Tôi muốn bỏ chồng…
Tôi là một bà mẹ trẻ, mới có con được 1 tuổi, tôi cũng mới bước vào cuộc sống hôn nhân được 2 năm nay, nhưng thực sự đã không dưới 10 lần tôi nghĩ đến chuyện ly hôn…
Tôi đã viết đơn ly hôn…
Chúng tôi không cùng quê, nhưng cùng là dân tỉnh lẻ lên thành phố lập nghiệp. Chồng tôi hơn tôi 5 tuổi và chỉ học hết trung cấp, anh ấy làm công nhân cho một doanh nghiệp nước ngoài, nên lương cũng chỉ ba cọc ba đồng. Còn tôi, tốt nghiệp đại học tài chính kế toán, công việc ổn định và thu nhập cũng khá. Và nghiễm nhiên tôi là lao động chính trong gia đình,…
Trước khi cưới, nhiều người, trong đó có cả bố mẹ tôi cũng cảnh báo không nên lấy chồng kém mình về trình độ, vì như thế sẽ vất vả nhưng tôi không quan tâm. Vì nghĩ anh ấy là người chăm chỉ, chịu khó vì thế chắc sẽ không để mẹ con tôi chết đói. Nhưng quả thực, đến bây giờ tôi mới hiểu lựa chọn của mình đã sai. Phụ nữ lấy chồng kém về trình độ với mình là một thiệt thòi rất khó bù đắp.
Video đang HOT
Tôi đã sai lầm khhi lấy một người chồng kém mình về trình độ
Chuyện chẳng có gì nếu như không có thêm đứa con, vợ chồng tôi vẫn vui vẻ và tôn trọng nhau ngay cả những lúc anh ấy nghỉ việc ở nhà. Nhưng từ khi tôi chuẩn bị sinh em bé, do ở thành phố thuê nhà chật chội, nên vợ chồng tôi quyết định về quê sinh. Tuy tôi chẳng yêu cầu, nhưng anh cũng quyết định nghỉ việc ở nhà để chăm sóc vợ con. Nghĩ rằng chỉ vài ba tháng nên tôi cũng chẳng nói gì, nhưng ngay cả đến khi con tôi đã được 1 tuổi rồi mà anh vẫn không chịu đi làm.
Hai vợ chồng trẻ, lại xuất thân từ nông thôn, bố mẹ 2 bên không nhờ vả được vì thế tích lũy được bao nhiêu thì cũng đẻ đứa con là hết. Sốt ruột vì không có tiền, tôi thúc giục anh đi xin việc làm từ lúc con mới được 2-3 tháng để tôi yên tâm chăm con, nhưng anh cứ khất lần khất lượt không đi làm, quá buồn chán với chồng, lại lo lắng vì không có tiền nuôi con, nên con được 3 tháng trời tôi đã phải lóc cóc nhận việc về nhà làm thêm. 4 tháng trời tôi phải đưa con lên nhà trọ nhờ người về trông để đi làm vì chồng tôi cũng chẳng tự chăm sóc được con. Hết làm chính ở cơ quan lại nhận việc thêm, rồi việc nhà cửa, chăm sóc con cái… Cứ tưởng thấy vợ con vất vả chồng tôi sẽ thay tính đổi nết, nào ngờ vẫn chứng nào tật nấy, không chịu đi xin việc làm.
Bực nhất là, chiều nào tôi đi làm về cũng thấy chồng đang ngồi ôm máy tính đánh picachu. Nhiều lần cũng vì chuyện này mà hai vợ chồng tôi đã to tiếng. Thực sự tôi không muốn nhắc đến hai từ ly hôn, mà muốn chồng mình thay đổi và sống có trách nhiệm hơn với bản thân mình và vợ con, nhưng anh ấy lại không chịu hiểu những gì tôi nói. Đã thế, anh còn luôn có thái độ thách thức tôi kiểu như “có giỏi thì viết đơn ly hôn, tôi ký”.
Tôi đã viết đơn ly hôn và ký sẵn, chỉ cần tôi đưa lá đơn này đến cho anh ký vào có nghĩa là cuộc hôn nhân của tôi và chồng sẽ chấm dứt. Và đứa con tôi sẽ phải chịu cảnh gia đình chia ly, vì thế tôi cứ băn khoăn không biết có nên đưa cho anh hay không. Và liệu đây có phải là giải pháp duy nhất cho hoàn cảnh của gia đình tôi lúc này không?. Xin hãy cho tôi một lời khuyên.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Cảm xúc của các tân sinh viên tỉnh lẻ
Hầu hết các bạn í thấy mọi thứ đều lạ lẫm, không có lấy một chút gọi là thân quen.
