Tôi muốn giải thoát cho mẹ khỏi ba
Có điều, với con người của ba, nếu không có người chăm sóc ông sẽ chết vì đói và say.
Hình ảnh minh họa
Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, ba mẹ đều làm nông vất vả, làm quanh năm vẫn không đủ trả lãi ngân hàng. Từ nhỏ tới lớn tôi luôn chứng kiến cảnh gia đình túng thiếu tiền bạc, ba mẹ gây gổ, bị chủ nợ đòi tiền tới tận ngày 30 Tết. Nhà tôi chỉ có 2 chị em, lao động chính là mẹ, ba say xỉn đã mấy chục năm rồi và quậy phá ghê lắm, lúc vui thì có làm, lúc buồn thì say xỉn mấy tháng trời. Càng lớn tôi càng ghét ba vì ông sống tệ bạc với vợ con, không lo làm ăn kinh tế giúp đỡ gia đình, mọi thứ nặng nhọc rồi nuôi dạy con cái đều phó thác lên vai mẹ. Đã vậy ông suốt ngày chửi bới vợ con và phá phách mọi thứ, nhà đã khổ lại thường xuyên chứng kiến cảnh bạo lực gia đình khiến chị em tôi buồn lắm.
Tôi chỉ muốn mình lớn thật nhanh và thoát khỏi nhà càng sớm càng tốt. Tôi đã đi làm và lập gia đình, đang mang thai đứa con đầu lòng. Từ ngày đi làm tới giờ tôi luôn lo mọi thứ trong gia đình, trả gần hết mấy trăm triệu tiền nợ cho mẹ, rồi lo nhiều thứ quan trọng khác. Lấy chồng nhưng tôi vẫn lo cho gia đình mình chứ không lo cho nhà chồng vì ba mẹ chồng khá giả hơn. Em trai tôi đi làm, tự lo được cho bản thân chứ không có dư nhiều nên không giúp mẹ được nhiều. Mọi khó khăn trong cuộc sống này tôi đã nỗ lực vượt qua và giúp đỡ gia đình về mọi mặt, tôi luôn tin mình cố gắng thì mọi thứ đều trở nên tốt đẹp. Điều khiến tôi buồn nhất ở đây là ba không hề thay đổi, không nhận ra được giá trị của vợ con.
Giờ chỉ có ba mẹ ở nhà, mẹ làm quần quật từ sáng đến tối cực khổ vô cùng, sức khỏe yếu đi nhiều, đau bệnh trong người nhưng vẫn ham công tiếc việc. Ba đã không phụ giúp lại còn nhậu nhẹt suốt ngày, đòi tiền rồi tìm cớ phá phách, luôn sỉ nhục và chửi đánh mẹ bất cứ lúc nào. Mẹ buồn, khổ tâm và hay khóc, mỗi lần tâm sự mẹ con cùng khóc. Mẹ không bỏ ba vì ngày xưa quá nghèo khổ, lo làm nuôi con ăn học và mẹ muốn cho chúng tôi có đủ cha mẹ đàng hoàng. Với lại chia tay rồi ba không có chỗ nào đi, lại làm khổ mẹ con tôi tiếp thôi. Ba tôi không được khôn ngoan như người khác, ông ra đường luôn tỏ vẻ tội nghiệp, về nhà muốn làm đại ca, ông đi nói xấu mẹ tôi khắp làng xóm, cứ ai tới nhà ông lại chửi mẹ thậm tệ.
Tôi hận và ghét ba lắm, muốn giải thoát cho mẹ nhưng với con người của ba nếu không có người chăm sóc ông sẽ chết vì đói và say. Nhiều lần mẹ đi xa mới 10 ngày ông đã ốm gần chết, nếu mẹ về không kịp, không lo lắng và chăm sóc cho ông thì ông cũng chết rồi. Vì thế mẹ không nỡ và 2 chị em tôi cũng không nỡ. Mẹ sợ thiên hạ nói chị em tôi bất hiếu nên mẹ chịu khổ để chúng tôi được sống vẹn toàn và nhìn ra xã hội. Mẹ sợ tiếng để đời là chị em tôi không chăm sóc bỏ mặc ông, nhưng mọi người thấy đó, tôi không muốn mẹ khổ như vậy nữa.
Video đang HOT
Giờ mẹ nói không chịu được nữa, nếu không có ngày mẹ sẽ chết không ai biết. Tôi muốn đưa mẹ vào sống cùng vợ chồng tôi, hoặc mẹ đi làm đâu đó kệ bố ở nhà, để bố hiểu cảnh cô đơn là như thế nào. Mẹ đã khổ cả cuộc đời, giờ già rồi vẫn khổ, tôi không muốn mẹ chịu đựng, muốn mẹ được giải thoát và sống thanh thản ở tuổi này. Còn ba tôi, nếu không có mẹ bên cạnh, xóm làng lời ra tiếng vào thì chúng tôi cũng không thể hạnh phúc. Tôi phải làm sao đây, mong các bạn tư vấn.
Hiền
Theo vnexpress.net
Ngày xưa, phụ nữ không có chồng là bất hiếu. Ngày nay nhìn theo lăng kính khác, quan niệm đó thật nực cười
Hiện tại là tương lai của quá khứ và là quá khứ của tương lai. Tương lai là hồi quy quá khứ, sống ở quá khứ thế nào thì tương lai cũng như thế thôi. Bởi vậy, sống cho hiện tại chính là sống cho cả quá khứ và tương lai. Hãy biết sống cho hiện tại đi.
