“Tôi mong có 1.000 tàu ngầm Trường Sa bám biển”
Doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa cho biết nhanh nhất là một tháng nữa tàu ngầm Trường Sa sẽ tiếp tục ra khơi, và lần ra khơi tới, chắc chắn tàu ngầm Trường Sa sẽ thử nghiệm thành công.
Tàu ngầm Trường Sa gặp sự cố trên biển vì gãy chân vịtÔng già Ozon: Tôi lấy tính mạng đảm bảo cho tàu ngầm Trường Sa”Không biết dùng tiêu chuẩn nào để đánh giá tàu ngầm Trường Sa”
Ông Nguyễn Quốc Hòa cắm cờ Tổ quốc lên tàu ngầm Trường Sa 01
Chiều ngày 2/6/2014, phóng viên báo Đất Việt đã có cuộc trao đổi với doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa, người chế tạo chiếc tàu ngầm mini mang tên Trường Sa 01.
Sau lần thử nghiệm không thành công hôm 30/5/2014, ông Nguyễn Quốc Hòa hiện đang đưa tàu ngầm Trường Sa về xưởng sản xuất của mình và tiến hành trùng tu sửa chữa. Doanh nhân này cho biết nhanh nhất là một tháng nữa con tàu sẽ tiếp tục được ra khơi, và lần ra khơi tới, chắc chắn tàu ngầm Trường Sa sẽ thử nghiệm thành công.
Tuy nhiên, điều khiến ông Nguyễn Quốc Hòa luôn đau đáu trong lòng không phải là xin phép thử nghiệm ra sao, tàu hoạt động như thế nào, mà là nỗi lo về những con tàu đang ở ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa, nơi Trung Quốc đang hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981.
“Tôi cũng như nhân dân cả nước thôi, điều khiến tôi quan tâm nhất bây giờ không phải tàu ngầm Trường Sa, không phải chuyện làm ăn công ty của mình, mà là ở ngoài Hoàng Sa cơ. Những con tàu của chúng ta đang gồng mình ngoài đó mới là điều tôi lo lắng nhất, bận tâm nhất.” – Ông Nguyễn Quốc Hòa nói.
Khi được hỏi về quan điểm của doanh nhân này trước việc Trung Quốc đem giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ông Hòa nhận định:
Video đang HOT
“Tôi hiểu rằng chuyện khiêu khích này không sớm thì muộn cũng sẽ xảy ra. Hoặc thậm chí, đối phương đã chuẩn bị kế hoạch cho những hành động táo tợn hơn nữa. Nhưng tôi biết chúng ta đang đi những bước đi khôn ngoan và hiệu quả. Đó là quan điểm của tôi.
Về những dự định tiếp theo với tàu ngầm Trường Sa 01, ông Nguyễn Quốc Hòa cho biết: “Sau khi sửa chữa và tiếp tục tiến hành một số cải tiến, tàu Trường Sa 01 sẽ có thể có tốc độ cao hơn, khả năng vượt sức cản và thăng bằng tốt hơn. Tuy nhiên, tôi cũng đã bắt đầu nghĩ đến những thứ hay hơn trên dự án tàu ngầm Trường Sa 02.”
“Tâm nguyện của tôi không phải chỉ làm một sản phẩm thỏa chí đám mê, mà phải có tính ứng dụng thực tế. Tôi khao khát Việt Nam có được 1.000 tàu Trường Sa như vậy, để cùng với cảnh sát biển, kiểm ngư, ngư dân bám biển.
Tôi muốn khẳng định rằng tàu ngầm mini này là một sản phẩm của bàn tay, khối óc con người Việt Nam. Qua đó có thể chứng minh cho những người trong nước thấy được rằng chúng ta có thể làm được mọi thứ, chỉ cần chúng ta quyết tâm. Và chứng minh thêm với nước ngoài, Việt Nam sẽ làm được những điều không tưởng. Tôi nhấn mạnh, người Việt không sợ bất kỳ thế lực nào.” – Doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa khẳng định.
Theo Đất Việt
Sáng nay, bắt đầu thử nghiệm tàu ngầm Trường Sa
Sáng nay (15/1), chủ xưởng cơ khí ở Thái Bình bắt đầu thử nghiệm tàu ngầm mini mang tên Trường Sa.
Ông Nguyễn Quốc Hòa, người chế tạo tàu ngầm mini Trường Sa cho biết, sáng nay ông sẽ cùng với các kỹ sư thử nghiệm tàu. Thời gian thử nghiệm dự kiến mất khoảng 10 ngày. Ban đầu ông Hòa sẽ bơm nước từ từ vào bể thử nghiệm để kiểm tra hệ thống điện nước, độ rò rỉ bên trong con tàu, độ cân bằng, hệ thống lọc oxi, động cơ máy nổ...
