‘Tôi mất sạch tiền tiết kiệm vì cú lừa việc nhẹ lương cao mùa dịch’
Những mánh lừa đảo đánh trúng tâm lý “cần việc”, “cải thiện thu nhập” mùa dịch dễ khiến nhiều người mất phương hướng và bị lừa, tiền mất tật mang.
Căn phòng trọ rộng chưa đến 20 m2 của chị Thư (32 tuổi) tại quận Thủ Đức, TP.HCM giờ đây thiếu cả lối đi vì chất đầy những thùng đồ to nhỏ. Bên trong là đủ các mặt hàng làm đẹp, chăm sóc da, từ mặt nạ giấy, kem dưỡng ẩm đến son môi, phấn nước, nước hoa…
Vài tháng trước, dịch bệnh bùng phát khiến công ty mối giới nhà đất nơi chị đang làm việc gặp khủng hoảng. Những nhân viên sale như chị Thư nghỉ gần hết do không có khách hàng. Số còn lại cố bám trụ song lương thưởng chẳng được bao nhiêu.
Để cải thiện thu nhập, chị Thư và một số đồng nghiệp chuyển sang kinh doanh online. Vì toàn là “tay mơ”, tất cả bắt đầu bằng việc cộng tác cho một trang bán mỹ phẩm online của người quen. Các sản phẩm rao bán được giới thiệu đều là hàng chính hãng, xách tay từ nước ngoài nên giá đôi lúc chỉ rẻ bằng một nửa trên thị trường.
Nhiều người sập bẫy bán hàng online “cải thiện thu nhập” mùa dịch.
Chị Thư và một đồng nghiệp quyết định hùn tiền, mua hàng số lượng lớn để trở thành “đại lý quen”, được chiết khấu 15%. Tuy nhiên, khi nhận hàng, chị Thư phát hiện các sản phẩm không giống như quảng cáo, tất cả đều là hàng giả, chất lượng rất kém.
Sau vài tháng, số hàng trị giá hơn 6 triệu của chị Thư vẫn nằm yên vị trong căn phòng trọ vì bán không được, vứt không xong, dùng lại không dám. “Một vốn 10 lời, thời điểm ai cũng khó khăn vì dịch, nên càng dễ bị lừa vì những lời quảng cáo ngon ngọt”.
Mất việc, kinh tế khó khăn do dịch bệnh, nhiều người vội vàng đi tìm nơi làm mới để trang trải. Tuy nhiên, những mánh lừa đảo đánh vào tâm lý “cần việc” của mọi người ở thời điểm này dễ khiến nhiều người mất phương hướng và bị lừa, tiền mất tật mang. Nhiều người dù nhờ đến trung tâm môi giới song cũng khốn đốn sau dịch khi bị những nơi này “đem con bỏ chợ”.
Sập bẫy bán hàng online
Tương tự trường hợp chị Thư, Bích Trâm (24 tuổi), mất việc tại một công ty du lịch vào hồi tháng 2, tìm đến một trang rao vặt việc làm trên Facebook nhằm “kiếm kế sinh nhai an toàn” mùa dịch, song cuối cùng cũng “tiền mất tật mang”.
Trong số hàng chục tin tuyển dụng mỗi ngày, đến 70% là các tin tuyển cộng tác viên bán hàng online từ những người tự giới thiệu là đại lý của các thương hiệu mỹ phẩm, thời trang, thực phẩm chức năng của Hàn Quốc, Nhật Bản tại Việt Nam.
Nửa tin nửa ngờ về những lời quảng cáo mát tai, nhưng Trâm bị thuyết phục hoàn toàn bởi những dòng giới thiệu “không yêu cầu bỏ vốn đầu tư, hoa hồng cao, có thể hoàn trả sản phẩm nếu không bán được”.
Video đang HOT
Cô quyết định chọn một công ty có ghi địa chỉ, số điện thoại rõ ràng và cũng được nhiều người review tốt, xếp hạng cao trên mạng để liên hệ xin cộng tác. “Phải nói lúc đó cũng túng quá làm liều. Giờ nghĩ lại thấy mình sao dại dột, dễ tin”.
Nhiều người chọn cộng tác bán hàng online vì không tốn tiền đầu tư, hoa hồng cao, có thể đổi trả hàng nhưng cuối cùng tiền mất tật mang.
Qua liên hệ tin nhắn Facebook với chủ đại lý tại TP.HCM, Trâm được tư vấn mỗi ngày đăng một bài quảng cáo bán hàng với giá 100.000 đồng. Nếu có khách hàng liên hệ đặt mua, Trâm có thể lấy hàng của công ty với giá sỉ sau đó bán lại với giá cao hơn vài chục đến vài trăm nghìn và hưởng số tiền lênh chệch.
