“Tôi muốn xóa bỏ thành kiến hàn lâm của âm nhạc cổ điển”
Tôi có duyên trò chuyện với nhiều nghệ sĩ cổ điển từ nước ngoài trở về Việt Nam làm việc, đó là nghệ sĩ piano Lưu Đức Anh, nghệ sĩ cello Đinh Hoài Xuân, Phan Đỗ Phúc, nghệ sĩ violin Bùi Công Duy, Nguyễn Thiện Minh.
Họ là những người trẻ muốn dành thời gian và tâm huyết của mình để thúc đẩy sự phát triển của âm nhạc cổ điển Việt Nam. Trong số ấy, tôi đặc biệt ấn tượng với Nguyễn Thiện Minh bởi anh là một tài năng trẻ, có nhiều năm tu nghiệp ở Na Uy. Minh cùng những người bạn cùng chí hướng đang nỗ lực từng ngày đưa nhạc cổ điển đến gần hơn với công chúng.
- Trong các nhạc cụ cổ điển, violin được đánh giá là nhạc cụ khó. Vậy cơ duyên nào đưa anh đến với cây đàn violin?
Tôi bắt đầu học violin từ năm 7 tuổi; khi mới bắt đầu, tôi thấy cây đàn này thú vị nên theo học thôi. Nhưng càng học tôi càng khám phá ra nhiều thứ và dần dần nó ngấm vào mình thành sở thích và trở thành đam mê tự lúc nào không biết nữa. Cho tới bây giờ, sau một hành trình theo đuổi gần 20 năm, tôi vẫn hứng thú với việc tìm tòi làm sao để mình có thể thể hiện được tiếng đàn thực sự sâu lắng trong các tác phẩm mình thể hiện. Nó là một đam mê và thú vui mà không thể bỏ được.
Nghệ sĩ violin Nguyễn Thiện Minh biểu diễn tại Hà Nội.
- Năm 17 tuổi, anh nhận được học bổng và sang Na Uy học, có cơ hội làm việc ở những dàn nhạc danh tiếng thế giới, vậy vì sao anh lựa chọn trở về Việt Nam?
Từ những ngày đầu tiên đi du học, tôi đã luôn muốn trở về Việt Nam làm việc, tuy nhiên con đường học hành và xây dựng sự nghiệp cho tương lai có những việc mà không thể ngay lập tức quyết định. Khi làm việc ở Na Uy, tôi luôn muốn được tìm tòi, biểu diễn và thực hiện những dự án mới.
Na Uy là một nước đã quá phát triển, nền âm nhạc của họ đang trong giai đoạn thịnh vượng, rất ít những dự án mới được lập ra. Trong khi đó âm nhạc cổ điển của Việt Nam đang phát triển, tất cả các nghệ sĩ trẻ đều chung một mong muốn tìm tòi và thực hiện những dự án âm nhạc cùng nhau.
Đó là một trong những lý do lớn nhất để tôi quyết định về. Lý do thứ hai là từ bé tôi đã có mong muốn sau này làm thầy giáo nên không có cơ hội nào tốt hơn là đem những kiến thức mình học được ở nước ngoài về truyền lại cho những tương lai âm nhạc của nước nhà.
- Cho tới lúc này anh đã thực hiện được bao nhiêu phần trăm dự định của mình?
Dự định thì nhiều lắm nhưng tôi rất vui khi phần lớn các kế hoạch mình muốn làm đều đã được thực hiện. Thành công có và thất bại cũng có, nhưng tất cả đều giúp mình hiểu hơn về môi trường làm việc tại Việt Nam, rút ra được nhiều kinh nghiệm để những dự án sau ngày càng hoàn thiện hơn. Cho tới bây giờ tôi vẫn rất vui với công việc hằng ngày của mình, đó là dạy học sinh, truyền cho các em tình yêu với cây đàn violin và âm nhạc cổ điển và thực hiện các dự án mình ấp ủ.
- Anh từng nói rằng, việc du học ở nước ngoài giúp anh có cái nhìn rộng hơn về âm nhạc cổ điển và anh muốn bổ khuyết những điều còn thiếu ở Việt Nam, đó là sự thiếu sáng tạo và cá tính âm nhạc. Anh có thể chia sẻ sâu về điều này?
Việc thiếu sáng tạo và cá tính âm nhạc ở đây bởi vì một lý do chung là nền âm nhạc cổ điển Việt Nam chưa được chú trọng và phát triển. Bởi vậy sinh viên Việt Nam rất ít bạn thực sự đào sâu, tìm tòi để tự phát triển, phần lớn vẫn còn dựa vào các thầy cô giáo của mình quá nhiều. Hoặc ở một khía cạnh khác là hiện giờ với cây đàn violin nói riêng, các bạn sinh viên có thể đi chơi nhạc ở các quán cafe, quán bar, event để làm thêm.
