Tôi muốn bán nhà đất để dưỡng già nhưng bị phản đối, tôi bật khóc hỏi một câu, các con liền đáp lại bằng sự im lặng đến đáng sợ
Người mẹ bất hạnh, có tài sản mà không thể bán đi để hưởng thụ lúc cuối đời, con cái thì chỉ nhìn vật chất chứ chẳng nhớ gì tới tình thân.
Tôi có 4 người con, tất cả đều đi làm xa, kinh tế của các con bình thường, tiền làm ra chỉ đủ nuôi các cháu, vì thế tôi cũng chẳng được nhờ vả gì.
Người ta có lương hưu, nghỉ ngơi an nhàn, còn tôi 70 tuổi vẫn phải đi làm thuê hay nhặt đồng nát để kiếm tiền sống qua ngày. Dù tôi luôn cố gắng làm việc chăm chỉ mỗi ngày nhưng bệnh tật nhiều nên có đồng tiền nào lại phải lo chữa trị.
Năm nay, sức khỏe tôi yếu, làm việc chậm chạp, chẳng ai mướn tôi làm nữa. Một tháng nay, tôi không có tiền để mua gạo nên phải vay tiền hàng xóm. Đến ngày trả tiền rồi mà tôi chưa có và phải khất người ta.
Bữa ăn hằng ngày của tôi chỉ là cơm với rau xin của hàng xóm, nhiều người thương tình thỉnh thoảng mang đồ ăn thừa cho tôi sống qua ngày.
2 tuần trước, tôi bị đột quỵ, may được hàng xóm phát hiện và đưa đi bệnh viện cấp cứu. Sau khi xuất viện, tôi được đưa về nhà con út ở tạm. Khi các con ngồi họp, tôi ở trong nhà nghe thấy tất cả.
Mấy người em muốn con trưởng đảm nhận trách nhiệm nuôi mẹ, vì có điều kiện nhất trong các anh em. Nhưng con nói vợ khó tính khó nết, sợ sống chung, tôi sẽ là người khổ nhất.
Con cả muốn mọi người góp 2 triệu để trả công và tiền ăn cho con út nuôi tôi. Con út nói mẹ nhiều bệnh tật, đêm hôm phải chăm sóc vất vả, những khi bà bệnh phải nghỉ việc đưa đi viện tốn thời gian và tiền bạc. Số tiền các anh trả cho chỉ đủ trả người giúp việc, chưa có tiền ăn uống và ốm đau đi viện.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Tranh cãi một hồi nhưng chẳng đâu vào đâu, chỉ khiến các con căng thẳng bực tức hơn. Không muốn bản thân là gánh nặng cho con cái, tôi ra khỏi phòng và nói là sẽ bán nhà để có tiền dưỡng già, không phải nhờ vả con nào hết.
Nghe thế, các con đồng loạt phản đối không cho bán đất. Nếu tôi mà bán đất, các con sẽ không ký vào giấy tờ, khi đó, tôi chẳng thể bán được tấc đất nào.
Mảnh đất 200m2 là tài sản của vợ chồng tôi vất vả kiếm được, vậy mà giờ không được bán để dưỡng già. Tôi rất tức giận khi bản thân bị các con kiểm soát. Tôi nói trong tiếng khóc:
“Không con nào chịu nuôi mẹ, đất cũng không cho bán. Vậy giờ mẹ lấy tiền đâu để sống và chữa bệnh đây?”.
Đáp lại câu hỏi của tôi là sự im lặng đến đáng sợ của các con. Nhớ ngày nhỏ, các con ốm đau triền miên, không biết bao đêm tôi phải thức trắng ôm con. Ngày đưa con đi bệnh viện không có tiền, tôi phải đến nhà người ta quỳ xuống van xin họ mới cho vay tiền.
Bây giờ đủ lông đủ cánh, các con không còn nhớ đến mẹ già này nữa. Tôi phải làm sao bây giờ?
Gần chục năm trời sợ con cái nhăm nhe tài sản, mẹ tôi nghẹn đắng khi nhận được tờ giấy trong hộp cơm
Vậy là sau chuyến viếng thăm bất ngờ ấy, mẹ tôi đã không còn cô con gái nào tên Hạnh nữa.
Gia đình tôi là một gia đình có rất nhiều chuyện kỳ lạ. Bố mẹ tôi có đăng ký kết hôn nhưng không ở chung với nhau. 2 người thuê 2 cái nhà để sống riêng, thi thoảng mới gặp nhau ăn một bữa cơm trong im lặng.
Từ khi ra đời cho đến năm 6 tuổi, tôi cứ nghĩ mình là con gái duy nhất của mẹ. Nhưng lúc tôi chuẩn bị nhập học lớp 1 thì mẹ dắt về một đứa trẻ khác và bảo đó là chị gái ruột của tôi.
