Tôi luôn muốn trở về nhà với người vợ “của hiếm”
Đàn ông chúng tôi khác phụ nữ, phụ nữ dễ bị xao xuyến với vẻ bề ngoài và hay bị cầm chân bởi của cải. Nhưng chỉ có người vợ “của hiếm” và tổ ấm gia đình mới níu giữ được đàn ông.
Vợ tôi là người hết lòng vì cuộc sống gia đình và biết dẹp bỏ cái tôi để chăm sóc chồng mà không tự tác đòi “quyền phụ nữ” (Ảnh minh họa)
Trái với suy nghĩ của nhiều chị em, đàn ông chúng tôi không phải lúc nào cũng nói xấu vợ sau lưng. Thỉnh thoảng ngồi lại, chúng tôi nói cho nhau nghe những điều đáng tự hào về người phụ nữ của mình.
Vợ của mấy thằng bạn tôi đều rất “ngon lành”. Có người từng là hoa khôi thời còn ngồi trên ghế nhà trường. Có người vừa làm xong tiến sĩ, có người xuất thân là kim chi ngọc diệp thừa hưởng khối tài sản khổng lồ. Ấy vậy mà chúng nó vẫn gọi tôi là thằng đàn ông may mắn nhất vì người vợ của hiếm của tôi mới là người tuyệt vời nhất.
Vợ tôi tuy có nét duyên ngầm nhưng không phải ai cũng thấy thích một vài ba lần gặp đầu. Nhà cô ấy không giàu, bản thân cô ấy cũng không phải là xuất sắc sở hữu một sự nghiệp rực rỡ. Nhưng bù lại, cô ấy là người hết lòng vì cuộc sống gia đình và biết dẹp bỏ cái tôi để chăm sóc chồng mà không tự tác đòi “quyền phụ nữ” như những người khác.
Tôi kể một chi tiết rất nhỏ mà mấy thằng bạn tôi thèm nhỏ giãi. Đó là mỗi khi tôi đi công tác, cô ấy là người sắp xếp chuẩn bị tất cả mọi thứ cho chồng từ cái bàn chải đánh răng, quần nhỏ đến vài viên thuốc cảm phòng thân. Mỗi khi nhận lệnh đi công tác, tôi chỉ cần báo vợ ngày giờ, nơi chốn và khoảng thời gian đi. Còn cô ấy sẽ lo hành lý để đến ngày tôi chỉ việc xách vali lên và đi.
Với cánh đàn ông chúng tôi, sự vĩ đại đôi khi đến từ những thứ giản dị. Tôi cảm động với khoảnh khắc tôi đang ngồi xếp tài liệu. Còn vợ thì là lượt từng chiếc áo cho chồng, xếp ngay ngắn vào vali và dặn dò chồng từng chút một. Tình cảm vợ chồng cộng với một chút bịn rịn khi tôi sắp sửa xa nhà tạo thành một thời khắc vô cùng ấm áp. Bạn bè tôi cho rằng đây cũng chính là một dạng thành đạt, đó là có được hạnh phúc gia đình.
Video đang HOT
Tôi thường bắt những chuyến tàu sớm để đi công tác và thường rời nhà vào lúc 4, 5 giờ sáng. Những ngày này vợ tôi đều dậy sớm chuẩn bị cho tôi lúc thì trứng ốp la, lúc chỉ là một bát mỳ ăn liền cùng tách cà phê nóng. Nhưng sao hành động đó có ý nghĩa hơn cả ngàn lời nói yêu nhau.
Lúc này con vẫn chưa dậy nên hai vợ chồng phải đều ngồi sát vào nhau trò chuyện thì thầm. Tôi cảm nhận từng ánh mắt và hơi thở của nhau mà vẫn thấy nồng nàn như ngày mới quen. Khi tôi rời nhà cùng chiếc hôn vội vã của vợ, tôi chỉ muốn nhanh chóng hoàn thành công việc để trở về nhà cùng mẹ con cô ấy. Đó cũng là lý do mà tôi chưa bao giờ có tình một đêm hay ngoại tình trong tư tưởng mỗi khi đi công tác dài ngày. Những điều vợ làm cho tôi khiến tôi cảm thấy hạnh phúc quá đủ đầy nên không cần phải tơ tưởng phù phiếm.
Tôi cũng khiến bạn bè mình ganh tỵ tập 2 khi cho biết thêm rằng nếu nhờ được người trông con hộ thì người vợ của hiếm của tôi nhất định phải tiễn chồng ra đến tận ga hoặc sân bay. Với người chỉ đi công tác một vài lần trong năm thì vợ đi tiễn chồng không có gì là lạ. Nhưng tôi lại là người đi thường xuyên, có tháng rời nhà những 3 lần.
