‘Tối nay bạn ăn gì’ sẽ quyết định tuổi thọ của bạn: Hãy từ bỏ những bữa tối ‘tự sát’ bằng 4 chữ sau
Bạn có tin “chỉ có 1/4 năng lượng của bữa tối dùng để duy trì sự sống, còn lại 3/4 là… dành cho bác sĩ.”
Lời ít nhưng ý nhiều, câu nói trên nhằm mục đích nhấn mạnh tầm quan trọng của bữa tối đối với sức khỏe. Ăn tối đúng cách sẽ “ sống lâu trăm tuổi”, ngược lại nếu ăn tối không đúng cách thì bệnh tật sẽ nối đuôi nhau tới gõ cửa cơ thể bạn.
1. Bữa tối và bệnh béo phì
Rất nhiều người béo phì đều là do có thói quen xấu trong bữa tối, ăn nhiều hoạt động ít khiến mỡ tích tụ thành đống, lâu dần sẽ bị béo phì.
Theo thống kê 90% người mắc bệnh béo phì là do ăn quá nhiều vào bữa tối. Buổi tối là thời gian nghỉ ngơi mà con người ta ăn nhiều nhưng lại hoạt động ít, mức tiêu hao năng lượng thấp khiến cơ thể chỉ hấp thu mà không giải tỏa.
Dưới tác dụng của insulin, những nguồn năng lượng thừa thãi sẽ được chuyển hóa thành chất béo. Lâu dần sẽ tích tụ đầy trong cơ thể và gây ra bệnh béo phì.
Hay như có rất nhiều người giảm cân thường nhịn bữa sáng, bữa trưa đến bữa tối không thể nhịn được nữa liền ăn uống thả phanh, kết quả không cần nghĩ cũng biết rõ, không giảm được cân thì chớ thậm chí lại còn tăng cân hơn.
2. Bữa tối và bệnh sỏi đường tiết niệu
Bữa tối ăn quá nhiều sẽ không tốt, theo nghiên cứu thời điểm cơ thể bài tiết mạnh mẽ nhất là khoảng 4-5 giờ đồng hồ sau khi ăn, nhất là can-xi. Giả dụ nếu bạn ăn tối vào lúc 8 giờ thời điểm cơ thể bài tiết mạnh nhất sẽ là sau 12 giờ đêm lúc mà thông thường mọi người đã chìm vào giấc ngủ.
Nước tiểu và các chất cặn bã không được kịp thời bài tiết ra khỏi cơ thể khiến lượng can-xi trong đường tiểu không ngừng gia tăng rất dễ bị lắng cặn và hình thành sỏi.
3. Bữa tối và bệnh máu nhiễm mỡ, cao huyết áp, tăng đường huyết
Bữa tối có liên quan mật thiết tới các bệnh như máu nhiễm mỡ, cao huyết áp, tăng đường huyết… Bữa tối không những không được ăn quá nhiều, ăn quá muộn mà còn không được ăn các loại thức ăn có chứa quá nhiều protein, chất béo và ca-lo.
Bởi những loại chất này dễ gây cản trở và tắc nghẽn mạch máu, kích thích gan sản xuất lipoprotein mật độ thấp và cực thấp dễ gây ra các bệnh như huyết áp cao, máu nhiễm mỡ…
4. Bữa tối và bệnh đãng trí tuổi già, mất ngủ
Video đang HOT
Thường xuyên ăn quá nhiều vào bữa tối khiến dạ dày, đường ruột và các cơ quan xung quanh như gan, mật, tuyến tụy… không được nghỉ ngơi mà phải làm việc liên tục, não bộ vì thế mà cũng không được nghỉ ngơi. Máu không đủ cung cấp lên não khiến sự trao đổi chất của các tế bào não bị ảnh hưởng gia tăng nguy cơ lão hóa.
Nghiên cứu chỉ ra rằng những người trẻ tuổi thường ăn quá no vào buổi tối sẽ có nguy cơ mắc bệnh đãng trí tuổi già cao hơn 20% so với bình thường.
5. Bữa tối và các bệnh liên quan tới dạ dày và đường ruột
Bữa tối ăn quá no, quá nhiều khiến dạ dày, đường ruột không thể có thời gian nghỉ ngơi chỉnh đốn mà phải làm việc liên tục, lúc này lượng a-xit trong dạ dày sẽ không ngừng được tiết ra gây tổn thương tới niêm mạc dạ dày nghiêm trọng hơn còn gây viêm loét niêm mạc dạ dày. Nếu cứ tiếp diễn kéo dài còn có nguy cơ xuất hiện các tác nhân gây ung thư dạ dày.