Chị Hạnh lớn hơn tôi 4 tuổi. Trước khi dọn về sống cùng tôi và mẹ thì chị ở quê với ông bà nội. À ông bà cũng là một chuyện kỳ lạ khác. Tôi biết mình có ông bà nội ngoại nhưng không biết mặt họ, mãi đến khi họ lần lượt qua đời thì bố mẹ mới dắt chị em tôi về chịu tang. Tôi chỉ thấy ông bà qua mấy bức ảnh thờ và chẳng có kỉ niệm nào với họ cả.
Đến tận bây giờ khi đã gần 30 tuổi, tôi vẫn chưa biết lý do tại sao ngày xưa mẹ lại giấu chị Hạnh đi và không cho ai biết đến sự tồn tại của chị. Cả nhà không ai kể gì với tôi hết. Là chị em ruột nhưng chúng tôi luôn có khoảng cách vô hình khó nói. Chị vẫn quan tâm chăm sóc tôi đúng với vai trò chị gái, nhưng chúng tôi không thân thiết tình cảm với nhau như những cặp chị em khác.
Lúc bé chị Hạnh ít nói và lầm lì, tới khi trưởng thành thì chị lại càng kiệm lời hơn. Chị không hay nói chuyện với mẹ vì 2 người khắc khẩu, một năm 365 ngày thì chắc phải 200 ngày mẹ tôi to tiếng cãi cọ với chị. Số ngày còn lại là họ im lặng tránh mặt nhau, hoặc vắng nhà.
Mối quan hệ của chị với mẹ trở nên căng thẳng hơn sau khi chị Hạnh lấy chồng. Mẹ chỉ cho chị 10 triệu và chiếc xe máy cũ làm của hồi môn, ngoài ra không cho thêm vàng hay gì khác. Rất nhiều người có mặt tại đám cưới đều ngạc nhiên khi thấy gia đình cô dâu không trao bất cứ thứ gì ngoài mỗi chiếc phong bì mỏng dính. Tôi đã tặng chị 2 chỉ vàng từ lễ ăn hỏi rồi, nên khi thấy chị Hạnh tủi thân giữa đám cưới thì tôi cũng bối rối không biết phải làm sao.
Mẹ tôi vốn dĩ luôn lạnh nhạt và thờ ơ với chị Hạnh như thế. Lắm lúc tôi không hiểu chị có phải con gái ruột của mẹ không mà mẹ lại đối xử với chị bằng thái độ đó suốt mấy chục năm trời. Chị cũng chưa bao giờ đòi hỏi gì từ mẹ, ngày lên xe hoa về nhà chồng, chị cũng không nói câu nào với mẹ hết.
Vài lần tôi nhịn không nổi, bảo mẹ rằng nên đối xử tốt với chị Hạnh một chút để về già còn có người chăm lo. Mẹ dửng dưng bảo tôi không cần lo cho chị ấy, bởi không có mẹ thì chị vẫn sống tốt. Tôi lắc đầu nghĩ bụng sau này kiểu gì cũng có lúc mẹ sẽ hối hận. Không ngờ điều tôi nghĩ lại biến thành sự thật một cách nhanh chóng.
Hôm mẹ bị tai biến thì may mắn cả tôi lẫn bố đều đang ở nhà. 2 bố con đang nói chuyện thì nghe tiếng rầm trong phòng ngủ, mẹ ngã xuống đất rồi bất động không biết gì cả.
Sau khi tai biến mẹ tôi chỉ nằm một chỗ, vận động lẫn ăn uống đều khó khăn. Chỉ có tôi thường xuyên qua lại chăm sóc mẹ chứ chị Hạnh cũng ít khi về. Tôi lấy chồng sau chị 2 năm, tôi cũng bận gia đình riêng với công việc, nhưng ngoảnh đi ngoảnh lại thì chẳng có ai chăm sóc mẹ nên tôi đành chịu vất vả thêm chút.
Tôi tưởng sau khi gặp biến cố nặng nề ấy thì mẹ sẽ thay đổi tính nết. Nhiều lần tôi cũng cố gắng tạo cơ hội để giúp chị với mẹ hàn gắn tình cảm, nhưng chính mẹ tôi lại là người phá hỏng tất cả. Bà hay phản ứng thái quá với chị Hạnh, kể cả khi nằm liệt một chỗ được con gái lớn qua thăm thì bà cũng khó chịu, cứ mắng mỏ đuổi chị về.
Đã vậy mẹ tôi còn nảy sinh một vấn đề tâm lý khá lớn. Đó là từ lúc đổ bệnh, mẹ cứ hay ám ảnh với suy nghĩ chị Hạnh sẽ lợi dụng tình cảnh để... lấy mất tài sản của mẹ. Gần chục năm trời hậu tai biến, lúc nào mẹ tôi cũng chỉ lo chị Hạnh sang nhà hỏi chuyện di chúc với chia nhà chia đất.