"Tôi thấy công đoạn kiểm tra độ cân bằng của con tàu mất nhiều thời gian nhất. Bởi nếu tàu ngầm bị lệch về một bên hoặc nặng ở phần đầu thì phải lắp đặt lại các thiết bị bên trong con tàu. Khi tàu ngầm cân đối mới có thể lặn hoặc nổi được", ông Hòa chia sẻ.
Theo ông Hòa, trong quá trình thử nghiệm tàu ngầm, mỗi ngày ông sẽ xả một ít nước vào bể thử nghiệm. Nước ngập đến bộ phận, động cơ nào, ông sẽ thử nghiệm động cơ đó.
"Khi nước được xả đầy bể thử nghiệm, chỉ có mình tôi ngồi ở bên trong tàu ngầm kiểm tra lại khả năng lặn, nổi của con tàu", ông Hòa nói.
Ông Hòa cho biết thêm, điều ông lo lắng nhất là thiết bị định vị vệ tinh bên trong con tàu, tuy nhiên trong sáng nay (15/1) kiểm tra sơ bộ thì hệ thống này hoạt động tốt. Ông Hòa cho hay, ông đã có thể yên tâm về thiết bị này.
Tàu ngầm mini mang tên Trường Sa do ông Hòa chế tạo
Khi phóng viên đề nghị về nơi ông Hòa thử nghiệm tàu ngầm ghi nhận một số hình ảnh, ông Hòa nói rằng trong quá trình thử nghiệm tàu ngầm, ông sẽ không cho bất ai tiếp cận bởi lý do tế nhị. Sau khi thử nghiệm thành công, ông sẽ cho tàu ngầm trình diễn.
Đầu năm 2013, ông Nguyễn Quốc Hòa (56 tuổi, Giám đốc Công ty cơ khí Quốc Hòa, ở TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình) đã tự chế tàu ngầm mang tên Trường Sa. Theo thiết kế, tàu có lượng choán nước 12 tấn khi lặn và 9,2 tấn khi nổi. Bán kính hoạt động 800km. Tàu lặn sâu 50m, có khả năng di chuyển sát hay nằm im dưới đáy biển. Tàu có 2 động cơ 90Hp
Khi lặn, tàu sử dụng công nghệ AIP (viết tắt của Air Independent Propulsion - công nghệ không khí tuần hoàn độc lập). Công nghệ AIP tức là động cơ nổ (tàu có 2 máy nổ diesel chạy cùng lúc) phải có không khí, nếu không có không khí thì động cơ sẽ chết.
Bể nước thử nghiệm tàu ngầm chứa 200 m3, kích thước 4m x 10m x 5m.
Điều khiến mọi người hoài nghi về sự thành công của dự án là ông Hòa chỉ là một thợ cơ khí, chưa qua một trường lớp đào tạo chuyên sâu về chế tạo tàu ngầm. Đặc biệt hơn khi ông Hòa nói sử dụng công nghệ AIP trên tàu ngầm (đây là công nghệ tiên tiến, mới có một số ít nước phát triển như Pháp, Thụy Điển áp dụng thành công). Do vậy, nhiều người cho rằng ông Hòa tự chế tàu ngầm là "mạo hiểm", không khả thi.
Tàu ngầm đưa ra bể thử nghiệm.
Hệ thống máy nổ bên trong con tàu ngầm
Hai cánh quạt phía sau tàu ngầm
Bể nước thử nghiệm tàu ngầm chứa 200 m3, kích thước 4m x 10m x 5m.
Tàu ngầm ở trong bể thử nghiệm. Trong sáng nay, ông Hòa bắt đầu thử nghiệm tàu ngầm. Dự kiến thời gian thử nghiệm mất 10 ngày.
Theo Khampha
Tàu ngầm Trường Sa chạy thử nghiệm vào tuần tới Dự kiến vào giữa tuần tới (khoảng ngày 15 hoặc 16/1/2014), tàu ngầm mini Trường Sa của một cá nhân tại Thái Bình sẽ chạy thử nghiệm. Trao đổi với phóng viên sáng 8/1, ông Nguyễn Quốc Hòa, người chế tạo tàu ngầm mini Trường Sa cho biết, hiện tại các kỹ sư tham gia đóng tàu đã hoàn tất các công đoạn...