Mấy thằng bạn tôi lần nào đi công tác cũng đều phải tự túc sửa soạn, tự túc đi và bào chữa “tự túc là hạnh phúc” nhưng lại chạnh lòng khi thấy vợ tôi đến tiễn tôi, kiên nhẫn đợi cho đến khi đi khuất mới ra về. Em lại còn nhắn tin “Anh đi bình an, mẹ con em yêu anh” ngay sau đó. Với một người vợ như thế, có người đàn ông nào mà không muốn trở về. Đàn ông chúng tôi khác phụ nữ, phụ nữ dễ bị xao xuyến với vẻ bề ngoài và hay bị cầm chân bởi của cải, nhưng chỉ có tổ ấm gia đình mới níu giữ được đàn ông.
Tôi hãnh diện khi bạn bè tôi bảo vợ tôi là “của hiếm” vì tuy cô ấy đơn giản nhưng lại khó tìm (Ảnh minh họa)
Có thể nói tình cảm “tương kính như tân” trước sau như mới của vợ là chìa khóa hạnh phúc của gia đình tôi, khiến tôi mới rời nhà đã nhớ vợ con. Và tôi có thể nhắn tin “anh yêu em” mỗi ngày suốt 7 năm nay mà không thấy sáo rỗng nhàm chán.
Có lẽ cuộc sống càng giàu có hiện đại thì con người càng mưu cầu hạnh phúc ở những thứ xa vời mà rời xa những điều bình dị. Tôi hãnh diện khi bạn bè tôi bảo vợ tôi là “của hiếm” vì tuy cô ấy đơn giản nhưng lại khó tìm. Bởi phụ nữ ngày nay yêu tiền hơn yêu chồng và thích shopping hơn nội trợ. Không biết có phải thế không nhưng tôi thấy mình là người đàn ông thật sự may mắn.
Theo Afamily
Mất hết mục đích sống chỉ vì sự khó tính của mẹ
Tôi năm nay 20 tuổi. Bố mẹ li dị, tôi cùng mẹ và em gái qua Mỹ cách đây 2 năm. Thú thật, trong suốt thời gian trước khi qua Mỹ cho đến bây giờ, tôi luôn bị ám ảnh bởi mẹ tôi. Tôi luôn luôn cô đơn, khi tôi cố gắng nói chuyện với mẹ, mẹ tôi toàn đem cái khổ lên cho tôi thấy.
ảnh minh họa
Tôi nhớ một lần năm học lớp 8, tôi quen một người bạn nam thân thiết, rồi từ tình bạn trở thành tình yêu học trò. Tôi vui lắm. Nhưng từ khi yêu nhau đến 1 năm sau, khi tôi học lớp 11 thì bạn ấy chia tay tôi không lý do. Tình yêu đầu tiên của tôi vỡ vụn, tôi khóc. Mẹ trách tôi: "Đấy! Ai kêu yêu sớm làm gì cho khổ rồi khóc? Nói rồi không chịu học đi, chừa chưa?". Hình ảnh một người mẹ an ủi con cái hay một cái ôm chia sẻ, hay lau nước mắt trong tôi vỡ vụn lần 2 cùng với tình yêu. Chuyện tình cảm chắc chắn sẽ xảy ra là do số tôi phải gặp thôi, ai mà không yêu thời tuổi teen? Từ đó trở đi, tôi không còn nói chuyện với mẹ nữa, nhất là chuyện học hành và chuyện tình cảm.
Mẹ tôi nói, "ế" là 1 điều tốt, ở 1 mình chẳng phải lo, được tự do bay nhảy, đi chơi, đi ăn uống ko cần ai phải nhắc nhở. Nói chung "ế" là tự do tự đại, là niềm sung sướng nhất trong cuộc đời. Tôi đã 20 tuổi rồi, đến tận bây giờ, sau chuyện tôi chia tay tình đầu, tôi không biết yêu là gì, thương nhau, giận nhau, hay là được nắm tay người yêu, một cái ôm yêu thương... tôi đều chưa bao giờ được biết 1 cách dài lâu. Việc của tôi chỉ là đi học, đi về nhà là hết.
Tôi luôn lủi thủi 1 mình. Trong suốt những năm đi học, tôi ghen tỵ với các cặp đôi hạnh phúc. Nhiều lần tôi thấy họ ôm hôn nhau, tôi quay mặt đi, lầm lũi như không nhìn thấy gì. Mẹ tôi dặn tôi nhất định đến 28 tuổi mới được yêu và lập gia đình. Tiêu chuẩn của mẹ tôi là: phải là người Việt Nam, cao, lớn tuổi (mẹ tôi nói con trai nhỏ tuổi thì đàn bà mau già rồi sau này xấu đi họ sẽ bỏ mình), có học vấn cao, làm ra tiền.... Tôi kiếm người ấy ở đâu bây giờ? Ở "ế" nó cũng có cái giá của nó chứ.
Chẳng thằng con trai nào dám đến nhà tôi chơi dù tôi thích chơi với con trai. Chúng nó nói, đến nhà tôi chơi toàn bị hỏi như tội đồ. Mẹ tôi hỏi sát đến tận nút: "Học ở đâu? Học với ai? Làm gì? Học trường nào? Nhà sống ở đâu? Ba mẹ làm gì? Học có giỏi không? Rồi đến chuyện làm sao biết tôi, biết tôi được bao lâu?"... Ngày hôm sau, tôi không thấy bạn bè tôi đến nữa.
