Tôi muốn con trai phải thù, không nhận mẹ chồng là bà nội của nó
Những gì mẹ chồng và em anh đối xử với tôi, tôi ghi tất cả ra 1 cuốn nhật ký. Tôi định bụng khi nào con tôi biết nhận thức thì tôi sẽ cho nó đọc để nó biết bà nội và cô nó ăn ở như thế nào với ba mẹ nó.
Tôi và chồng muốn làm nhà ra ở thật xa mặc kệ bà sống chết với tuổi già như thế nào. Liệu có quá đáng quá không các bạn? (Ảnh minh họa)
Chào các bạn độc giả của mục Tâm sự!
Đây là lần đầu tiên tôi gửi bài tâm sự của mình lên chuyên mục vì nói thật 10 năm qua tôi đã sống chịu đựng và im lặng quá nhiều. Đến bây giờ tôi đã thực sự được sống là chính mình, được vui vẻ, được tự do nói chuyện cà phê với bạn bè. Tôi muốn kể câu chuyện đời tôi cho bạn đọc góp ý vì tôi không biết mình làm như vậy là đúng hay sai.
Tôi sinh ra ở một vùng nông thôn nghèo. Nhà đông anh em nhưng tôi là con gái út nên mọi ưu tiên gia đình dành cho tôi để tôi ăn học đàng hoàng. Nhưng tuổi nhỏ ham chơi, tôi thi rớt đại học và phải học trung cấp ở 1 trường TPHCM.
Ra trường tôi xin làm hết nơi này đến nơi khác lương ba cọc ba đồng không đủ chi tiêu. Tôi gặp anh, chồng tôi bây giờ. Chúng tôi yêu nhau được 2 năm thì đi quá giới hạn nên tôi lỡ có bầu buộc phải cưới. Tôi lấy anh lúc đó mới 22 tuổi, còn anh 27 tuổi – cái tuổi còn ngu dại bồng bột chưa lo cho thân mình xong mà giờ phải nuôi thêm 1 đứa con thì không phải là chuyện đơn giản chút nào.
Má anh thì thường nghe em anh xúi giục nên cũng ghét tôi và hành tôi ra mặt (Ảnh minh họa)
Gia đình anh không biết có giàu thật không, nhưng mẹ anh, em anh thì rất nổ. Họ nói toàn tiền đô, quần áo giày dép hàng hiệu, nhà cửa xe cộ này nọ… Ngày chuẩn bị đám cưới, ba má anh lên thăm nhà tôi hứa cưới xong sẽ cho vốn để vợ chồng tôi làm ăn, cho đất làm nhà riêng, cho xe cộ… Ba mẹ tôi nghe vậy mừng cho tôi vì có nơi nương nhờ.
Đám cưới của chúng tôi, má anh không cho rước dâu vì tôi có bầu trước sợ rước dâu về nhà anh làm ăn xuôi xẻo. Tôi buồn khóc mấy ngày trời nhưng đây là lỗi do tôi chứ đâu phải do gia đình anh nên tôi cũng chịu.
Về làm dâu không giống như tôi hằng mơ ước. Em chồng thì ngày đêm kiêu căng, khó ưa, khinh thường tôi mọi thứ. Mọi công viêc nhà em đều để mình tôi làm dù tôi đang bụng mang dạ chửa. Thậm chí ăn cơm tôi cũng phải bưng hầu em đến phòng.
Má anh thì thường nghe em anh xúi giục nên cũng ghét tôi và hành tôi ra mặt. Thấy vậy chồng tôi la rầy em và nói chuyện với má anh. Thấy thế, thì má anh nói là: “Bỏ tiền, vàng ra cưới dâu để làm gì? Cưới về để chưng làm kiểng hả? Thứ nhà quê, lại có bầu trước mà làm như tiểu thư cao sang quyền quý lắm”. Cũng từ đó mà má anh và em gái anh còn cay nghiệt với tôi hơn. Vì nhà anh nghĩ tôi xúi giục anh.
Thật với lòng mình, tôi không hề xúi chồng tôi làm vậy. Có lẽ anh xót tôi và thương đứa con trong bụng nên mới nói vậy mà thôi. Những gì má chồng tôi hứa trước khi cưới không hề có thật, chỉ là muốn nổ với gia đình tôi mà thôi.