Ngoài ra, bữa tối ăn quá no còn khiến các thức ăn chứa protein không thể tiêu hóa hoàn toàn, dưới tác dụng của các loại vi khuẩn đường ruột sẽ sản sinh các loại độc tố, cộng thêm việc ít vận động, cơ thể rơi vào trạng thái ngủ khiến thành ruột nhu động chậm chạp, tạo điều kiện cho các chất độc tố ở trong cơ thể quá lâu làm gia tăng nguy cơ các bệnh về đường ruột thậm chí có cả ung thư.
6. Bữa tối và bệnh tiểu đường
Rất nhiều người mắc bệnh tiểu đường đều cho rằng béo phì mới là nguyên nhân gây bệnh chính.
Nhưng thực thế truy xét tới cùng nguyên nhân lại là do thường xuyên ăn quá no kích thích cơ thể bài tiết một lượng lớn insulin gia tăng gánh nặng và nguy cơ lão hóa tuyến tụy từ đó dễ gây ra bệnh tiểu đường.
Vậy là thế nào để từ bỏ những bữa tối mang tính tự sát này? Chỉ cần 4 chữ: sớm, ít, chay, chậm
1: Sớm: ăn tối trước 6 giờ tối.
2: Ít: bữa tối chỉ nên ăn no khoảng 70%, nếu ăn tối sau 8 giờ là 50%.
3: Chay: ăn nhiều rau củ quả, chất xơ để đề phòng các bệnh cao huyết áp, máu nhiễm mỡ, tăng đường huyết…
4: Chậm: ăn chậm nhai kỹ để có lợi cho đường tiêu hóa.
Bữa tối rất quan trọng nên nhất định phải hợp lý!
Theo phunugiadinh/cafebiz
Một nghiên cứu quy mô nhỏ ở Anh cho thấy: Ăn tất cả các bữa trước 3h chiều và kết quả thật tuyệt vời
Một chế độ ăn kỳ lạ, nhưng kết quả thực sự đáng kinh ngạc.
Một ngày bạn ăn mấy bữa? Với người bình thường thì là 3, gồm bữa sáng, bữa trưa và bữa tối, chưa tính ăn vặt.
Và chế độ ăn đó mang lại cho bạn điều gì? Nếu bạn sống khoẻ, sống tốt thì hãy bỏ qua. Nhưng nếu thừa cân, cả ngày cứ thèm ăn vặt, đặc biệt là vào ban đêm thì cần phải suy nghĩ lại. Ăn uống như vậy dường như không phù hợp với bạn đâu.
Vậy thì phải ăn như thế nào? Theo một nghiên cứu mới đây do các chuyên gia từ ĐH Alabama (chi nhánh Birmingham, Anh Quốc) thực hiện, thì có một chế độ ăn rất kỳ lạ, nhưng hiệu quả thì không ngờ. Công dụng của nó là hạ huyết áp, giảm đường huyết, và đặc biệt là giúp bạn giảm cân vì không còn thèm ăn vặt nữa.
Bí quyết đó là: Hãy ăn tất cả các bữa của bạn trước 3h chiều. Hay nói cách khác là sau thời điểm đó, đừng có bỏ cái gì vào miệng cả.
Chế độ ăn này được gọi là "early time-restricted feeding" (eTRF - tạm dịch: "khống chế ăn sớm"). Và đây là thí nghiệm khoa học đầu tiên về độ hiệu quả của chế độ này trên con người.
Trên thực tế, đã từng có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng việc nhịn ăn trong thời gian ngắn có thể cải thiện sự trao đổi chất và sức khỏe tổng thể. Và nhóm nghiên cứu muốn tìm hiểu lý do vì sao.
Theo giáo sư Courtney Peterson, nguyên nhân có thể là vì chế độ ăn này đã phục vụ đúng theo đồng hồ sinh học của chúng ta.
Hành trình biến động hormone ở người
Với một người khỏe mạnh thì mỗi sáng thức dậy, lượng cortisol (hormon stress) sẽ đạt đỉnh vào khoảng 8h sáng, và bạn sẽ cần ăn, bổ sung năng lượng để hoàn toàn tỉnh giấc.
Lý tưởng nhất là bạn nên thức dậy nhờ ánh sáng tự nhiên ở thời điểm cortisol đạt đỉnh. Khi ấy, não bộ sẽ sản sinh cả adrenalin nữa, và bạn nhận được nhiều năng lượng hơn.