Tôi ủng hộ việc đi biểu diễn như vậy nhưng nếu các bạn trẻ lạm dụng, chơi những thể loại nhạc khác cổ điển như pop chẳng hạn (xét về mặt nốt nhạc thì pop không quá cầu kì) dẫn đến việc người chơi nhạc sẽ dễ dãi trong việc tập bài và biểu diễn, mà trong âm nhạc, một khi đã dễ dãi thì thực sự rất khó có chỗ cho sự sáng tạo và cá tính riêng.
Video đang HOT
- Vậy, theo anh, điều quan trọng nhất mà anh muốn truyền tải đến học sinh khi học violin để họ không trở thành những cái máy chơi nhạc và nuôi dưỡng được đam mê của mình?
Đối với các học sinh, tôi luôn nhắc các em là năng khiếu chỉ chiếm 5%, thầy cô dạy là 15%, còn 80% là nỗ lực cá nhân. Vì vậy khi tập đàn ở nhà các em phải cố gắng dựa trên những gì thầy cô dạy, để có thể tập và “tự” hoàn thiện bài của mình.
Chữ “tự” ở đây vô cùng quan trọng, vì chỉ khi các em làm như vậy trong một thời gian dài, cây đàn mới thực sự trở thành người bạn đồng hành của các em, các em sẽ hiểu cây đàn hơn, từ đó xây dựng được cho mình một phong cách riêng. Không nghệ sĩ nào chơi nhạc giống nghệ sĩ nào cả, đó là lý do các thầy cô ở nhạc viện không muốn dạy để học sinh trở thành một bản sao của mình, hay như chị nói, chơi nhạc như một cái máy.
- Thực tế việc đào tạo violin ở Việt Nam hiện nay gặp những khó khăn gì?
Hiện giờ khoa dây, đặc biệt là violin ở Việt Nam rất mạnh, với đội ngũ giáo viên lớp trước dày dạn kinh nghiệm, cũng như một số giáo viên trẻ mang những phong cách hiện đại hơn về giảng dạy.
Tuy nhiên khó khăn lớn nhất hiện nay là nhà nước, cũng như các nhà tài trợ lớn chưa thực sự để ý và đầu tư vào âm nhạc cổ điển. Điều này cũng dễ hiểu thôi vì nhạc pop có kết quả ngay và gần gũi với công chúng hơn, trong khi nhạc cổ điển luôn bị gắn cái mác “ hàn lâm”, hay “chỉ người quý tộc mới được nghe”.
Như tôi đã nói ở trên, rất nhiều dự án mà tôi cùng các bạn đang thực hiện là để từ từ xóa bỏ thành kiến “hàn lâm” và “khó nghe” của âm nhạc cổ điển, mang âm nhạc cổ điển gần hơn với công chúng. Nếu một ngày các nhà tài trợ lớn, cũng như chính phủ thực sự đẩy mạnh và quan tâm đến âm nhạc cổ điển, thì tôi tin chắc chắn rằng Việt Nam hoàn toàn có đủ khả năng sánh vai với các nước trên thế giới.
- Ngoài công việc của một giảng viên, anh rất tâm huyết với những dự định, biểu diễn và khám phá những không gian mới cho âm nhạc cổ điển để đưa nhạc cổ điển đến gần hơn với công chúng. Anh có thể chia sẻ về hành trình đó?
Tôi về Việt Nam từ năm 2017, trong ba năm vừa qua tôi thực hiện rất nhiều dự án. Khởi đầu là một dự án ngắn mang tên “The Flying Clef”, tạo một nhóm nhạc bao gồm một violin, một cello và đàn harp. “Flying Clef” phối lại những bài hát thịnh hành bây giờ theo phong cách cổ điển, cốt để giới thiệu nhạc cụ đến mọi người.
Sau đó tôi tham gia những dự án lớn đến bây giờ vẫn còn tiếp tục như kết hợp cùng Master Fader, cố gắng đưa mô hình dàn nhạc giao hưởng vào âm nhạc điện tử và đương đại. Hay cùng Fly On Dust Media đưa âm nhạc dân tộc, phối lại và thể hiện bằng các nhạc cụ cổ điển.
Tôi cũng thường xuyên diễn những dự án concert nhỏ như Baby Concert của Wonder.art, biểu diễn nhạc cổ điển cho các bé sơ sinh và bố mẹ của các bé nghe. Tôi tin từng bước, những dự án nhỏ đến lớn như vậy dần dần sẽ giúp cho thế hệ sau này của Việt Nam cảm thấy gần gũi hơn với các nhạc cụ cũng như âm nhạc cổ điển.