Công việc của 2 vợ chồng chưa ổn định, tiền bạc thì không có mà tôi sắp đến ngày sinh nở. Có bao nhiêu vàng cưới vợ, chồng tôi bán ra lo cho tôi viện phí, sinh hoạt hằng ngày. Những ngày nuôi con là chuỗi ngày đau buồn nhất của cuộc đời tôi. Tôi không thể quên được dù thời gian có trôi qua bao nhiêu đi nữa.
Video đang HOT
Cái nghèo cứ bám lấy hai vợ chồng tôi. Lúc con tôi đau ốm phải mượn tiền của ba mẹ tôi ở quê lo cho con, chứ mượn gia đình anh, tôi nhớ như in câu nói mà má anh nói: “Cho mượn rồi tụi nó lấy tiền đâu trả cho mình”.
Ngày đó bà cho 2 vợ chồng tôi ăn ngày 2 bữa. Bà mua đồ ăn thì như cho chó ăn, cá vụn kho mặn cùng 1 tô canh rau, nhưng bà chia ra người chỉ được ăn 1-2 con cá. Tôi thì đang thời gian cho con bú nên lúc đó tôi ốm như một bộ xương khô biết đi. Vừa ốm vừa đen đến nỗi, tôi còn không nhận ra chính mình nữa.
Tôi sợ nhà anh đến nỗi nhìn mặt má và em anh để sống, không dám nói không dám cười không dám nghỉ ngơi, không dám đi mạnh…. Tôi nói có lẽ các bạn nói tôi nói quá, nhưng về làm dâu mấy năm tôi mới hiểu ra vì sao hàng xóm láng giềng không ai dám giao du với nhà anh.
Bởi vì má anh thuộc dạng hỗn hào chợ búa nên không ai dám nói chuyện. Còn em anh thì học thức cao nhưng mất dạy thì khỏi phải nói: xưng hô ba mẹ là tao với mày. Chịu đựng không nổi nên tôi và anh phải về quê tôi gửi con để hai vợ chồng đi làm.
Về quê được 3 ngày thì em gái anh đeo dây chuyền không biết rớt ở đâu mà má anh điện thoại lên nhà tôi hỏi 2 vợ chồng tôi có lấy không? Vừa nghe mà tôi như chết đứng vì má anh nghĩ vợ chồng tôi hèn hạ như vậy sao? Anh về nhà để nói cho ra ngọn ngành. Lúc đó em gái anh vừa tìm ra được sợi dây chuyền. Chồng tôi quá nóng tính nên có đánh em gái anh mấy tai (theo như lời chồng tôi kể). Vì anh đánh nó mà tôi và anh bị cấm cửa không cho 2 vợ chồng bước về nhà anh nữa.
Từ ngày vợ chồng tôi dọn đi, người buồn nhất là ba anh vì ông thương 2 vợ chồng tôi. Nhưng ông không có tiếng nói trong gia đình. Mọi chuyện lớn nhỏ đều do má anh quyết định. Thương hay không cũng do má quyết định.
Ba nói nhà có 1 thằng con trai mà không lo được để phải đi nương nhờ bên vợ nên ông buồn rầu, không ngủ được. Ông ốm và già đi trông thấy. Hằng tuần ông giấu gia đình ra thăm vợ chồng tôi và cháu. Mỗi lần thấy ông mà vợ chồng tôi thương không nói nên lời vì ông ốm và già đi quá nhiều.
Thâm tâm vợ chồng tôi rất thương ba nhưng không biết làm sao vì về lại thì sống không nổi. Thế nên 2 vợ chồng tôi từng hứa với lòng mình nếu sau này vợ chồng tôi có cuộc sống ổn định, người đầu tiên vợ chồng tôi đền đáp công ơn là ba anh.
Không biết do thời gian hay do hàng xóm dè bỉu mà cũng hơn 2 năm sau má anh mới thăm chúng tôi. Bà một lần nữa nói vợ chồng tôi về vì ba anh nhớ anh và cháu quá nên đổ bệnh. Bà cũng dùng lời ngon ngọt như ngày xưa.
Chồng tôi không tin nhưng vì thương ba nên vợ chồng tôi lại quay về. Lần này về tuy ở chung với ba má và em gái nhưng anh xin cho hai vợ chồng tôi được ăn riêng. Bởi vì vợ chồng tôi cũng đã lớn rồi, đã lo được cho gia đình nhỏ của mình, với lại chồng tôi sợ lại va chạm.
