Tôi mệt mỏi vì gánh nặng kinh tế khi chồng không chịu đi làm
Suốt 2 năm trở lại đây, chồng tôi không chịu đi làm, chỉ ở nhà chăm con; khiến gánh nặng kinh tế đổ dồn lên vai tôi.
Tôi đã lấy chồng được 4 năm, có một con gái hơn 2 tuổi. Suốt 2 năm trở lại đây, chồng tôi lâm vào cảnh thất nghiệp. Chồng tôi không bám trụ được ở công ty nào lâu cả, liên tục chuyển chỗ làm mà vẫn chưa tìm được chỗ làm ưng ý. Khi thì anh kêu đồng nghiệp khó tính, soi mói; khi anh lại nói công việc quá áp lực; lúc thì không phù hợp chuyên môn. Vì không có việc làm ổn định nên kinh tế trong nhà đều do tôi gánh vác.
Năm ngoái, hai vợ chồng đã có buổi nói chuyện nghiêm túc về vấn đề kinh tế. Chồng tôi nói với vợ rằng, ở các nước phương tây, chồng làm nội trợ, vợ lo kinh tế bên ngoài là bình thường. Do vậy, anh quyết định ở nhà chăm con, đỡ phần tiền gửi con đi nhà trẻ; rồi chờ đợi 1 công việc phù hợp. Thấy anh kiên quyết như vậy, tôi cũng phải tự cố gắng.
Vì túng thiếu nên tôi phải bán dần vàng cưới và thường xin tiền bố mẹ, anh chị của mình. Ban đầu tôi còn tìm lý do biện hộ cho sự lười biếng của chồng. Sau thì tôi cũng chán nản, mọi người cũng biết được chuyện chồng tôi không thích đi làm thì càng có ấn tượng xấu về anh ấy hơn.
Hôm qua là ngày sinh nhật của tôi, chồng mua tặng tôi 1 đôi giày ở chợ giá 120 nghìn đồng. Mà 120 nghìn đó lại rút ra từ tiền mua sữa của con gái chứ bản thân anh ấy chẳng có đồng nào. Khi đưa giày cho vợ, chồng tôi lại tiếp tục hứa hẹn. Anh ấy luyên thuyên nói tháng sau sẽ xin việc làm, nhất định không chê bai công việc nữa, chỉ cần kiếm tiền chân chính là được. Anh ấy không muốn ở nhà để vợ nuôi, là gánh nặng của vợ nữa.
Nhân dịp này, tôi bèn giới thiệu cho anh đi làm chỗ chị gái tôi. Chị gái tôi vẫn đang tuyển nhân viên bảo vệ, trông xe cho nhà hàng cả ngày với mức lương ổn định. Nghe vậy, anh tức giận đùng đùng. Anh nói anh không muốn ăn bám nhà vợ, bảo tôi không chịu suy nghĩ cho thể diện của chồng. Tôi cũng chỉ mong anh ấy kiếm việc làm mới để phụ vợ con, giảm bớt gánh nặng kinh tế cho tôi. Tôi nên làm gì bây giờ?
Em gái họ ở nhờ nhà khi lên phố kiếm việc, chưa được 1 tuần anh rể thấy nóng mặt vì cách ăn mặc
Chồng tôi tỏ vẻ rất tức giận về những hành động của cô em họ trước mặt con gái, kiên quyết đòi tống cô ra khỏi nhà.
Video đang HOT
Lấy chồng sớm năm 20 tuổi, đến nay tôi và chồng đã đều bước qua độ tuổi ngoài 30, có với nhau một cô con gái năm nay 12 tuổi. Xuất thân từ làng quê nghèo khó, nhưng hơn 10 năm nay cả hai vợ chồng đều chăm chỉ làm ăn nên cũng có một chút gọi là "của ăn của để", xây được ngôi nhà 2 lầu ở mặt tiền đường phố Hà Nội.
Tuy gia thế không phải giàu có đổ vách gì, nhưng vợ chồng sống với nhau, với gia đình nội ngoại đôi bên vẫn trọng chữ hiếu lên trên hàng đầu. Vì thế mà mấy năm nay, vợ chồng vẫn luôn sẵn lòng đón các em, các cháu từ dưới quê lên thành phố đi học, đi làm, tạo điều kiện hết mức để các em, các cháu có chỗ ở tốt mà không cần phải thuê mướn trọ bên ngoài.
