Tôi muốn kéo con ra khỏi những trò game online
Gia đình tôi có hai cháu, cháu trai lớn đang học đại học ở một trường thuộc khối kinh tế loại tốt, cháu gái nhỏ đã đi du học trung học theo diện học bổng.
Vợ chồng tôi đều là công chức, sống hòa thuận, thành phần gia đình nội ngoại hai bên rất cơ bản, không có trường hợp nào vướng vào tệ nạn xã hội. Chúng tôi sống ở một thành phố lớn thuộc miền Bắc. Cháu lớn có niềm đam mê với game online từ cấp 2, tôi phải rất sát sao theo cháu trong suốt những năm học đó cho tới khi vào đại học. Cũng nhờ thế mà cháu đã đỗ vào một trường cấp 3 tốt và rồi học trường đại học cháu mong muốn.
Học kỳ một của con trôi qua bình thường nhưng mọi việc xảy ra khi cháu học hết kỳ 2 của năm thứ nhất. Cô giáo phụ trách lớp gọi điện cho tôi nói con bị cảnh báo học tập và gia đình cần phải chú ý đôn đốc con để tránh bị đuổi học. Tôi nghe tin đã rất buồn, có ngồi lại nói chuyện với con, con hứa sẽ cố gắng học. Tôi cũng không quá thúc ép con vì nghĩ rằng vào đại học rồi thì con cần tự chủ trong việc học của mình, có thể đây cũng là một sai lầm khi tôi tin con quá và để con có nhiều thời gian lún sâu hơn vào game.
Video đang HOT
Một học kỳ nữa trôi qua, tôi chỉ động viên và nhắc nhở con việc học để tránh bị cảnh báo lần nữa, nhưng thấy tình hình có vẻ không ổn. Tôi đã đi theo và thấy con vẫn còn bỏ học để đi chơi game, con vào những địa điểm chơi game rất lớn, có nơi là cả tòa nhà 8 tầng dành cho chơi game. Xung quanh địa điểm chơi là bãi gửi xe lớn, các thanh niên và học sinh mặc đồng phục ra vào khá nhộn nhịp. Vợ chồng tôi đã ngồi lại và tiếp tục nói chuyện với con, con vẫn khẳng định sẽ học được, nhưng qua cách học và bài vở của con, cùng với kinh nghiệm của mình, tôi không thấy được điều đó.
Cháu có những biểu hiện của người nghiện game như sống khép kín, không thích nói chuyện và giao lưu với người khác, không chia sẻ, ít nói chuyện với bố mẹ, không muốn đi tập thể dục (mặc dù tôi đã mua thẻ tập cho con và trước đây con đi tập cùng em gái). Vợ chồng tôi rất rối bời, không biết nên làm như thế nào. Chúng tôi có nên đưa cháu đi khám và tham vấn tâm lý để tìm cách dứt game, để tìm thấy niềm vui và sự lạc quan trong cuộc sống và học tập? Còn nếu cứ để tình trạng như thế này tôi thấy cháu học không được và tiếp tục chơi sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy khác nữa.
Cháu là người đọc rất nhiều sách, từ các loại truyện thiếu nhi tới nhiều tác phẩm văn học lớn hiện đại trên thế giới ngày nay (bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh), cũng như các sách về kỹ năng sống, tâm lý học. Đôi khi cháu còn hướng dẫn và giải thích cho tôi các hành vi về tâm lý. Khả năng ngoại ngữ của cháu rất tốt, thi được chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế với điểm cao vào cuối năm cấp 3 và được miễn hoàn toàn các tín chỉ tiếng Anh ở bậc đại học. Cháu từng nhận được học bổng 50% cho bậc học trung học phổ thông ở một nước châu Âu nhưng vì biết cháu nghiền game nên tôi không dám cho đi. Chúng tôi cũng cho con học nhiều lớp học kỹ năng sống ở trung tâm giáo dục có uy tín. Cháu giúp mẹ làm việc nhà, nấu ăn và giặt giũ từ năm học cấp 2 và hoàn toàn chủ động trong các công việc nhà được giao. Chúng tôi không đành lòng khi nhìn thấy tương lai của con bị hủy hoại trong các trò game online, hy vọng tìm được cách để con thoát ra và trở thành một con người bình thường. Chân thành cảm ơn.
Theo VNE
Hạnh phúc của gia đình tái hôn: Cần cảm xúc nhưng không thể thiếu cách cư xử
Hiện nay có rất nhiều đàn ông và phụ nữ đã ly hôn thiết lập một mối quan hệ mới trong vòng 5 năm bởi vậy nên những gia đình tái hôn ở Việt Nam là cực kỳ phổ biến.
Hầu hết trẻ em và những người trẻ tuổi khi trở thành một phần của gia đình tái hôn cuối cùng cũng đều yêu mến nó. Có rất nhiều lợi ích khi có một gia đình tái hôn, chẳng hạn như trẻ sẽ được nuôi nấng và bảo vệ gấp đôi. Tất nhiên cũng có nhiều vấn đề nảy sinh, nhưng những vấn đề này có thể được giải quyết nếu các thành viên trong gia đình kiên nhẫn ngồi nói chuyện với nhau.
Có rất nhiều lợi ích khi có một gia đình tái hôn - Ảnh minh họa
Cảm xúc và cách cư xử
Sẽ mất thời gian đối với một đứa trẻ và một người ít tuổi để thích nghi cho phù hợp với những thay đổi do một gia đình tái hôn mang lại. Có thể sẽ rất khó khăn đối với một đứa trẻ phải sống cùng nhà với những người mà chúng không biết rõ và thậm chí sẽ còn khó khăn hơn nếu nó liên quan đến việc chuyển tới một ngôi nhà với những người hàng xóm hoàn toàn mới. Con trẻ thường thể hiện cảm xúc thông qua cách cư xử, do đó việc quan sát những biểu hiện của trẻ trong suốt thời gian thay đổi này có thể giúp các bậc phụ huynh hiểu được điều gì đang xảy ra với con mình.
Thông thường phản ứng của trẻ không hẳn là một cách cư xử đúng nhưng một dấu hiệu cho thấy trẻ không muốn phải đối mặt với những thay đổi. Quan trọng là cần hiểu rằng trẻ phải cảm thấy thoải mái và có cảm giác được yêu thương, ủng hộ và bảo vệ. Bị người lớn trừng phạt do cách cư xử của mình chỉ khiến trẻ cảm thấy xa cách thêm mà thôi.
Sống hòa thuận với "nửa chung dòng máu" còn lại
Với một người anh/ chị cùng cha khác mẹ (hoặc cùng mẹ khác cha) trong gia đình, một đứa trẻ hay một người trẻ tuổi có thể không chắc về vị trí của họ trong gia đình. Ví dụ, họ không có thói quen làm việc nhà. Có thêm người khác trong gia đình nghĩa là cuộc sống thường nhật của họ bị đảo lộn. Trong rất nhiều trường hợp, trẻ con và những người ít tuổi có khuynh hướng thích thậm chí yêu anh hay chị cùng mẹ khác cha với mình và ngược lại.
Theo GĐVN
Yêu đơn phương không phải là một cái tội Tôi thât sư hoang loan vê nhưng câu noi cua M. Tai sao M lai đem tinh cam cua tôi ra đê vin vao cơ như vây? Tôi tư nghi, yêu đơn phương không phai la môt cai tôi. Thay vi đưng giưa hai ngươi ho, tôi se chon cach ra đi. Hiên nay, tôi đang lam nganh thiêt kê thơi trang. Ơ...