Tôi mua sắm lãng phí để trêu ngươi chồng chi li, cuối cùng thì…
Không chạy về với mẹ nữa, tôi khóc với chính mình. “ Sao mãi mà vẫn chưa trưởng thành hả con?”. Bây giờ tôi mới hiểu câu nói của mẹ. Xấu chàng hổ thiếp ích gì cho gia đình tôi?
Lần thứ ba tôi bế con về, mẹ tôi lắc đầu: “Mãi mà vẫn chưa trưởng thành được hả con?”.
Tôi quay trở lại với chồng và bắt đầu lại bằng cách ghi rõ mọi chi tiêu trong ngày vào tờ giấy A4. Trước đây, khi chồng hỏi: “Tiền anh đưa có thấy em mua sắm gì đâu mà hết nhanh vậy?”, tôi ú ớ vì không thể nhớ rõ, mà những món tôi nhớ được thì cộng lại không trùng khớp với tiền chồng đưa. Cứ nhớ nhớ quên quên kiểu đó khiến tôi điên đầu mỗi khi chồng thở dài. Một cô vợ vụng về thật đáng để chồng thở dài. Mình có vụng về quá không? Nhiều lần tôi tự hỏi.
Ghi rõ ra giấy mới thấy có nhiều khoản lặt vặt mà cộng lại thì thành con số đáng kể. Ví dụ như mua cái khăn mặt hai chục ngàn đồng, tuýp kem đánh răng bốn chục, và cũng giá bốn chục hai cái bàn chải đánh răng loại lông mềm, đổ xăng hết năm chục và chở con đi học về ngang qua hàng bánh bao ngừng lại mua cho cu Tý hai chục ngàn. Sau đó là cây kem dưa lưới giá cũng hai chục.
Tôi mua sắm lãng phí để trêu ngươi chồng chi li, cuối cùng thì… (Ảnh minh họa)
Về tới nhà, vô bếp, mới nhớ ra đã hết dầu ăn. Vội chạy xuống siêu thị ở tầng một mua chai dầu đậu nành giá bốn tám ngàn. Quầy bên cạnh có thông báo khuyến mãi nước mắm mà hôm nay là hạn cuối, mua luôn hai chai giá chín chục ngàn. Ông bảo vệ chìa ra tờ giấy thu tiền internet một trăm chín hai ngàn năm trăm cộng với phí năm ngàn và nhắc tôi nợ ba lăm ngàn tiền tôi nhờ ông đem cái bàn ủi đi sửa giùm…
Chồng lướt mắt qua những dòng chữ và con số kín đặc trang giấy và nói bằng giọng thờ ơ: “Lung tung quá”. Tôi cũng thấy là lung tung quá. Nhưng mà rõ ràng hơn trước khi tôi ghi ra giấy rất nhiều. Chí ít là tôi biết rõ mình không vụng về làm mất tiền. Rơi rớt một tờ năm trăm ngàn đâu phải chuyện đùa.
***
Video đang HOT
Đôi khi tôi lại rơi vào bối rối khi chồng hỏi: “Anh nhớ là mới Chủ nhật vừa rồi em mua cả thùng sữa tươi mà đã hết rồi sao?”. Ừ, chồng nhớ rất chính xác. Và tôi cố lục lọi trong đầu để nhớ ra buổi chiều Chủ nhật đó có ông chú tới chơi. Nhà chú đông con, tôi gửi mấy lốc sữa về làm quà cho mấy đứa cháu. Thêm một kinh nghiệm, vậy nên tờ giấy A4 có thêm dấu hoa thị chú thích lý do cho những món hết nhanh.
Tôi ghét cái kiểu chồng lướt mắt qua tờ giấy chi chít chữ và số một cách thờ ơ, cứ như việc tôi ghi ra giấy là vì tôi thích quan trọng hóa vấn đề. Đôi khi tôi bỗng thấy lòng mình sôi sùng sục và tôi bùng nổ bằng tờ giấy chỉ ghi một dòng “hũ kem dưỡng da triệu hai”.