Anh hai tôi cũng từng bị dính chuyện, mẹ tôi bắt anh phải đưa nick Skype của bạn gái, rồi tra khảo chị ấy như tra khảo bạn tôi. Lần thứ 2, chị ấy không dám nói chuyện với mẹ tôi nữa. Mẹ tôi ngây người: "Sao không thấy con bé đâu nhỉ, nick không thấy để mà gọi?". Tôi biết câu trả lời. Tôi im lặng. Tôi nghĩ, khi tôi yêu một người thật lòng, tôi sợ cảnh mẹ tôi điều tra kỹ lưỡng như cảnh sát, chẳng đứa bạn nào của tôi cảm thấy hài lòng sau lần gặp mặt đầu tiên, rồi người ta không dám quen tôi nữa. Tôi sợ bị bỏ rơi. Tôi sợ ở một mình. Tôi đã chịu đựng cô đơn khá lâu rồi.
Rồi đến chuyện học, lâu lâu mẹ lại thuyết giáo tôi. Mẹ yêu cầu tôi phải học ngành dược, ngành accounting, hoặc tệ lắm là ngành giáo viên vì theo mẹ tôi, những ngành đó ở Mỹ là những ngành dễ kiếm việc làm, có ngày nghỉ, được lãnh tiền nhiều. Tôi không thích, tôi đang học ngành máy bay vì ngành đó đang rất cần người và ít người học. Mẹ mắng tôi: "Cái đồ con hư bất hiếu, cái đồ cá không ăn muốn cá ươn!". Tim tôi nhói lên khi nghe mẹ nói thế, nhưng tôi quen rồi, có điều nó đụng chạm đến tâm hồn tôi.
Mẹ tôi than thở, nào là ngày xưa mẹ học giỏi nhất nhì trường, đi đâu cũng có người yêu mến, có thể làm đủ việc không sợ gì, rồi nhà nghèo khó đến nỗi ăn khoai mì, bảo tôi sống trong nhung lụa không hiểu được cảm giác đó, rồi mẹ tôi lại đem chuyện "con nhà người ta" ra mặc dù tôi chẳng biết thằng nào. Mẹ hỏi tôi có ý kiến gì không, tôi lý nhí nêu ý kiến của tôi nhỏ nhẹ, thế là mẹ tôi lại thuyết giáo. Từ lâu lắm, cứ khi tôi nêu ý kiến là bị mẹ tôi gắn mác "không được". Tôi toàn sống vì mẹ tôi, chứ đời tôi thì chưa bao giờ đạt đúng mục đích của mình. Mẹ tôi toàn những ý tưởng đâu đâu, đòi phải dẫn bạn tới nhà chơi để mẹ gặp mặt xem có đúng con nhà đàng hoàng không, đòi lưu cả số phone bạn bè tôi với lý do "để lỡ có chuyện thì gọi hỏi chứ"...
Tôi xin thề, tôi không phải dạng con gái hư hỏng, tôi không biết uống rượu bia, không hút thuốc, không chơi "đá", thậm chí tôi không bao giờ chơi với những đứa có thói hư tật xấu, tôi không vung tiền quá trán, tôi cũng dạng học hành và cư xử đúng mẫu mực con ngoan trò giỏi... Nhưng cách cư xử của mẹ tôi nhiều lần làm tôi rất chán nản. Nếu tôi nói gì đi chăng nữa, mẹ tôi lại nói nhiều đến nỗi tai tôi muốn lùng bùng, làm tôi nhiều khi muốn cáu lên, nhưng tôi sợ mẹ tôi nói "cái đồ cá không ăn muối cá ươn" lần nữa nên thôi. Nếu hôm nào xui mà mẹ tôi đem ra thuyết giáo, ví dụ chừng 2 tiếng, tôi mà có ý kiến là sẽ tăng thêm 2 tiếng nữa, nhưng ý kiến của mẹ tôi chưa bao giờ làm hài lòng tôi.
Sẽ có bạn kêu tôi rằng tôi ích kỉ, tôi chẳng biết suy nghĩ ngược lại với mẹ tôi, hay bảo tôi có cha có mẹ là hạnh phúc lớn, hoặc có bạn sẽ bảo tôi trẻ con, có ý nghĩ non nớt của 1 người chưa trưởng thành... Tôi nhận hết, nhưng mong các bạn hãy đứng ở vị trí của tôi, các bạn sẽ hiểu được nỗi lòng của tôi. Tôi phải chịu cô đơn đến 28 tuổi thật sao?
Theo VNE
Hơn chục năm che giấu tình yêu với bạn cùng lớp Tuổi 27, thời thanh xuân sắp qua đi, liệu tôi có nên dũng cảm nói "Tớ yêu cậu", hay nghe lời bố mẹ để đến với một anh chàng hiền lành, tốt bụng, nghề nghiệp ổn định, giàu sang. ảnh minh họa Chúng tôi gặp nhau vào một ngày hè đầy nắng gió khi bước vào năm học lớp 10, tôi yêu cậu...