Mặt hàng của công ty này rất đa dạng từ khẩu trang, quần áo, mỹ phẩm cho đến thực phẩm chức năng. Tất cả được giới thiệu là hàng xách tay Nhật Bản. Sau vài ngày đăng quảng cáo, Trâm được một số khách inbox hỏi mua. Ban đầu cô chưa dám lấy hàng với số lượng lớn vì sợ khách “bùng”.
Vài ngày sau, thấy mọi chuyện thuận lợi, càng làm càng hăng, 9X “chơi lớn” dùng toàn bộ tiền tiết kiệm hơn 5 triệu tiền để đặt hàng về bán dần. Tuy nhiên, những khách hàng đặt đơn nhiều ngày sau vẫn không nhận điện thoại của shipper, có người thẳng tay tắt máy.
Trâm hoảng hốt gọi đến công ty xin trả hàng cũng không nhận được hồi âm, tìm đến tận địa chỉ lại không thấy công ty nào. Lúc này, cô mới biết mình đã bị sập bẫy bán hàng online. “Hóa ra chủ công ty với khách cùng một giuộc. Mình mất sạch tiền tiết kiệm vì cú lừa việc nhẹ lương cao mùa dịch”.
Mất phí môi giới vẫn không có việc
Tốt nghiệp ngành Sư phạm Văn, Nguyễn Phương (23 tuổi) không về quê xin đi dạy vì mức lương giáo viên hợp đồng quá thấp để trang trải cuộc sống. Cô ở lại thành phố và nhận dạy gia sư trong thời gian tìm một công việc ổn định hơn.
Sau Tết Nguyên đán, thông qua một trung tâm giới thiệu việc làm, Phương xin được một chỗ dạy với mức phí trả cho bên môi giới là 500.000 đồng.
Dịch bệnh bùng phát, học sinh đều nghỉ học rồi thực hiện lệnh giãn cách xã hội đồng nghĩa với việc chưa kịp dạy buổi nào đã “nằm nhà” chờ dịch qua.
Hơn một tháng nghỉ, Phương gặp khó khăn lớn khi không thể kiếm được tiền vì mọi lớp gia sư đều nghỉ. Cũng không thể về quê, cô mắc kẹt ở thành phố, chắt bóp chi tiêu với số tiền ít ỏi còn lại.
Sinh viên mới ra trường, người thất nghiệp gặp khó khăn khi tìm việc trong và sau mùa dịch.
Ngày lệnh giãn cách được dỡ bỏ, các trường đi học lại, Phương vui mừng khi lại có thể quay lại với công việc. Nhưng khi liên hệ lại với phụ huynh để nhận lớp, Phương không ngờ phải gặp quá nhiều rắc rối.
“Mình không biết có phải người ta cố tình gây khó dễ không. Nhưng mấy lần liền hẹn đến dạy cứ sát giờ phụ huynh lại đổi ý chuyển sang hôm khác. Sau mấy tuần như vậy vẫn không dạy được buổi nào, nghĩa là không nhận được tiền lương, mình quyết định bỏ lớp này vì mất thời gian, mà bản thân đang cần có việc”, 9X kể.
Tuy nhiên, khi báo cáo với trung tâm về vấn đề này, Phương không được giải quyết. Trung tâm nói rằng chuyện của cô với phụ huynh quá lằng nhằng, lần lữa và từ chối trả lại phí. Phương cảm thấy bức xúc vì với nhiều người, 500.000 đồng chỉ là khoản tiền nhỏ nhưng với cô đó là số tiền có thể giúp cô trang trải trong giai đoạn khó khăn này.
Nhắn tin, gọi điện không được, Phương đành chấp nhận mất tiền để dành thời gian đi tìm nơi dạy mới.
“Mình nghĩ đợi sau khi có công việc mới ổn định có thể quay lại giải quyết tiếp. Nhưng hiện giờ điều quan trọng nhất là tìm nơi làm mới, kiếm tiền trả số nợ mình đã vay mượn trong những ngày nghỉ dịch, thất nghiệp vừa qua”.
Gượng dậy sau một năm bị hôn phu tạt axit
Lê Lan Vy rẽ mái tóc, soi mình trong gương, nhìn vào vết sẹo trên mặt và nói sẽ cố gắng làm lại từ đầu.
Một năm trước, cô gái 24 tuổi bị hôn phu tạt axit do không muốn làm đám cưới vì anh ta bạo hành. Cô được đưa ra Hà Nội, trải qua 16 cuộc phẫu thuật, chịu thương tật vĩnh viễn 46%. Gương mặt chưa hoàn thiện, Vy luôn mang khẩu trang khi ra ngoài, nhưng cô phải dừng điều trị vì không còn kinh phí.