Nhìn hai con mắt chồng khựng lại trên tờ giấy, tôi khoái trá hả hê. Muốn mọi sự rõ ràng thì tôi rõ ràng cho mà biết. Tôi nhận ra tôi có thể trả đũa tính chi li của chồng bằng cách tiêu xài thẳng tay. Tuần sau, thêm tờ giấy chỉ có một dòng, là tôi mua một cái váy giá triệu rưỡi với lý do đám cưới con bà cô. Và tuần sau nữa, là cái áo khoác da ba triệu chuẩn bị cho mùa đông sắp đến. Lý do thật chính đáng.
Hai mùa đông liên tiếp trời không lạnh nên cái áo khoác da vẫn mới tinh trong tủ mà kiểu dáng thì đã lỗi thời. Tôi chợt nhận ra mình xử sự tệ hại chẳng kém gì cái tính chi li của chồng. Tôi chỉ muốn lên án chồng và hành xử theo cảm tính. Ích gì cho tôi? Ích gì cho cu Tý đã biết hỏi tại sao thế này tại sao thế kia và đã biết lấm lét lặng im khi tôi và chồng mặt nặng mày nhẹ bên mâm cơm.
Tôi đang làm gì gia đình mình đây khi chỉ muốn bực bội và đối đầu?
Nhận thức bất ngờ khiến tôi khóc một trận đã đời. Không chạy về với mẹ nữa, tôi khóc với chính mình. “Sao mãi mà vẫn chưa trưởng thành hả con?”. Bây giờ tôi mới hiểu câu nói của mẹ. Xấu chàng hổ thiếp ích gì cho gia đình tôi?
***
Tôi thôi những trò mua sắm lãng phí để trêu ngươi chồng và bắt đầu hành trình dành dụm. Thay vì than thở với mọi người về tính chi li của chồng khiến tôi nhiều khi phải xấu hổ thì hàng ngày tôi bỏ ống, dành tới khi hai bên nội ngoại có việc thì thay mặt chồng đóng góp.
Không buồn phiền kể lể nữa, tôi tham dự những cuộc họ hàng và xóm giềng như một đại diện của gia đình và khi ai đó hỏi tới chồng thì tôi tìm lý do chính đáng cho sự vắng mặt của anh. Tôi kể những mẩu chuyện vui về anh. Vậy, tôi biết là mình có bổn phận làm đẹp mặt chồng tức là làm đẹp cho gia đình mình.
Và lạ lùng sao, khi nói vui về chồng, tôi bỗng cảm thấy như từ trước tới giờ mình quá khắt khe với anh. Có phải tôi đòi hỏi quá không? Bạn bè tôi tâm sự có ông chồng tính trăng hoa, có ông chồng rượu chè ham chơi… Có khi đồng nghiệp tôi tới công ty với gò má sưng vù và chẳng ai tin lời dối bị đập mặt vô cánh cửa.
Nhân vô thập toàn. Mà chồng tôi hết giờ làm việc thường về nhà ngay, anh không vô bếp nhưng anh sẵn sàng chơi với con để tôi rảnh tay nấu nướng. Buổi tối, anh là người đọc truyện cổ tích cho cu Tý nghe. Tôi ghét mùi khói thuốc lá, mỗi khi hút anh đều đi ra ngoài ngay cả khi trời đang mưa…
Nếu có ai đó thắc mắc, mọi thứ đều ghi rõ trong tờ A4 thì làm sao tôi dành dụm tiền riêng được? Thật khó trả lời rành mạch câu hỏi này. Là đàn bà, trừ phi bạn muốn buông tay, còn một khi bạn muốn vun vén xây đắp cho gia đình mình thì bạn sẽ tìm ra cách.
Mười năm trôi qua kể từ khi tôi nhận ra hạnh phúc gia đình mình không thể tự nhiên mà có. Tôi đã “trưởng thành” như mẹ tôi nói đã làm vợ và làm mẹ thì cần phải vậy.