- Hiện nay, âm nhạc cổ điển Việt Nam có một lực lượng các bạn trẻ du học từ nước ngoài trở về như violin Nguyễn Thiện Minh, Phan Phúc cello, pianist Lưu Đức Anh… mang đến những sắc màu mới cho đời sống âm nhạc cổ điển. Dự định sắp tới của anh là gì? Anh có ước mơ chinh phục những cuộc thi nữa hay không?
Từ trước đến nay tôi chưa bao giờ là một người ham muốn những cuộc thi cả. Nên kế hoạch hiện giờ vẫn tập trung đào tạo lớp học sinh trẻ, tiếp tục làm và hỗ trợ các dự án âm nhạc trong nước.
- Vậy âm nhạc có ý nghĩa như thế nào trong đời sống của anh?
Đối với mỗi người, âm nhạc mang ý nghĩa khác nhau, nhưng đối với tôi, âm nhạc là một phần của cuộc sống, khi tất cả mọi thứ xung quanh mình đều có thể là âm nhạc, mình “nghe” cuộc sống hàng ngày với một góc nhìn và cảm nhận khác. Đấy là một điều rất thú vị.
- Cảm ơn cuộc trò chuyện của anh!
Giải mã kỷ lục 500 triệu lượt nghe của 'Sóng gió'
Tròn một năm phát hành trên thị trường, "Sóng gió" lập kỷ lục ca khúc đầu tiên cán mốc 500 triệu lượt nghe trên Zing MP3.
Sóng gió của Jack và K-ICM bội thu loạt thành tích nhạc số lẫy lừng: Trở thành bài hát đầu tiên chạm mốc 500 triệu lượt nghe trên Zing MP3, thâu tóm top 1 #zingchart real-time sau 90 phút phát hành, 8 tuần thống trị BXH, 22 lần "chạm đỉnh" #zingchart, thắng giải Ca khúc pop/ballad được yêu thích tại Zing Music Awards 2019.
Kỳ tích của Sóng gió phản ánh 3 xu thế đang thống lĩnh nhạc Việt.
Truyền thống hòa trộn hiện đại
Trong thập niên 2000 và đầu 2010, xu hướng âm nhạc này mang đến những sản phẩm kinh điển như Con cò, Chuồn chuồn ớt, Bên bờ ao nhà mình, À í a, Thương, Chênh vênh, Tình yêu màu nắng, Bốn chữ lắm... Các đại diện nổi bật ở cuối thập niên 2010 gồm Bống bống bang bang, Gửi anh xa nhớ, Lạc trôi, Túy âm. Trong đó có cả Sóng gió của Jack và K-ICM.
Quan sát thị trường Vpop, các ca khúc nhạc Việt nhưng quá Âu Mỹ thường không thịnh hành bằng nhạc Việt hiện đại có yếu tố dân gian. Điều này cho thấy gu âm nhạc của khán giả đại chúng. Họ muốn tìm kiếm "chất Việt Nam" trong nhạc Việt, dù đôi khi 3 chữ đó thật mơ hồ. Chính tài năng của các nghệ sĩ đã góp phần cụ thể hóa thứ gọi là "chất Việt Nam", triển khai qua giai điệu, ca từ và tinh thần của các tác phẩm.
Khán giả có xu hướng tìm "chất Việt Nam" trong các ca khúc nhạc Việt.
Khi nghe các bài hát này, thính giả tìm thấy nguồn cội và sự đồng cảm. Điều đó lý giải sự yêu thích của khán giả miền Tây dành cho âm nhạc của Jack và K-ICM. Họ có cảm tưởng anh viết nhạc từ nguồn cội của họ, viết cho họ.
Sóng gió là đặc trưng của sự kết hợp truyền thống - hiện đại. Chất giọng luyến láy từ Jack hòa quyện với tiếng đàn dây mang hơi hướm cải lương của K-ICM: "Thương em bờ vai nhỏ nhoi đôi mắt hoá mây đêm. Thương sao mùi dạ lý hương vương vấn mãi bên thềm. Đời phiêu du cố tìm một người thật lòng, dẫu trời mênh mông, anh nhớ em".
Ngoài ra, Sóng gió nhanh chóng phủ sóng nhờ đánh vào phân khúc "béo bở" đang bị bỏ trống. Trước năm 2019, đa số bài hát "ruột truyền thống, vỏ hiện đại" mang âm hưởng dân ca miền Bắc, pha trộn các yếu tố văn hóa Bắc Bộ hoặc miền núi phía Bắc. Trong khi đó, âm nhạc của Jack và K-ICM mang đậm chất miền Tây Nam Bộ, kết hợp với phần beat EDM thời thượng.
Gần gũi
Thống kê loạt bản hit gây bão Vpop các năm gần đây, khán giả dễ xiêu lòng vì những ca khúc đơn giản, quen thuộc ở ca từ và âm hưởng. Độ lan tỏa của các tác phẩm mang tính học thuật hoặc quá trừu tượng thì không nổi trội.