Biết hoàn cảnh ở quê không mấy dư dả, để bớt được một phần kinh tế cho những người thân trong gia đình, vả lại nhà tôi dù gì cũng chỉ có 3 người - 2 vợ chồng và cô con gái nên phòng ốc ở tầng 2 cũng để trống. Đó là lý do mà 2 vợ chồng không ngại việc cho các em, cháu dưới quê lên ở lại để tiện khi có việc học hoặc đi làm trên thành phố.
Vài ngày trước, cô em họ mới ra trường, con của dì 5 tôi quyết định lựa chọn lên Hà Nội kiếm việc làm, thay vì ở quê việc làm hiếm, mà giai đoạn này còn đang khủng hoảng kinh tế trầm trọng, nên em họ đã xin phép gia đình dì 5 tôi được lên Hà Nội làm việc. Thương dì 5 đông con, cô em họ này lại là con gái út nên dì 5 rất lo việc em rời xa gia đình một mình bươn chải nơi đất lạ, thế là khi biết chuyện từ mẹ ruột dưới quê thì tôi liền ngỏ ý với dì để em ở lại nhà tôi trước. Ban đầu như vậy thì dì cũng yên tâm hơn vì còn có vợ chồng tôi bên cạnh giúp đỡ em khi cần, rồi sau này ổn định nếu con bé muốn ra riêng thì lúc đó hẳn tính.
Ở dưới quê, em họ tôi nổi tiếng học giỏi và ngoan hiền, con bé lại sở hữu vẻ bề ngoài khá xinh xắn nên tôi và chồng rất có thiện cảm. Mong chờ khi đón con bé lên, lúc rảnh rỗi thì em họ tôi có thể giúp vợ chồng tôi kèm cặp cô con gái mới bước vào lớp 6 còn nhiều bỡ ngỡ với những kiến thức mới mẻ học.
Thế nhưng trái lại với sự kỳ vọng của tôi và chồng. Lúc đón con bé từ dưới quê lên, chưa được 1 tuần thì chồng tôi đã mặt nặng mày nhẹ, tỏ thái độ dè bỉu và rất cương quyết muốn đuổi cô em họ của tôi ra khỏi nhà, không cho ở nhờ nữa chỉ vì hành động cứng đầu, thiếu ý tứ này của em họ tôi trước mặt con gái.
Chuyện là cô em họ của tôi có vẻ đang trong độ "tuổi trẻ phơi phới", còn rất vô tư hồn nhiên nên em thường có cách ăn mặc khá xì-tin và "mạnh bạo". Dù là đang ở nhà, có mặt anh chị và đứa cháu nhỏ đang "tuổi ăn tuổi học", nhưng cô em họ của tôi vẫn không chút ý tứ mà trưng diện lên người những "bộ cánh" vô cùng sexy, không phải là những chiếc quần đùi ngắn sát háng, thì cũng sẽ là những chiếc áo thiếu vải hở ngực, hở lưng, hở rốn,...
Vợ chồng tôi nhiều lần nhắc khéo con bé chú ý cách ăn mặc hơn, vì sợ cháu gái sẽ nhìn thấy và bắt chước trong khi độ tuổi của con bé còn quá nhỏ, không phù hợp với kiểu thời trang này. Thế nhưng như "nước đổ lá môn", bỏ ngoài tai những lời góp ý của vợ chồng tôi, cô em họ vẫn cứng đầu, thậm chí là ngày càng kém tinh tế, thiếu lịch sự hơn. Vì cảm thấy lời nói của mình không được tôn trọng, nên chồng tôi tỏ ra vô cùng tức giận, không tiếc những lời dè bỉu để phê bình, trách mắng em họ với tôi.
Con bé là họ hàng ở phía bên vợ nên trước những lời trách mắng của chồng, tôi thấy xấu hổ lắm! Vài lần nhìn thấy cách ăn mặc hở hang đó của dì, con gái tôi còn ngây thơ hỏi mẹ:
- Mẹ ơi! sao áo của dì ngắn thế ạ, áo của dì bị rách sao? Dì mặc như thế nên con thấy lộ ra cả bụng và rốn dì nữa mẹ ạ. Con có thể mặc như dì cho mát mẻ không hả mẹ?
Trước những câu hỏi dồn dập của con gái, tôi cảm thấy rất khó xử nhưng cũng cẩn thận giải thích cho con hiểu rằng:
- Con không thể mặc như dì được, dì là người lớn còn con vẫn còn nhỏ. Con chỉ nên mặc đồ đúng với lứa tuổi của mình, như vậy thì nó sẽ đẹp hơn. Và con cũng sẽ được bạn bè, cũng như tất cả mọi người yêu mến vì con là đứa trẻ ngoan.