Những tờ giấy A4 không còn là nỗi buồn. Khi tôi ghi ra những con số chi tiêu trong ngày là chính tôi muốn kiểm soát tài chính gia đình mình và thậm chí tôi còn bắt chồng phải “khai” ra luôn những khoản chi của anh. Tôi còn bắt anh phải bỏ thuốc lá. Chỉ vì tiết kiệm thôi, chẳng phải vì tôi lo cho sức khỏe của anh đâu!
Vậy, bằng sự thay đổi tích cực của mình, tôi đã “giành” được quyền kiểm soát và không phải chỉ là tiền bạc…
Theo Phunuonline
Chồng đánh con vì cháu không muốn đi du lịch với bà nội
Sau vụ việc trên, tôi thà ly dị chồng chứ không muốn con tiếp xúc nhiều với ông bà nội nữa.
ảnh minh họa
Tôi 35 tuổi, lấy chồng được 10 năm, có một cháu trai 9 tuổi và một cháu gái 3 tuổi rưỡi. Chồng tôi làm kinh doanh vật liệu xây dựng nối nghiệp bố mẹ, tôi là quản lý bộ phận cho một doanh nghiệp nước ngoài. Kinh tế trong nhà do anh đóng góp chủ yếu, bù lại anh bận rộn đi lại các nơi, ít có thời gian giúp đỡ tôi việc nhà và dạy dỗ chăm sóc các con. Chúng tôi yêu nhau từ khi còn là sinh viên. Sau khi ra trường, tôi xin học bổng đi du học thạc sĩ tại Ba Lan 2 năm, còn anh không đi kiếm việc mà tiếp quản công việc quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng của bố mẹ.
Trải qua nhiều sóng gió, cuối cùng chúng tôi cũng đến được với nhau dù hai gia đình phản đối. Bố mẹ tôi làm công chức nhà nước, mong muốn tôi lấy một người có cùng gia cảnh và học vấn. Tôi học thạc sĩ còn chồng tốt nghiệp một trường cao đẳng hạng trung, một phần cũng vì tôi không theo tiếp chương trình học tiến sĩ mà về nước để lấy anh. Bố tôi từng hy vọng chuyện tôi tiếp tục học tiến sĩ ở nước ngoài vì ông đã dang dở cơ hội này. Tuy nhiên tôi thấy mình không đủ can đảm để học tiếp 5 năm nên đã về nước rồi kết hôn. Còn phía gia đình chồng tôi ban đầu không thích tôi, lý do tôi trầm tính, ngoại hình bình thường, công việc không thể hỗ trợ gì cho việc kinh doanh của anh.
Tôi đến bây giờ cũng nhiều lúc thấy hối hận khi không nghe lời khuyên của bố ngày trước. Việc nền tảng, lối sống của hai gia đình khác nhau khiến cuộc sống chúng tôi có nhiều mâu thuẫn. Chồng tôi đã suy nghĩ thoáng hơn bố mẹ anh, nhưng nhiều quan niệm sống và tư duy của anh vẫn có nhiều điều giống ông bà nội, đặc biệt trong vấn đề giáo dục con cái. Trong khi tôi luôn hướng cho 2 con tự lập, sống giản dị, yêu thiên nhiên, ham thích khoa học thì phía nhà nội luôn chê trách tôi dạy con không khéo, để các cháu còi dù chiều cao cân nặng các cháu đều trong chuẩn, đen vì các cháu đều thích vận động ngoài trời, không cho cháu đi học thêm, không ăn diện cho các cháu.