Bên cạnh đó thì vào buổi trưa, cortisol sẽ giảm dần, trong khi adrenalin và serotonin (hormone cảm xúc) sẽ tiếp tục tăng. Tuy nhiên vào buổi trưa, thân nhiệt và quá trình trao đổi chất được đẩy mạnh, khiến bạn có cảm giác đói.
Mọi bữa ăn nên kết thúc trước 3h chiều
Đến chiều, cortisol tiếp tục giảm, nhưng hệ trao đổi chất sẽ chậm dần lại vì mệt mỏi. Serotonin sẽ dần nhường chỗ cho melatonin - hormone gây buồn ngủ. Và khi chạm mốc 3h sáng, cortisol đã ở mức thấp bậc nhất, rồi lại tăng trở lại vào sáng hôm sau.
Nêu vậy để thấy rằng vào ban đêm, hệ trao đổi chất bắt đầu chậm chạp hẳn lại. Nếu ăn uống vào lúc này, bạn đang tự làm hại mình.
"Cơ thể của chúng ta được chia thành nhiều giai đoạn trong ngày, và nếu ăn uống khớp theo nhịp độ ấy sẽ giúp sức khỏe của bạn tốt hơn rất nhiều." - giáo sư Peterson cho biết.
"Ví dụ, khả năng kiểm soát đường huyết của chúng ta tốt hơn vào buổi sáng, nhưng tệ dần khi chiều xuống và vào buổi tối. Đó là lý do bạn nên ăn nhiều vào buổi sáng và đầu giờ chiều."
Ăn trước 3h chiều liệu có hiệu quả gì?
Trong nghiên cứu của Peterson, 8 nam giới đang trong giai đoạn "tiền tiểu đường" đã dành 5 tuần theo chế độ eTRF, và rồi thêm 5 tuần quay về chế độ thông thường của một người Mỹ điển hình.
Với eTRF, nhóm ứng viên ăn sáng từ 6h30 - 8h30, và "bữa tối" kết thúc từ trước 3h chiều. Toàn bộ thời gian sau đó - tức là khoảng 18h - họ không ăn bất kỳ thứ gì.
Còn khi ăn theo chế độ thường, họ ăn trong giai đoạn 12h. Nhưng dù ăn cùng một loại thực phẩm, cùng lượng calorie nạp vào, cùng số carbohydrate, protein, chất béo... thì kết quả vẫn khác hẳn.
Khi theo eTRF, nhóm ứng viên cải thiện độ nhạy với insulin, do đó lượng đường huyết trong máu không còn gây nguy hiểm nữa. Ngoài ra, huyết áp cũng giảm, và sự thèm ăn vào các thời điểm khác trong ngày cũng vậy.
Khi không ăn quá nhiều nữa, chúng ta hoàn toàn có thể giảm được cân
Dù nghiên cứu có quy mô nhỏ, nhưng giáo sư Peterson cho rằng nó giúp chúng ta có thêm thông tin về thời điểm ăn nào trong ngày là tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với hệ trao đổi chất.
"Trước kia, chúng ta vẫn biết việc nhịn ăn trong thời gian ngắn có thể cải thiện khả năng trao đổi chất," - Peterson chia sẻ.
"Tuy nhiên, hiệu quả ấy có phải đơn giản chỉ là do con người ta ăn ít đi và giảm được cân hay không thì chưa ai hiểu."
"Dữ liệu của chúng tôi chỉ ra rằng việc ăn theo chế độ tuân thủ theo đồng hồ sinh học là cực kỳ hợp lý."
Tiến sĩ Eric Ravussin - giám đốc trung tâm nghiên cứu béo phì và là đồng tác giả nghiên cứu bổ sung thêm rằng, kết quả này có thể đem lại tiềm năng điều trị cho các bệnh nhân mắc tiểu đường. Nhưng dù vậy, vẫn cần các nghiên cứu quy mô lớn hơn để tái khẳng định lại điều đó.
Tham khảo: Daily Mail
Theo Helino
Có gì trong thực đơn hàng ngày của các chuyên gia dinh dưỡng? Bữa tối ăn gì? Bữa sáng ăn gì? Bữa trưa? Ăn gì cho có sức trước khi tập? Ăn gì lúc nửa đêm? Mỗi ngày, bạn phải đưa ra hàng trăm quyết định về ăn và uống. Đúng thế, nghiên cứu gần đây từ Cornell Food and Brand Lab thấy rằng chúng ta phải đưa ra hơn 200 lựa chọn liên quan đến...