Cuối năm 2019, Lan Vy trở về Đà Nẵng với nhiều vết sẹo trên cơ thể. Bác sĩ đã lấy vạt da ở lưng của cô ghép lên mặt. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này áp dụng tại Việt Nam cũng như trên thế giới.
"Bác sĩ nói phác đồ điều trị của tôi đang trong giai đoạn tiến triển tốt, sợ dừng lâu quá sẽ không còn hiệu quả nhiều nữa", Vy nói.
Hiện giờ mắt trái giảm thị lực vĩnh viễn, chỉ còn nhìn thấy được 10%. Những vết sẹo ở mặt, tay, chân thường xuyên bị ngứa và đau nhức. Tay phải và gót chân trái cũng bị sẹo co kéo, không mang vác nặng, vận động nhiều dễ đuối sức.
Cô cũng chưa nhận được tiền bồi thường từ người tạt axit. Bất lực nhìn mình trong gương, cô gái 25 tuổi nhiều lần giấu mình trong phòng, không dám nghĩ về tương lai.
Lan Vy sau 16 ca phẫu thuật. Cô dùng tóc che đi vết sẹo. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Ngày đầu từ bệnh viện trở về nhà, Vy hụt hẫng khi nhớ lại khung cảnh kinh hoàng và "cảm giác bỏng rát thấu xương" năm trước.
"Đến nay đêm ngủ tôi vẫn mơ thấy ác mộng, nhưng sau đó cũng cố gắng lấy lại tinh thần chứ không u uất như trước nữa", Vy nói. "Tôi đang dần chấp nhận sự thật là phải sống với những vết sẹo này cả đời".
Hàng ngày, Vy dành phần lớn thời gian ở nhà đọc sách, nghe nhạc. Đây là cách giúp cô vượt qua những ngày điều trị trong bệnh viện tại Hà Nội. Vy thích chơi với mèo để có thêm người bạn tâm sự. Cô tìm hiểu về cách điều trị cho những người bị tạt axit trên thế giới cũng như chăm sóc phần da ghép ở mặt mỗi ngày. Gần đây, cô bắt đầu tìm tòi và học cách kinh doanh online ở nhà, tích góp tiền phẫu thuật và đỡ đần gia đình.
Bạn bè thường đến nhà hoặc rủ Vy ra ngoài để tâm lý thoải mái. Công ty cũ cũng tạo cơ hội cho cô quay trở lại làm việc, tuy nhiên sức khỏe chưa đảm bảo nên cô từ chối. Cô có thêm nhiều bạn mới ở trong viện, thường xuyên liên lạc, hỏi thăm. Mọi người cố gắng giúp, đưa cuộc sống của cô gái trẻ trở lại bình thường.
Vy thích nghe nhạc, đọc sách và chơi với mèo. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Lúc ở nhà, Vy để lộ mặt. Khi ra ngoài, cô chải phần tóc mái xuống che đi một nửa gương mặt có sẹo, để "đỡ phải trả lời câu hỏi 'bị làm sao đấy' của nhiều người".
Dần dần, Vy ra ngoài nhiều hơn, trò chuyện, cà phê ngoài phố. Những bức hình Vy chụp nhận được nhiều lời khen. "Tôi cảm thấy mình không còn vô dụng nữa bởi vẫn có thể truyền năng lượng và niềm lạc quan cho nhiều người xung quanh", Vy nói.
Đầu năm nay, Vy đã hoàn tất thủ tục ly hôn. Cô cho rằng Vy hiện tại là một "phiên bản hoàn thiện hơn" dù cơ thể không còn hoàn hảo như trước. Cô mong mọi người xung quanh sẽ dần quên đi câu chuyện buồn và chỉ nhớ đến một Lan Vy mạnh mẽ, đang nỗ lực để sống tốt hơn mỗi ngày.
Thoa một chút son, dặm lại phấn má rồi chụp một tấm hình, Vy nói, chụp ảnh để lưu lại sự thay đổi của mình hàng ngày nên không ngại đăng lên mạng xã hội.
"Cuộc đời thử thách quá nhiều nhưng Vy không than trách. Sau mỗi khó khăn, mình sẽ trưởng thành hơn gấp bội", cô gái chia sẻ.
Dân kéo nhau đến góp gạo cho máy phát gạo tự động Biết được việc làm ý nghĩa của chủ nhân máy phát gạo tự động, nhiều người dân ở TP.HCM đã kéo nhau đến ủng hộ thêm gạo, tiền mặt để duy trì hoạt động từ thiện này. Sáng 8-4, tại 204B Vườn Lài, phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP.HCM, nơi đặt chiếc máy phát gạo tự động đã có rất nhiều...