Ba anh từ đó cũng đỡ ốm hơn, ông rất thương cháu. Nhưng hình như má anh không có tình thương với cháu thì phải. Lúc vợ chồng tôi đi làm chưa về nên con tôi đói bụng. Bà và em gái anh ăn cơm, con tôi xin nhưng cả 2 lại không cho. Dù đồ ăn có dư có thừa thì đem đổ nhưng không cho con tôi ăn (theo như lời ba chồng tôi kể lại hai vợ chồng tôi).
Tôi vẫn đi làm, đi thưa về trình nhưng không nói chuyện với bà một câu. Vì tôi là con gái nhà quê làm gì có tư cách như má anh, hay em anh nói toàn vàng bạc, nữ trang hàng hiệu. Tôi nhà quê nên bị chê là quê mùa, ăn mặc nhìn quê một cục, không biết trang điểm phấn son lụa là như nhà anh (theo như lời em anh nói).
Thời gian cũng qua đi không biết bao nhiêu cực khổ. Với tấm bằng đại học cùng với bản tính ham làm lanh lợi nên chồng tôi cuối cùng cũng có được một công việc tốt. Vợ chồng tôi cũng có được cái ăn cái để nên chồng tôi quyết định ra làm ăn riêng.
Mới đầu lập nghiệp tương đối khó khăn nên buộc hai vợ chồng phải vay mượn thêm. Anh vay mượn nhà anh thì má anh sợ tôi và anh làm ăn thua lỗ không có tiền trả bà nên bà không cho. Tôi cũng không hiểu nguyên nhân vì sao mà bà lại khinh thường vợ chồng tôi đến vậy. Trong con mắt bà lúc nào cũng nghĩ 2 vợ chồng tôi không làm gì nên sự nghiệp cả.
Bà chỉ coi con gái là tất cả. Bà nói với chồng tôi: “Giờ tao còn làm ra tiền nên ở đây. Tao lo cho con gái tao để sau này về già tao ra ở với nó. Tao không cần cũng như không bao giờ ở với vợ chồng mày đâu, vì có tiền mà nên tao thích làm gì thì kệ tao”. Cũng kể từ đó chồng tôi coi như không có bà trong cuộc đời mình.
Chồng tôi tuyên bố với bà: “Kể từ hôm nay đến khi già má ở với con gái má đi, đừng bao giờ có chuyện gì mà má kêu vợ chồng tôi. Sau này về già đừng nói vợ chồng tôi lo. Tôi cố gắng 1 năm 2 năm hay 10 năm cũng đủ tiền mua đất làm nhà lo cho vợ cho con được. Tôi không nhờ má thì sau này má cũng đừng nhờ vợ chồng tôi”.
Tôi nghĩ chắc uống say nên anh nói vậy, ai ngờ chồng tôi làm thật. Ở chung nhà mà anh đi đi về về như cái bóng. Tới tháng tiền điện tiền nước gì anh cũng đưa giống như một kẻ ở trọ không hơn không kém. Anh không hỏi hay nói với má anh 1 câu. Muốn biết gì ở anh, bà lén hỏi tôi, nhưng tôi đều trả lời là không biết.
Tôi nhớ như in lúc đó má anh bệnh không ai đi mua giùm cháo. Vì em gái anh đi học ở xa, tôi thấy mình không thể làm ngơ được nên tôi đi mua cháo về cho má anh thì hôm đó tôi bị anh chửi cho 1 trận.
Trời đất phù hộ nên bây giờ vợ chồng tôi làm ăn cũng khấm khá. Con trai tôi giờ cũng đã hoc lớp 3. So từ trước đến giờ bà không dành tình cảm cho nó nên bây giờ nó luôn tránh né không nói chuyện hay có tình thương gì với bà, bà nói gì nó cũng không nghe.
Bây giờ, em gái anh cũng có chồng. Vì tính khí hỗn láo lười nhát nên mới cưới về được 2 tháng nhà chồng cũng đuổi đi, không thừa nhận con dâu. Nó phải thuê nhà trọ ở, vậy là bà phải chợ búa lo cho vợ chồng nó ăn uống cơm nước vì vốn dĩ nó không biết nấu ăn, quần áo không biết giặt.