Tiến sĩ Lê Thẩm Dương đã có những phát ngôn mới nhất nhưng cũng gây ra nhiều sự ngỡ ngàng nhất trong chương trình thực tế "Quyền lực ghế nóng" về chủ đề trinh tiết phụ nữ. Ông không ngại đưa ra những quan điểm có thể gây ra ý kiến trái chiều từ phía khán giả.
"Gia đình là tế bào cuối cùng. Tôi và chúng ta, không có tôi thì chúng ta vô nghĩa, mà chỉ có tôi, không có chúng ta thì cũng vô nghĩa.
Tôi nhận thấy gia đình Việt Nam rất tuyệt vời, nhưng bây giờ chúng ta có trách nhiệm cần phải bỏ lại những gì mà gia đình Việt Nam ngày xưa đang để lại di chứng.
Theo truyền thống gia đình ngày xưa, lăng nhăng là một, con gái không còn trinh là hai, chỉ có "cạo đầu bôi vôi" mà thả trôi sông. Chẳng lẽ bây giờ lại kế thừa cái đó? Tiên học lễ là con phải nghe lời cha, nếu cha là "phường" trộm cướp. Vậy giờ con không nghe lời cha thì là bất hiếu à?
Giá trị là cái cuối cùng còn lại sau khi mọi thứ mất đi. Nó phải được chà xát, vật lộn mới có được.
Đối với tôi, giá trị lớn nhất của gia đình Việt Nam là tình yêu thương, còn những giá trị khác như "tiên học lễ hậu học văn", gia đình phải giữ gìn giá trị truyền thống... là chưa chính xác, nên được nhìn nhận lại.
Xét về nghiên cứu tâm lí, con người có xu hướng là ưa hồi tưởng về quá khứ và mơ tưởng về tương lai. Rất ít người sống cho hiện tại. Bạn phải công nhận rằng con người chúng ta, phần lớn thường ngồi nghĩ về những cái đẹp đẽ hoặc căm hờn cái tai hại trong quá khứ. Đó là đặc điểm của con người.
Nhưng quá khứ đã qua, và tương lai chưa tới, nên những suy nghĩ trong bạn đều chỉ là bọt nước mong manh trong đời người, được dùng để xoa dịu cái phũ phàng ở hiện tại trong chốc lát. Cứ sống như vậy, bạn sẽ gặp đại họa của cuộc đời.
Hiện tại là tương lai của quá khứ và là quá khứ của tương lai. Tương lai là hồi quy quá khứ, sống ở quá khứ thế nào thì tương lai cũng như thế thôi. Bởi vậy, sống cho hiện tại chính là sống cho cả quá khứ và tương lai. Hãy biết sống cho hiện tại đi.
Cứ nghĩ về quá khứ, về cái trinh tiết, rồi phiền não, oán hận. Theo tôi, chỉ nên nghĩ về quá khứ để tìm hiện tại, chứ đừng nghĩ về nó với sự oán hận.
Có thể mọi người cũng nghĩ sai về bình đẳng, rằng phụ nữ phải ăn cơm trên nhà cùng chồng mới là bình đẳng. Việc phụ nữ ngồi ăn chân gà dưới bếp, chồng và bạn chồng ăn đùi gà trên nhà bị cho rằng không bình đẳng, quan điểm này là sai lầm. Người ta thích như thế, người ta cho rằng ngồi ăn dưới bếp mới vui thì sao?
Ngày xưa, phụ nữ không có chồng là bất hiếu, không có con cũng là bất hiếu với bố mẹ. Xã hội xưa cũ nhìn đó là bất hiếu, còn ngày nay nhìn theo lăng kính khác lại cho đó là nực cười. Tất cả phụ thuộc vào quan điểm xã hội của từng thời kỳ.
Hãy đánh giá mọi thứ theo quy phạm đạo đức của từng thời kỳ, mà quy phạm đạo đức của Việt Nam ngày nay đang rối tung lên. Phải nhìn vào quá khứ để tìm được quy luật của nó, rồi nhe răng cười, lạc quan trong hiện tại. Đừng u uất về hiện tại đang sống.
Bây giờ, phụ nữ vẫn buộc phải có trinh, không là "vứt". Nhưng theo tôi, đây là trinh trong tâm hồn. Việc đo trinh phụ nữ bằng cái màng là vô cùng tệ hại.
Trinh tiết bây giờ cũng phải đặt cho đàn ông nữa. Ông mất trinh từ bao giờ mà cứ đòi con gái còn trinh."
Theo guu.vn
Khi mẹ trút hơi thở cuối cùng, chồng tôi vẫn lạnh lùng nói ra câu nói chua chát này khiến bà chết không nhắm mắt Nhìn cảnh đó, tôi không khỏi chạnh lòng thay mẹ chồng. Tôi vừa lo xong đám tang mẹ chồng. Mặc dù bản thân còn rất mệt mỏi nhưng tâm trí tôi vẫn không yên. Trước đây, tôi và mẹ chồng từng có vài lần va chạm. Đó chỉ là những cãi vã thường nhật, sau đó tôi cũng chủ động xin lỗi mẹ....