Nghe lời giải thích của tôi, còn bé vui vẻ đồng ý, nhưng cũng lại hỏi thêm
- Vậy sau này khi con trở thành người lớn giống dì? Con sẽ được phép mặc đồ giống dì đúng không mẹ?
Lúc này tôi thực sự khó chịu, bởi vì hành động của cô em họ đã khiến cho con gái tôi chú ý đến, thậm chí nếu không được dạy dỗ kịp thời, tôi không biết liệu rằng đứa trẻ có bắt chước hay không? Và bây giờ thì tôi có nên nghe lời chồng đuổi cô em họ bướng bỉnh này ra khỏi nhà...
Tâm sự từ độc giả nhungoc...@gmail.com
Trẻ nhỏ là độ tuổi mà sự tò mò về mọi thứ xung quanh được kích thích rất mạnh mẽ. Mọi "nhất cử nhất động" của người lớn, đặc biệt là những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ sẽ có ảnh hưởng nhất định đến nhận thức và quá trình hình thành nhân cách, lối sống, tâm lý của trẻ. Trẻ có thể dễ dàng lựa chọn một hình mẫu mà trẻ tin tưởng để học tập và bắt chước, dù chưa hoàn toàn có đủ khả năng để xem xét tốt xấu.
Theo các chuyên gia tâm lý, giáo dục trong trường hợp người lớn có cách ăn mặc không phù hợp trước mặt trẻ, điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và xã hội của trẻ nhỏ theo các cách sau:
- Ảnh hưởng đến cách suy nghĩ và hành vi của trẻ: Trẻ nhỏ thường học hỏi và sao chép các hành động, cách suy nghĩ của người lớn xung quanh mình. Nếu người lớn mặc quần áo lôi thôi, không chỉnh chu hoặc không phù hợp với hoàn cảnh, trẻ sẽ học tập và sao chép cách ăn mặc này, và có thể không nhận ra được sự quan trọng của việc ăn mặc đúng cách.
- Ảnh hưởng đến hình ảnh của trẻ: Cách ăn mặc của người lớn có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của trẻ nhỏ. Nếu người lớn mặc quần áo không phù hợp với hoàn cảnh, không chăm sóc vệ sinh cá nhân hay không quan tâm đến cách trang điểm, trẻ sẽ không nhận ra được tầm quan trọng của việc chăm sóc bản thân và ăn mặc đúng cách. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ không tự tin về bản thân, hoặc không được đánh giá cao về ngoại hình của mình.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ: Trẻ nhỏ rất nhạy cảm với môi trường xung quanh và cách ăn mặc của người lớn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Nếu người lớn luôn mặc quần áo quý phái, trẻ có thể cảm thấy áp lực phải đáp ứng một tiêu chuẩn quá cao về ngoại hình và sự xuất hiện bên ngoài. Ngược lại, nếu người lớn luôn mặc quần áo lôi thôi, trẻ có thể không hình dung được một môi trường chuyên nghiệp hoặc không nhận ra được tầm quan trọng của việc ăn mặc đúng cách. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự tự tin và khả năng xã hội của trẻ trong tương lai.
- Ảnh hưởng đến sự tôn trọng và đánh giá của trẻ về giá trị của người khác: Cách ăn mặc của người lớn có thể ảnh hưởng đến cách trẻ nhỏ đánh giá giá trị của người khác. Nếu người lớn luôn chú trọng đến việc ăn mặc đúng cách và quan tâm đến việc trông đẹp và chuyên nghiệp, trẻ có thể học hỏi và phát triển sự tôn trọng đối với người khác dựa trên ngoại hình và cách ăn mặc của họ. Ngược lại, nếu người lớn không quan tâm đến việc ăn mặc đúng cách, trẻ sẽ có thể có đánh giá không tốt về họ.
Tóm lại, cách ăn mặc của người lớn có thể ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ nhỏ, do đó người lớn cần hành xử một cách có trách nhiệm và đúng chuẩn để có thể truyền tải giá trị tốt đẹp đến trẻ.
Yêu nhau 5 năm nhưng bạn gái của anh trai nhất quyết không chịu đi làm Lý do bạn gái anh trai tôi không chịu đi làm khiến không một ai trong gia đình tôi có thể chấp nhận được. Anh trai tôi là một người hiền lành, anh hiền như cục đất và nhiều khi chịu thiệt thòi vì cái tính cách này của mình. Cũng bởi vì vừa lành vừa nhát nên gần 30 tuổi rồi vẫn...