Đến hôm nay tôi mới thật sự biết 1 sự thật mà ai cũng giấu tôi. Thật ra má anh cũng chẳng giàu có gì. Ngôi nhà mà đang ở má anh cũng bán từ lâu. Bây giờ bà thuê lại ở. Bởi vì với bản tánh làm ít ham ăn chơi mua sắm nên không giữ được gì cho mình. Bà làm ra đồng nào ăn chơi du lịch hết đồng đó. Điều tôi giận nhất là chồng tôi biết chuyện nhưng anh giấu tôi tất cả. Anh sợ tôi buồn và suy nghĩ.
Những gì bà và em anh đối xử với tôi, tôi ghi tất cả ra 1 cuốn nhật ký. Tôi định bụng khi nào con tôi biết nhận thức thì tôi sẽ cho nó đọc để nó biết bà nội và cô nó ăn ở như thế nào với ba mẹ nó. Tôi muốn nó phải thù bà, không nhận bà là bà nội của nó. Liệu tôi làm như vậy có quá đáng quá không các bạn?
Tôi và chồng muốn làm nhà ra ở thật xa mặc kệ bà sống chết với tuổi già như thế nào. Liệu có quá đáng quá không các bạn? Vì tôi biết cũng 5-10 năm nữa rồi bà cũng già không người chăm sóc, nhà cửa thì cũng không, rồi lúc đó bà có ân hận những gì bà đã gây ra với vợ chồng tôi thì cũng muộn quá rồi. Tôi làm như vậy có đúng không các bạn? Mong nhận được lời khuyên của các bạn. Tôi xin cảm ơn!
Theo VNE
Bà nội đối xử bạc bẽo vì cháu "quai không giống giỏ"
Mẹ chồng tôi sau một hai lần cố tình lên phòng con dâu xem mặt cháu thì sau đó đã không thèm bế cháu nội thêm lần nào nữa. Bà bảo: "Sao nó chả giống bố 1 điểm nào thế. Hai bố con cứ như người dưng ấy. Chẳng biết nó là của nợ của thằng nào".
Đọc những hoàn cảnh trên mục tâm sự của nhiều chị em khác, tôi chợt nhận ra kiếp làm dâu đa phần giống nhau cả Đông Hà ạ. Người phụ nữ trót gặp phải bà mẹ chồng bảo thủ khổ muôn bề. Có lẽ, các bà mẹ chồng cũng có tâm lý muốn trả thù lại tháng này làm dâu khổ ải trước đây đấy mà.
Tôi rất thông cảm với cảnh Ngưu Lang - Chức Nữ của vợ chồng bạn. Phụ nữ không có chồng bên cạnh dễ chông chênh lắm. Nhất là bạn đang bị nỗi oan khó giải.
Nhưng bạn đừng vì sự hiểu lầm nhất thời của mẹ chồng mà bỏ đi máu mủ của mình. Con cái là món quà tuyệt diệu nhất mà người phụ nữ được ban tặng.
Hơn nữa, bây giờ bà mẹ đơn thân nhiều lắm. Bạn hãy nghĩ tới con đường đó. Nếu mẹ chồng đẩy bạn đến đường cùng.
Tôi cũng đã chịu nỗi uất ức vì con tôi không giống bố. Cho dù tôi cũng chẳng gây nên tội tình gì. Nhưng mẹ chồng luôn quy chụp tôi đã cắm sừng lên đầu con trai bà.
Bà bảo: "Sao nó chả giống bố nó 1 điểm gì thế. Hai bố con cứ như người dưng ấy. Chẳng biết nó là của nợ của thằng nào".
Thời khắc hạnh phúc của tôi tắt hẳn vào đúng ngày con tôi chào đời. Con gái tôi trông ngăm đen, mũi tẹt, mắt một mí. Đúng là con tôi không được thừa kế điểm đẹp nào từ bố. Ngược lại, con gái giống tôi từ chân tơ kẽ tóc.
Mẹ đẻ tôi lên chăm con gái đẻ đã nhiều lần bế cháu ngoại hát ru: "Con gái giống mẹ thì khó ba đời đó con ơi". Bà lo cháu sẽ bị nhà nội ghẻ lạnh. Ai ngờ điều đó đã ứng nghiệm thật.