Các sản phẩm thống lĩnh top đầu #zingchart đều có chung yếu tố này, như Em gái mưa, Đừng như thói quen, Hơn cả yêu, Em không sai chúng ta sai, Sao anh chưa về nhà...
"Sóng gió" mang đến sự gần gũi, quen thuộc với tác giả đại chúng.
Sóng gió được coi là tác phẩm chiều lòng thính giả đại chúng. Lời bài hát tập hợp các hình ảnh, câu chữ thuần Việt như "Thương em bờ vai nhỏ nhoi đôi mắt hóa mây đêm, thương sao mùi dạ lý hương vương vấn mãi bên thềm", "Chim kia về vẫn có đôi, sao chẳng số phu thê? Em ơi đừng xa cách tôi, trăng cố níu em về".
MV cũng là chất xúc tác giúp Sóng gió tiếp cận số đông khán giả. Câu chuyện rành mạch, dễ hiểu, nói về mối tình "miệt vườn sông nước" bình yên bị đe dọa bởi thế lực đen tối. Các thước phim khai thác cảnh đẹp vùng quê Tây Nam Bộ, mang yếu tố địa phương.
Yếu tố gần gũi còn nằm ở chiến lược truyền thông của ê-kíp Jack và K-ICM. Cả hai lựa chọn cách tiếp cận người hâm mộ cởi mở. Họ thường xuyên trò chuyện, tương tác trực tiếp với fan trên các nền tảng mạng xã hội.
Fandom của Jack và K-ICM phần lớn là teen. Lứa tuổi này ở giai đoạn đang trưởng thành, hay cảm thấy lạc lõng và muốn trò chuyện với cộng đồng. Hướng tiếp cận gần gũi thay vì xa cách của bộ đôi được xem là chiến lược thông minh, giúp hình ảnh của cả hai phổ quát đến nhiều người hâm mộ.
Mô hình ca sĩ kiêm nhạc sĩ
Vì vai trò ca sĩ của Jack khá nổi bật, người ta ít khi nhắc đến anh như một nhạc sĩ. Anh tự tay sáng tác các sản phẩm thống lĩnh top đầu #zingchart của mình: Hồng nhan, Bạc phận, Sóng gió, Em gì ơi, Sao em vô tình, Việt Nam tôi, Hoa vô sắc.
Mô hình singer - songwriter (nghệ sĩ tự sáng tác tự hát) thịnh hành ba năm gần đây. Bên cạnh Jack, có thể kể đến Phan Mạnh Quỳnh ( Vợ người ta, Khi người mình yêu khóc), Mr Siro ( Một bước yêu vạn dặm đau), Da LAB ( Nước mắt em lau bằng tình yêu mới), LyLy ( 24H), Thanh Hưng ( Đúng người đúng thời điểm, Thay tôi yêu cô ấy), Đạt G ( Buồn của anh, Về, Thêm bao nhiêu lâu), Đình Dũng ( Sai lầm của anh, Tránh duyên), Obito & Seachains ( Simple love)...
Mô hình singer - songwriter ngày càng thịnh hành.
Nửa đầu năm nay, 6 trên 10 bài đứng nhất #zingchart đến từ các singer - songwriter: Bánh mì không (Đạt G, DuUyen), Cô đơn không muốn về nhà, Đừng lo anh đợi mà (Mr Siro), Cứ thế rời xa (Yến Tatoo), Ai đợi mình được mãi (Thanh Hưng), Yêu một người tổn thương (Nhật Phong).
Khi tự viết nhạc và tự trình bày tác phẩm, các singer - songwriter chủ động khai thác tối đa các thế mạnh và cá tính bản thân. Màu sắc âm nhạc được bộc lộ triệt để thay vì "đặt hàng" qua một nhạc sĩ khác.
Người ta dễ dàng đặt từ khóa khi nhắc đến các ca - nhạc sĩ, như Mr Siro - "tự sự", Đạt G - "bụi phủi", LyLy - "văn minh", Đình Dũng - "cổ trang" hay Jack - "miền Tây", "dân dã". Nhất quán trong phong cách, rõ rệt trong màu sắc là những yếu tố then chốt giúp trường phái này phố biến, mang đến thành công cho Jack & K-ICM và Sóng gió.
Ca khúc "I Don't Want To Be Your Best Friend" của WHEE!: Yêu không thể nói như bụng đói mà không thể ăn Trong ca khúc mới phát hành "I Don't Want To Be Your Best Friend", ban nhạc WHEE! đã nói thay cho nỗi lòng của những người lỡ "rơi" vào lưới tình với bạn thân dưới một góc nhìn thú vị và tinh nghịch. Hôm 22/6 vừa qua, ban nhạc trẻ WHEE! đã ra mắt ca khúc mới nhất của mình mang tên "I...