Mỗi lần cho các cháu về nhà nội chơi là một lần tôi phải căng mình để bảo vệ các con khỏi những "lời dạy dỗ" của nhà nội. Tôi dạy con ý thức bảo vệ thân thể mình thì ông bà chê trách các cháu không tình cảm, lạnh lùng như mẹ, không cả cho bà nội "sờ chim". Con trai tôi rất thích chó thì ông bà bắt cháu xem cảnh làm thịt chó "để sau này còn biết mà làm" khiến cháu bị ám ảnh mất nhiều ngày, đến bữa còn bắt cháu ăn dù cháu không thích, mắng cháu yếu đuối. Cô em gái của chồng tôi thì mang con gái tôi ra trang điểm để chụp ảnh đăng lên mạng xã hội. Hai ông bà thường xuyên lén tôi cho các cháu ăn bánh kẹo, trà sữa, đồ ăn vặt chiên rán để vỗ béo cháu. Ông nội đi đánh bài ăn tiền còn rủ con trai tôi đi cho cháu "tập làm toán". Bà nội và cô cho con gái tôi mặc những trang phục không phù hợp, nhồi vào đầu cháu suy nghĩ "sau này phải xinh đẹp thì mới lấy được chồng giàu có".
Tôi đã nhiều lần nói với chồng về việc này, nhưng chồng tôi chỉ ậm ừ. Anh nói hiểu cách giáo dục cháu của ông bà không phù hợp nhưng lại không nói thẳng thắn được với ông bà. Có lẽ chính anh cũng một phần ngầm đồng tình với những điều đó. Đỉnh điểm là việc con trai tôi đạt giải thưởng một cuộc thi sáng tạo cho trẻ em, phần thưởng cho cháu là một chuyến du lịch 2 ngày 2 đêm quan sát thiên nhiên tại một khu du lịch với một người thân là cha mẹ hoặc ông bà ruột thịt. Đây là thành quả nỗ lực của cháu suốt nhiều tuần đọc sách tìm hiểu, ghi chép và làm mô hình với sự giúp đỡ của ông ngoại. Cháu rất hào hứng cho chuyến đi và muốn ông ngoại đi cùng.
Bà nội cháu biết chuyện, muốn đi cùng nhưng cháu nói là muốn đi cùng ông ngoại do ông đã giúp đỡ rất nhiều trong việc xây dựng mô hình. Trong lúc tức giận, bà có chửi cháu: "Mày được thông minh giỏi giang như này là giống nhà nội, chứ giống ông ngoại mày thì được cái trò trống gì". Con trai tôi cãi lại: "Ông ngoại trước đây làm kỹ sư mới lắp được mô hình cho cháu, cả nhà nội toàn người không đi học có ai biết gì mà giúp cháu đâu". Ngay lập tức, cháu bị bố đánh vì tội láo, dám cãi ông bà. Chồng còn chỉ trích tôi dạy con khinh thường nhà nội dù tôi chưa bao nói điều gì không tôn trọng nhà nội với cháu.
Hiện tại chúng tôi chiến tranh lạnh với nhau. Bố tôi biết chuyện, gọi điện nói dối cháu là có hẹn với bạn nên không đi với cháu được, còn động viên cháu rủ ông bà nội đi cùng. Tuy nhiên nhìn cháu buồn rầu, đi chơi trong miễn cưỡng làm tôi không cam lòng. Vợ chồng tôi đều bận không thể đi được cùng cháu, chứ tôi không muốn bao công sức cháu cố gắng để rồi lại có một chuyến đi không vui vẻ. Làm sao để nhà nội tôn trọng cách sống và quyết định của các cháu? Sau vụ việc trên, tôi thà ly dị chồng chứ không muốn con tiếp xúc nhiều với ông bà nội nữa.
Theo VNE
Thấy vợ đột ngột từ bỏ vị trí phó phòng cùng bao tâm huyết, chồng liên tục trách mắng nhưng lại rơi nước mắt khi biết được sự thật Huy chết trân khi nghe hết chuyện. Anh không nói được nửa lời, nghĩ đến người phụ nữ một lòng vì mình mà xót xa... Thu là một phụ nữ hiện đại kiểu mẫu. Cô giỏi việc cơ quan, đảm việc nhà, lại xinh đẹp, đằm thắm. Từ ngày cô về làm dâu, cả nhà chồng từ bé đến lớn không ai chê...