Tới Malaysia thưởng thức các món ăn không thể bỏ qua
Vốn là một quốc gia đa sắc tộc nên từ lâu nền văn hóa ẩm thực Malaysia đã rất phong phú. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa ẩm thực Trung Hoa và ẩm thực Ấn Độ. Thế nên, những món ăn truyền thống nơi đây không chỉ đa dạng về màu sắc mà còn phong phú về hương vị. Để nói về sự đa dạng của ẩm thực đất nước mình, một người dân sinh sống nơi đây đã kể: “Chúng tôi rất tự hào về Malaysia và chúng tôi có thể ăn tới sáu bữa một ngày. Một ngày bình thường có thể bắt đầu bằng bữa sáng, sau đó là bữa ăn tạm, tiếp theo là ăn trưa, sau đó là những bữa ăn phụ lúc 4 và 5 giờ chiều, cuối cùng là bữa tối – bữa ăn chính trong ngày”. Chúng mình hãy cùng tìm hiểu về những món ăn đa dạng và hấp dẫn nơi đây để khám phá xem vì sao người dân Malaysia lại có thể ăn nhiều bữa như vậy trong một ngày nhé!
Trước tiên phải kể đến Roti canai – món ăn sáng cổ truyền của người Malaysia có xuất xứ từ Ấn Độ đấy các bạn ạ. Món ăn có vẻ khá giống với rất nhiều các món bánh khác trên thế giới. Tuy nhiên, Roti canai lại dẻo đến không ngờ. Món ăn sẽ ngon nhất sau khi vừa được nướng xong. Vỏ bên ngoài xốp, giòn như một chiếc bánh sừng bò còn ruột bên trong lại khá mềm và hơi dai. Món ăn này được ăn kèm với cari, đậu hạt. Ngoài ra, cũng có nhiều loại Roti canai khác được làm từ trứng, hành tây hoặc thậm chí từ cá mòi.
Roti canai – món ăn sáng cổ truyền của người Malaysia có xuất xứ từ Ấn Độ.
Ảnh hưởng nhiều từ nền ẩm thực Ấn Độ, cà ri trở thành một trong những món ăn quen thuộc của người Malaysia, đặc biệt là Cà ri gà. Chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều món ăn cùng cà ri trên các bàn ăn của người Malaysia và tất nhiên đi kèm với món ăn này luôn là cơm. Cà ri gà của người Malaysia khá phức tạp về các loại gia vị, về cách làm thì cũng tương đồng với cà ri gà ở nhiều nơi khác. Cũng như bao quốc gia khác, người Malaysia có xu hướng sử dụng kèm sữa dừa với món ăn này.
Cà ri gà của người Malaysia khá phức tạp về các loại gia vị.
Một loại bánh kếp lạ và rất được yêu thích ở Malaysia là Roti jala. Đây là loại bánh kếp mỏng có bề mặt giống với tấm lưới được làm từ bột nghệ và nước cốt dừa. Bột nhanh chóng được xoay đều thành những vòng tròn đồng tâm tạo nên vẻ hấp dẫn cho chiếc bánh. Tuy nhiên, món ăn này chỉ là một trong những món ăn phụ được yêu thích. Ngoài ra, người ta còn ăn kèm nó cùng với rất nhiều những món ăn khác hay thậm chí là phết bơ, socola hoặc quế lên Roti jala để làm thành một chiếc bánh ăn sáng nhanh gọn.
Roti jala – loại bánh kếp mỏng có bề mặt giống với tấm lưới được làm từ bột nghệ và nước cốt dừa.
Có rất nhiều các phiên bản của món Laksa là loại mì – phở rất được yêu thích của người Malaysia. Mặc dù có rất nhiều các phiên bản: Laksa cà ri, Assam Laksa, Johor Laksa, Sarawak Laksa… Tuy nhiên, người dân Malaysia vẫn chuộng nhất là loại Laksa cà ri và Assam Laksa. Assam laksa thì được làm từ cá, mì, dưa chuột, dứa và một chút gừng giã nhỏ để trang trí. Mỗi địa phương lại có những cách làm khác nhau (tùy thuộc vào nguyên liệu riêng của từng vùng). Assam laska được yêu thích bởi nó có khả năng kích thích vị giác bằng vị cay và chua rất đặc biệt.
Assam laska được yêu thích bởi nó có khả năng kích thích vị giác bằng vị cay và chua rất đặc biệt.
