. Tôi hỏi anh: “Vậy chớ không lẽ anh chưa bao giờ bao bạn bè ăn uống hoặc rủ họ đi cà phê, nhậu nhẹt hay sao?”. Anh cười: “Tất cả những thứ đó đều vô bổ. Trước hết mình phải yêu bản thân mình chớ có ai lo cho mình đâu mà em phải nghĩ bao đồng như vậy? Thời buổi này, càng ít giao du, càng an toàn em à”. Hóa ra vì vậy mà anh ít bạn bè. Tôi chẳng bao giờ thấy anh bận cà phê với bạn, lai rai với anh em hay vì chuyện này, chuyện kia. Bất cứ lúc nào tôi cần là anh có mặt.
Video đang HOT
Nghĩ lại, chỉ có đúng 1 lần tôi và anh đi ăn mà có mặt bạn bè. Hôm đó là ngày 8 tháng 3. Các bạn tôi quyết chí ăn vạ nên khi dò biết địa điểm tôi và anh đi ăn, học đã ùn ùn kéo đến. Cả thảy gần chục người. Tôi thấy mặt anh méo xẹo. Ăn xong, hóa đơn thanh toán gần 2 triệu đồng, anh lấy điện thoại ra bấm bấm rồi móc bóp đặt lên bàn đúng phần tiền của tôi và anh. Chị trưởng phòng của tôi thấy vậy nên bảo: “Cái này để mình trả, cậu cất đi”. Tưởng như vậy Khương sẽ mắc cỡ, không ngờ anh rối rít cảm ơn và nhanh tay cất tiền vô bóp.
Tối đó tôi rất buồn và thấy quê với bạn. Tôi nói điều đó với anh thì Khương sừng sộ: “Em đừng có sĩ diện hão như vậy. Là họ tự đến chớ anh có mời đâu? Nếu anh mời mà không trả tiền thì lúc đó em mới có quyền nói anh này nọ…”. Tôi thấy Khương có lý. Đúng là bạn tôi muốn phá đám. Thôi kệ, mình đâu có sống với bạn bè cả đời.
Cứ vậy, tôi trở thành tài sản riêng của Khương. Đến nỗi mẹ tôi có lần hỏi: “Sao mẹ thấy hai đứa tụi bây chẳng có bạn bè gì hết vậy? Tối ngày cứ úm nhau, không thấy chán à? Cuộc sống mà không có bạn bè thì cũng giống như bầu trời không có các vì sao nghe con”. Lần đó tôi nghe, có suy nghĩ chút ít những rồi cũng cho qua bởi như Khương vẫn nói “Người không vì mình, trời tru đất diệt”. Mình không thương mình thì mong gì ai thương…
Cho đến lần sinh nhật này của Khương khi anh 36 tuổi, tôi quyết định đặt tiệc và mời bạn bè đông đủ. Thế mà không có lấy một người nhận lời. Tôi nhớ lời cô bạn, lời của mẹ và những gì đã có giữa chúng tôi thời gian qua. Bất giác tôi thở dài. Câu nói của mẹ lại lởn vởn hiện về: “Tối ngày cứ úm nhau, không thấy chán à?”.
Quả thật là bây giờ tôi đã bắt đầu thấy chán nhưng không biết phải giải quyết câu chuyện của mình thế nào đây.
Theo VNE
3 điều mong ước cuối năm
An lành, thịnh vượng; có thu nhập cao, cuộc sống sung túc; không chết vì tan nạn giao thông chính là ba điều mong ước của năm của người dân.
1. Vừa qua, một số án tham nhũng được đưa ra xét xử, công khai và nghiêm minh, rất được lòng dân. Nhưng chất chứa bên trong việc nghiêm trị tội phạm tham nhũng là nỗi day dứt về số phận con người và sự an nguy của đất nước. Những bản án tử hình, án chung thân, án 20 - 30 năm cho các bị cáo có hành vi tham nhũng là đúng người đúng tội.
Cùng với án tử hình, chung thân là hàng ngàn tỉ đồng mất đi. Cho dù án tuyên bị cáo chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì khả năng thu lại đủ số tiền đó là không thể. Tiền của nhà nước bị tham nhũng phá hoại nhiều như vậy, làm sao có thể an dân, có thể ổn định nền kinh tế. Sự an nguy của đất nước, của chế độ chính là chỗ này đây.
Một cơ chế quản lý kém sẽ tạo ra cơ hội cho tham nhũng. Một cơ chế quản lý tốt sẽ hạn chế tối đa khả năng tham nhũng. Cho nên, xây dựng một hệ thống quản lý lành mạnh, minh bạch, khoa học là việc cấp bách.
Đất nước không cần những bản án tử hình hay chung thân, mà cần sự an lành và thịnh vượng. Hy vọng sẽ không có thêm những bản án tử hình và hàng ngàn tỉ đồng bị "tử" theo.
2. Năm nay, có 4.204 công nhân nghèo được LĐLĐ TPHCM và các công đoàn cơ sở tặng vé xe về quê ăn tết. Họ là những người đã ba, bốn năm chưa về quê được, vì không mua nổi chiếc vé xe hay vé tàu. Được tặng chiếc vé dù có một chiều, họ cũng xúc động rưng rưng nước mắt.
Ở một vài đơn vị khác, còn có nhiều chương trình chăm sóc cho công nhân không có điều kiện về quê, phải ở lại ăn tết tại nhà trọ. Quà tết là ít kẹo bánh, mứt, hạt dưa hoặc vài trăm ngàn đồng, dù ít ỏi, nhưng công nhân nghèo cũng ấm áp ở trong lòng.
Những hoạt động hỗ trợ như vậy rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, cách chăm sóc người lao động tốt nhất không phải là để họ nghèo rồi chờ tết đến, hỗ trợ bằng một chiếc vé hay vài gói quà. Mục đích hướng tới là công nhân phải có thu nhập cao, có cuộc sống sung túc, và không có ai nghèo đến mức không có tiền mua vé xe.
Mong rằng trong tương lai gần, Việt Nam không có cảnh đưa công nhân nghèo về quê ăn tết bằng chiếc vé xe từ thiện.
3. Năm 2013, cả nước xảy ra 29.385 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9.369 người, bị thương 29.500 người. So với năm 2012, giảm 55 người chết và 3.045 người bị thương.
Giảm được một mạng người chết vì tai nạn giao thông đã quý, huống nữa 55 mạng người. Có được kết quả đó tất nhiên không thể không ghi nhận, nhưng cũng không thể xem đây là thành tích. Bởi vì có đến 9.369 người chết - một con số khủng khiếp.
Người dân mong ước các vị lãnh đạo với tất cả lương tâm và trách nhiệm, có các biện pháp hữu hiệu, để năm tới dân mình không chết vì tai nạn giao thông nhiều như vậy nữa.
Theo LĐO
"Quất rụng hết quả thì bỏ tiền túi mà đền" Với tiền công mỗi ngày từ 300.000 - 500.000đ, ngoài chi phí xăng xe, nhiều người chở quất, đào, cây cảnh thuê có thể kiếm được tiền triệu trong mấy ngày cận Tết. Nhưng nếu không cẩn thận có thể phải móc tiền túi đền cho khách... Hình ảnh những người chạy xe ba gác, xe máy lầm lũi giữa dòng người ngược...