Mẹ chồng tôi sau một hai lần cố tình lên phòng con dâu xem mặt thì sau đó đã không thèm một lần bế cháu nội thêm lần nào nữa. Bà bảo: "Sao nó chả giống bố nó 1 điểm gì thế. Hai bố con cứ như người dưng ấy. Chẳng biết nó là của nợ của thằng nào". Từ đó, bà ghét cháu sơ sinh ra mặt.
Đi tới đâu, hay có ai đến nhà chơi, bà cũng rêu rao về đứa cháu nhỏ "Chẳng giống ai ngoài giống con mẹ nó. Người ta thường bảo "Giỏ nhà ai quai nhà ấy, còn đằng này,... Chẹp!" Đến bữa cơm, bà thường ném vào mặt tôi cái nhìn sưng xỉa, ghẻ lạnh và chẳng bao giờ nhận trông cháu cho con dâu ăn cơm.
Nhưng có lẽ tôi vẫn tồn tại ở nhà chồng đến thời điểm này là do thu nhập của tôi cao hơn hẳn gấp 4 lần so với chồng. Thế nên bà vẫn giữ con dâu lại để đào mỏ? Song dù thế, bà vẫn luôn hoài nghi và đôi lúc không giấu nổi kìm nén còn nói những lời cạnh khóe ác khẩu.
Nhiều lần bực mình và muốn xóa tan nghi ngờ, tôi vài lần đề nghị mẹ chồng đưa cháu đi xét nghiệm ADN. Để bà chỉ việc đi, tôi bảo sẽ chịu chi phí cho việc này. Nhưng bà gằn lên: "Mày có tiền, mua kết quả nào mà chả được. Tao chẳng tin vào kết quả nào hết. Sự thật là con bé chẳng giống bố nó điểm nào cả".
Chồng tôi lúc trước rất thương vợ. Nhưng cứ ngày đêm nghe mẹ chồng tác động, anh cũng đâm ra bán tín bán nghi con đẻ của mình. Nhiều lần, con trẻ chơi bẩn hoặc hư, anh nỡ giang tay đánh con đau điếng trong khi miệng không ngừng phỉ báng con với những từ như: "Cút đi, mày là con ai mà sao tao bảo mãi chẳng nghe hả trời?"...
Chẳng lẽ vì con gái giống mẹ, không giống cha mà tôi bị vu phản bội chồng sao?
Hiện, con gái tôi đã được 2 tuổi. Nhưng chỉ vì không có nét nào giống bố mà nó chưa bao giờ được bà nội bế bồng, chăm bẵm như nhiều đứa bé khác. Còn chồng tôi, anh nhiều lúc còn cộc cằn gằn mặt xưng hô "mày - tao" với con. Hình như từ "bố" khiến anh nghẹn cổ không nói được lên lời.
Tôi không thể ngờ một người cha lại đối xử như vậy với con gái mình. Phải chăng sự nghi ngờ vô cớ đã đè nặng lên cả tình phụ tử mất rồi?
Hai năm rồi mà nỗi oan của tôi chưa có lời giải. Hình như chồng và mẹ chồng tôi cũng chẳng có nhã ý muốn biết nó có là con cháu của họ không nữa. Chẳng lẽ vì con gái giống mẹ, không giống cha mà tôi bị vu phản bội chồng sao? Con tôi còn nhỏ tuổi, cháu nó sẽ còn thay đổi nhiều, có tội tình gì đâu mà đã phải chịu nỗi oan vô căn cứ chứ.
Cứ chỉ nghĩ đến điều này, tôi lại chạnh lòng cho con gái và sống mũi cay cay. Cứ sống thế này, chắc tôi chẳng bao giờ dám đẻ thêm một tập 2 nữa dù rằng rất muốn có 2 con. Tôi sợ tập 2 của tôi sinh ra "quai lại không giống giỏ" thì tội cho con lắm!
Theo VNE
Trứng mỏng Anh hơn em 11 tuổi, các bạn em thì bảo sao em dại thế đi lấy chồng già, người lớn thì bảo em may mắn vì lấy được anh chín chắn chỉn chu sẽ lo được hết cho em. Ngày cưới, em nhỏ bé hạnh phúc nép sau anh trong sự ngưỡng mộ của các bạn. Cưới xong, em về ở căn biệt...