Khác với Assam Laska, Laska cà ri mang đến cho thực khách một mùi vị béo ngậy của cà ri hòa với nước cốt dừa, vị ngọt đậm đà của cá, tôm, sò… khiến cho món ăn trở nên vô cùng hấp dẫn và được ưa chuộng hơn cả trong đại gia đình Laksa. Các hỗn hợp gia vị từ nghệ, gừng, sả, ớt cùng với hương vị thơm ngọt của nước cốt dừa được hòa trộn cùng với mỳ, tôm, đậu phụ, dưa chuột và trứng đã mang tới sự hấp dẫn cho món ăn này.
Laska cà ri mang đến cho thực khách một mùi vị béo ngậy của cà ri hòa với nước cốt dừa, vị ngọt đậm đà của cá, tôm, sò.
Satay là một món gồm thịt gà, dê, cừu, bò thái lát mỏng, tẩm ướp một số gia vị, xiên vào que tre đã vót nhọn đầu rồi nướng. Có rất nhiều người nghĩ rằng Satay có nguồn gốc từ Thái Lan, thế nhưng thực sự nó được làm ra ở Indonesia và người Malaysia đã làm nên món Satay ngon nhất Thế giới. Món Satay xuất hiện đầu tiên ở vùng Java (Indonesia), sau đó, phổ biến ở các nước Đông Nam Á như: Malaysia, Singapore, Thái Lan. Cũng có người nói, nếu bạn từng đặt chân đến Đông Nam Á, mà chưa biết mùi vị món Satay, thì coi như chưa đi qua vùng đất này.
Malaysia đã làm nên món Satay ngon nhất Thế giới.
Video đang HOT
Satay Malaysia có vị ngọt ban đầu rồi sau đó mới dần cay, được tẩm ướp thêm cùng đậu phộng và các loại gia vị nơi đây.
Nhắc tới ẩm thực Malaysia không thể không nhắc đến Nasi lemak – món ăn phổ biến nhất tại Malaysia. Nasi lamak thường được dùng trong bữa trưa hoặc những khi người ta không có nhiều thời gian nấu nướng. Ngoài ra, người ta còn ăn kèm nó với cà ri gà, các loại rau hoặc thịt bò.
Nasi lemak – món ăn phổ biến nhất tại Malaysia.
Một loại nem cuốn rất đặc biệt ở Malaysia chính là Popiah. Món ăn được cuốn từ củ cải thái nhỏ cùng với các loại rau, đậu phộng, trứng, đậu phụ. Tất cả được cuốn trong một lá gói mỏng làm từ gạo. Món ăn này rất phù hợp cho những ngày trời nóng đặc trưng của Châu Á.
Popiah – món nem được cuốn từ củ cải thái nhỏ cùng với các loại rau, đậu phộng, trứng, đậu phụ.
Giống với nhiều món ăn đặc trưng của Malaysia khác, Cơm gà Hainanese không có nguồn gốc ở Malaysia nhưng được những người dân ở đây chế biến lại để phù hợp với khẩu vị của họ. Gà được luộc nguyên con sau đó chặt ra thành nhiều miếng nhỏ và được nhúng vào nước sốt làm từ gừng, tỏi. Vì thế món ăn này có vị hơi cay và nóng – đặc trưng của Malaysia.
Cơm gà Hainanese ăn cùng nước sốt làm từ gừng, tỏi.
Mee goreng là một loại mì xào với nhiều phiên bản khác nhau rất nổi tiếng ở Malaysia. Bạn sẽ thường thấy mì được xào cùng tỏi, đậu nành, hẹ tây, ớt, rau cải, tôm hoặc thịt bò hay gà tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng. Đây là món ăn đường phố rất tuyệt vời, nhiều người bán hàng sử dụng than thay cho các loại bếp ga để xào mỳ và cách họ làm món ăn này thực sự rất điệu nghệ.
Mee goreng là một loại mì xào với nhiều phiên bản khác nhau rất nổi tiếng ở Malaysia.
Thêm một loại cà ri nữa ở Malaysia, đó là thịt bò Rendang. Là một loại cà ri được nấu chín kĩ cùng với gừng, nghệ, kaffir, ớt và tất nhiên là thịt bò. Người Malaysia rất thích ăn chua, ngọt và cay thế nên các món cà ri luôn được họ ưa thích.
Thịt bò Rendang là một loại cà ri được nấu chín kĩ cùng với gừng, nghệ, kaffir, ớt.