Ngơ ngác mò đường
Khỏi nói rồi, đất khách quê người mà, đi ra đường là ngơ ngơ ngác ngác, cầm trên tay cái bản đồ thỉnh thoảng lại mở ra ngâm một hồi, rồi là gắn liền với xe buýt, lại thêm một vấn đề nữa phải "ngâm" là tuyến nó chạy ngang chạy dọc như thế nào. Đấy, để thuộc đường là phải mất cả một thời gian dài, phải mất một quá trình đi lùng quanh trở thành "ma" mò đường!
Chỗ ở tự tay chăm lo
Hầu như các bạn tân sinh viên tỉnh lẻ như chúng tớ đều phải thuê nhà, cũng có những bạn có nhà riêng hoặc ở với họ hàng nhưng số đó rất ít. Thuê nhà trọ, tưởng như một cuộc sống màu hồng sẽ bắt đầu với việc được đi ăn linh tinh ngoài đường và bỏ bữa vô tổ chức, thích đi chơi lúc nào thì đi không ai quản... Bắt đầu một cuộc sống mới, phải làm tất tần tật những thứ trong nhà, phải sắm sửa từng lọ nước rửa bát, từng gói bột giặt, kem đánh răng, giấy vệ sinh... đều là những thứ hàng ngày chúng ta chẳng hề quan tâm đến vì đã có mẹ làm. Nhà bẩn thì phải dọn, quần áo bẩn cũng phải giặt không thể nằm ườn ra đình công được vì như thế thì cái "chuồng" sẽ có một mùi hương không dễ chịu chút nào. Đúng là "tự sinh tự diệt", làm gì có cái gọi là màu hồng như ban đầu nữa.
Nhớ nhà...
Đi xa ai không khỏi nhớ nhà, nhớ những cái quen thuộc hàng ngày, nhớ bố, nhớ mẹ, nhớ em... Nhớ những con đường thô sơ, chẳng hề lung linh như các thành phố lớn, nhớ cả các quán xá đã từng mài mòn đít quần, nhớ cả các món ăn mà hồi học sinh cứ tụm năm tụm bảy lê lết khắp nơi... Ví như nếu xác định đi chơi 1 tuần rồi về thì ai cũng thấy bình thường, nhưng vấn đề ở chỗ thời gian nó không có ngắn như thế, bố mẹ cùng bản thân đều nghĩ sẽ đi lâu dài, cái cảm giác chia tay và nghĩ lâu lâu sau mới gặp lại thực sự khiến người ta nóng khóe mắt. Chỉ cần mẹ gọi điện hỏi những câu đơn giản "Con ăn cơm chưa?" "Có muốn ăn gì không để mẹ gửi ra?"... là lại muốn nhảy tàu về nhà để trở thành đứa con nhỏ bé, nũng nịu để được bố mẹ nuông chiều.
Ở nhà thì bố mẹ suốt ngày đuổi "Xùy xùy, mau mau biến đi học đi" đến lúc hỏi "Có nhớ con không?"thì vẫn cố chấp "Không" nhưng thực ra, những người làm bố làm mẹ luôn quan tâm chúng ta, không muốn chúng ta phải lo lắng vì họ, không muốn chúng ta đi đi lại lại nhiều vì tàu xe nguy hiểm. Bố mẹ cũng nhớ chứ, nhớ hơn chúng ta rất nhiều nhưng họ biết phải kìm nén vì chính chúng ta. Bảo sao ai đi cũng nhớ nhà là vậy, vì những cái quá đỗi quen thuộc hằng ngày nên khi xa nó ta cảm thấy thiếu thiếu thứ gì đó.
Kết
Cuộc sống của một tân sinh viên tỉnh lẻ biết bao lạ lẫm, vui có, buồn có. Bắt đầu một cuộc sống hoàn toàn mới để học làm một con người hoàn chỉnh, học quan tâm người khác, học xa nhà... Cái gì mới, cái gì lạ, cái gì không quen đều khiến người ta cảm thấy khó khăn, nhưng đừng vì nó mà nản lòng, hãy lấy đó làm động lực, làm mục tiêu để cố gắng, biết đâu chính những thứ đó sẽ khiến cho cuộc sống chúng ta trở nên thú vị!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Thiếu gia "tỉnh lẻ" dự thi Đại học bằng Lexus, Bentley Trong khi nhiều thí sinh "lai kinh ứng thí", tay xách nách mang đồ đạc, tất tưởi tìm nhà trọ, thì có những thiếu gia "cưỡi xế hộp" giá cả chục tỉ đồng đi thi, ở khách sạn năm sao, có kẻ hầu, người hạ. Chiếc xe xịn chưa có biển số đưa Tuấn đi thi đại học. Ảnh: Minh Đức. "Ông chủ"...