Tôi hỏi tại sao mẹ cứ coi chị như người dưng nước lã vậy, mẹ chỉ im lặng không đáp. Không rõ giữa mẹ và chị có vấn đề gì mà mẹ lại khó chịu như thế. Lúc nào mẹ chỉ sợ mất hết tài sản vào tay con gái ruột, mà sự thực thì mẹ chỉ có mỗi căn nhà chứ giàu có gì đâu!
Tôi rất buồn khi chứng kiến khoảng cách giữa mẹ với chị gái càng ngày càng xa. Có một lần chị Hạnh từng vô tình tiết lộ cho tôi biết, rằng hồi xưa mẹ không muốn đẻ chị ra, chị là kết quả của một sai lầm nào đó nên mẹ mới không thích nuôi chị, cố ý gửi chị về quê nội và không thừa nhận sự tồn tại của cô con gái này. Tôi thì không đến mức bị mẹ bỏ bê, nhưng cuộc sống của tôi cũng buồn tẻ và chẳng mấy khi hạnh phúc.
Tôi biết chị Hạnh là một cô gái tốt, chị ấy chỉ ít nói thôi chứ bản thân chị là người giỏi giang, tinh tế, hiểu chuyện và sống biết điều. Nhưng thói đời ai càng biết điều thì lại càng bị thiệt. Chị Hạnh quen lớn lên từ sự lạnh nhạt của mẹ, chị chấp nhận chuyện đó và sống bằng nghị lực của riêng mình.
Tôi khuyên mẹ nên thả lỏng tinh thần và nối lại tình mẫu tử với chị Hạnh, bởi bây giờ sức khỏe bà ngày càng kém, chẳng ai biết ngày mai chuyện gì sẽ xảy ra. Chẳng có gì đáng quý hơn người thân gia đình vì một giọt máu đào hơn ao nước lã. Mẹ cứ đề phòng và nghĩ xấu về chị Hạnh thế, liệu mẹ có nhớ chị cũng là con ruột do chính mẹ đẻ ra không? Chị chưa từng làm gì sai trái có lỗi cả, thậm chí chị đã cố hết sức để làm tròn chữ hiếu rồi. Vậy mà chẳng hiểu sao mẹ cứ phủ nhận sự tồn tại của chị một cách vô lý như thế?
Hôm nay chị Hạnh đưa 2 con qua thăm bà ngoại. Mẹ tôi gần đây bị loét lưng do nằm nhiều quá, tay chân co quắp, trời rét nên xương khớp cũng đau nhức. Hôm trước tôi nhắn tin kể cho chị Hạnh nghe, chắc chị muốn mang thuốc bổ sang cho mẹ nhưng không có cớ gì nên mới mang theo lũ trẻ để đỡ ngại.
Ai ngờ mẹ tôi phản ứng khá gắt, bà gạt túi thuốc chị Hạnh mua xuống đất và đuổi chị về. Bà lại nhắc chuyện két sắt tiền vàng nọ kia, kêu chị tôi đừng mơ tưởng được mẹ cho mẩu đất hay góc nhà nào. Quá quen với điều đó nên chị Hạnh im lặng chẳng đáp lời nào. Chị nhặt túi thuốc lên xong để lại một tờ giấy trong hộp cơm mà chị tự nấu mang sang cho mẹ.
Nhìn tờ giấy con gái lớn để lại, mẹ tôi dán chặt mắt không rời vào dòng chữ "khước từ tài sản". Vậy là chị tôi đã khẳng định chính kiến bản thân để mẹ tôi thấy rõ rằng chị không ham bất cứ thứ gì mà mẹ đang có. Thật đau lòng làm sao. Tờ giấy ấy cũng coi như kết thúc tình mẫu tử của mẹ và chị, bởi lúc bước ra khỏi phòng mẹ, chị đã nói với tôi rằng từ nay về sau chị không bao giờ trở về căn nhà này nữa. Chị còn dặn tôi là dù mẹ có xảy ra chuyện gì cũng đừng báo với chị, bản thân chị đã quá mệt mỏi với sự ích kỷ và vô tâm của mẹ rồi.
Tôi tự hỏi từ giây phút chị Hạnh chào đời, đã có khoảnh khắc nào mẹ thật lòng thương cô con gái do mình dứt ruột đẻ ra hay chưa?...
Em trai quyết nhận nuôi cha mẹ nhưng từ chối 2 tỷ dưỡng già của ông bà, một mực đẩy tiền sang cho tôi Biết không thể khuyên được em trai tôi nữa nên bố mẹ cũng đồng ý với cách làm của em. Bố mẹ tôi đều là giáo viên về hưu nên có tiền lương hưu, mỗi tháng cũng hơn 20 triệu. Ông bà tiết kiệm được 2 tỷ nhưng giấu kín, không cho các con biết với lý do sợ các con phân bì,...