Theo PLXH
Đến Hội An ăn cao lầu, cơm gà, chè bắp
Đến Hội An không thể không ăn cao lầu, tuy nhiên nếu bỏ qua cơm gà thì sẽ là cả một sự hối tiếc, và trong lúc mải ngắm những ngôi nhà cổ, bạn cũng đừng quên rẽ vào quán nhỏ để ăn một bát chè bắp.
Hội An là điểm đến đầy thú vị của du khách trong và ngoài nước. Những ngôi nhà cổ, những quán cà phê nhỏ xinh, những gánh hàng hoa rực rỡ, những đêm rằm thả đèn hoa đăng lãng mạn... đã mê hoặc lòng người.
Và dĩ nhiên, đi dọc theo những con phố tĩnh lặng của Hội An, khi bụng đã réo ầm ĩ thì bạn không thể tìm cho mình một món ăn ngon. Xin điểm những món ăn ngon khó bỏ qua và rất dễ tìm thấy khi đến phố Hội.
Cơm gà Hội An
Sự lựa chọn đầu tiên của bạn, chắc chắn sẽ là cơm gà Hội An. Bởi trước khi đến đây, bất kỳ ai cũng "google" những món ngon của xứ sở này, và cơm gà là đặc sản. Nhưng Hội An không có nhiều quán cơm gà, phải đi vòng vèo vài con phố, bạn mới "tia" thấy lác đác những tấm biển gỗ, và đặc sắc nhất là quán cơm gà Bà Buội, Cô Nga, thường bắt đầu từ 11h trưa hoặc tối.
Đó là một đĩa cơm nhỏ, với gà xé, gà trộn và rau sống. Cơm trắng nấu riêng, được trộn trước với một ít mỡ gà, béo ngậy và vàng ươm. Thịt gà ta được xé nhỏ, lọc hết xương, trộn và bóp đều với các loại gia vị, chanh, ớt, tỏi, rau sống.
Cơm gà Hội An.
Trong tiết trời ấm áp của Hội An, chỉ vì mải chơi quá nên lúc nhìn đĩa cơm gà vàng ươm, dậy mùi thì chỉ sau 5 phút bạn đã "xử" hết veo một đĩa cơm gà. Nếu muốn bạn có thể gọi thêm một đĩa, nhưng ăn theo kiểu "thòm thèm" thì mới ngon và còn chỗ để tiếp tục thưởng thức những món khác khi dạo phố. Giá cơm gà ở Hội An rất phải chăng, từ 25.000-40.000 tùy vào độ lớn nhỏ.
Tò mò với cao lầu
Với những "tín đồ" của phim truyền hình Việt Nam thì sau những thước phim Cho một tình yêu, cao lầu sẽ là món ăn khiến bạn tò mò nhất khi đến Hội An. Đây cũng là món ăn gắn liền với thương hiệu của phố Hội từ xưa đến nay.
So với cơm gà thì cao lầu được bán phổ biến hơn tại phố cổ. Trong những nhà hàng sang trọng, những quán ăn nhỏ hay đơn giản là một gánh hàng trong đêm, bạn đều có thể gọi món cao lầu. Mỗi bát cao lầu có giá từ 10.000-20.000 đồng, tùy vào địa điểm mà bạn lựa chọn.
Cao lầu được bán rất nhiều tại Hội An.
Cao lầu của người Hội An được chế biến rất công phu.
Nhiều người không quen ăn thường cho rằng cao lầu có vị giống mì Quảng, tuy nhiên, chế biến cao lầu là cả một quá trình chăm chút và tinh tế hơn rất nhiều. Cũng từ đó mà vị của món ăn này có sức hút đối với không chỉ người trong nước mà còn cả du khách quốc tế.
Sợi mì làm nên cao lầu được làm từ bột gạo sống và chín, trải qua nhiều công đoạn sẽ cho ra sợi mì giòn và dai hơn mì Quảng. Ngoài giá, rau sống, tóp mỡ giòn tan, thì điểm nhấn chính của một bát cao lầu là thịt lợn xá xíu. Và nước thịt xá xíu này cũng chính là nước cho vào bát cao lầu, rất đậm đà và dậy mùi thơm.
Bánh rán hàng rong
Trên phố, một vài chiếc xe bán các loại bánh rán cũng đẩy đưa rất mời gọi. Mỗi chiếc bánh này có giá từ 4.000-5.000 đồng/chiếc, được bày bán trên chiếc xe nhỏ rất sạch sẽ. Muốn ăn chiếc nào, bạn chỉ vào chiếc đó và chủ xe cho bánh vào chảo mở nóng ran, một lúc sau bạn đã có trên tay chiếc bánh này.
Bánh rán hàng rong.
Tuy nhiên, bánh rán ở Hội An không đa dạng và không có mùi vị đặc trưng riêng, đơn giản đó là những chiếc bánh làm bằng bột mì, nhân đậu, thịt được rán giòn theo vị mặn hoặc ngon.
Tào phớ
Sau khi bước chân qua cầu Nhật Bản, ghé thăm ngôi nhà cổ Phùng Hưng với muôn vàn chiếc đèn lồng sặc sỡ, bạn bước chân ra hít thở khí trời trong lành. Và bên kia đường, bạn nhìn thấy một gánh tào phớ nóng hổi và thơm lừng. Thế là, món ăn này đến với bạn, vừa ngon, vừa vui, vừa gợi nhớ những kỷ niệm thời ấu thơ với những gánh hàng rong: "Ai tào phớ, tào phớ đê"....
Tào phớ ấm lòng.
Chè bắp phố Hội
Buổi tối, Hội An lung linh với những quán cà phê ngập tràn sắc màu của đèn lồng. Bạn cũng có thể chọn một quán cà phê bên dòng sông Hoài, nằm giữa trung tâm phố để vừa ngắm cảnh vừa thưởng thức món ngon. Đồ uống của Hội An cũng không có gì đặc biệt, tuy nhiên, trong lĩnh vực chè thì Hội An rất hãnh diện với chè bắp, chè sen.
Chè sen đặt trong một chiếc ly nhỏ, những hạt sen tươi, trắng muốt, thơm và mát, tương tự như bất kỳ một ly chè sen ở nơi khác, nhưng giá thì rẻ hơn rất nhiều, chỉ 5.000-6.000 đồng/ly.
Chè sen
Chè bắp và bánh tráng đập.
Với chè bắp thì đó là sự khác biệt. Bắp ở đây không hề để nguyên cả hạt như những hạt bắp chúng ta vẫn thường ăn chè ở Hà Nội, TP.HCM hay nhiều nơi khác. Hạt bắp được bào thành những lát rất mỏng, nấu nhừ ở mức độ vừa phải để khi cho ra bát thì đa số vẫn giữ nguyên lát li ti đó.
Vị chè bắp của Hội An cũng thơm, cũng dẻo, nhưng ăn không cần phải cho thêm đá mà vẫn rất mát dịu. Mỗi bát chè bắp nhỏ xinh đó, giá chỉ khoảng 4.000-5.000 đồng.
Bánh tráng đập
Nếu chưa từng một lần ăn bánh tráng đập, đặc sản của người Quảng Nam - Quảng Ngãi, chỉ với 5.000-10.000 đồng, bạn sẽ có ngay món ăn này tại bất kỳ con phố nào ở Hội An. Nghe tên gọi bánh đập thì nhiều người tưởng phải "tung chưởng" ghê lắm, nhưng bánh đập đơn giản là bánh tráng kẹp bánh ướt, đập nhẹ rồi chấm với nước mắm ngọt, cay.
Chè, bánh tráng đập không chỉ được bán ở trong quán mà "xuất hiện" rất nhiều vào buổi tối, tại vỉa hè ở trung tâm phố.
Bánh tráng đập cho vào miệng, có sự giòn tan của bánh tráng, mềm và mát của bánh ướt, chút đậm đà, cay cay sau khi chấm. Ngon một cách dịu nhẹ như đang ở một buổi chiều hoặc đêm mùa hè mát mẻ. Chỉ đơn giản là thế thôi, nhưng cũng đủ để bạn cảm thấy thư thái hơn trong một buổi dạo quanh phố cổ, với những món ăn nhẹ nhàng mà khó quên.
Theo BĐVN
SumoBBQ một cảm xúc rất "Nhật". Trong khi ẩm thực Việt Nam toát lên sự gần gũi, mộc mạc, ẩm thực Trung Hoa là sự khoa trương, hoàng tráng. Còn ẩm thực Nhật Bản, có lẽ đó là sự tinh tế trong thực đơn, nhã nhặn trong tẩm ướp gia vị các món ăn, và sự tỉ mỉ trong cách bài trí các món ăn. Không phải ngẫu nhiên...