‘Tôi luôn công khai nói mình đang ở nhờ nhà bố mẹ vợ’
“Từ trước đến nay, có ai hỏi, tôi luôn nói rằng tôi đang ở nhờ nhà bố mẹ vợ; tất cả sinh hoạt của đại gia đình đều do ông bà lo toan”, độc giả Long Đầu Bạc viết.
Phản hồi bài “Bố vợ hẹp hòi, cho nhà đất nhưng không để tôi đứng tên”, nhiều độc giả nam chia sẻ, họ cũng được nhà vợ hỗ trợ về mặt vật chất. Có người từ chối khi được bố mẹ cho nhà, có người không quan tâm chuyện ai đứng tên sổ đỏ nhà đất được cho hoặc chỉ đồng ý sang tên vợ. Cũng có người không băn khoăn chuyện ở nhờ nhà vợ vì bản thân không dựa dẫm, và thật lòng coi bố mẹ vợ như bố mẹ mình…
Đàn Ông: Tôi đang ở trên mảnh đất do cha mẹ vợ để lại. Tôi không quan tâm việc ai cần đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi có tiền do bản thân tôi làm ra, tôi đã xây dựng căn nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi, kể cả phương tiện khác, tôi cũng không quan tâm ai là người đứng tên (tôi giao hết cho vợ tôi).
Huyks: Mình cũng 37 tuổi, kỹ sư công trình, bố mẹ vợ cho đất xây nhà. Vợ mình đứng tên hết và mình nghĩ chẳng có gì lăn tăn… Nếu có gì xảy ra, mình là đàn ông xem như lâu nay mình làm để dành cho con mình, ra đi tay trắng cũng chả sao vì đất ko phải của mình…
Long Đầu Bạc: Hoàn cảnh của tôi gần giống ông, chỉ hơi ngược lại của ông một chút! Tôi là chồng sau, lại ít hơn vợ vài tuổi. Được một cái không phức tạp là vợ không có con riêng.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Ngày cưới xong, tôi về ở rể. Tôi được bố mẹ vợ thương yêu như con ruột, mặc dù ông bà có 1 người con trai và 3 cô con gái, tất cả đều có gia đình. Tất cả sinh hoạt của đại gia đình đều do ông bà lo toan. Một năm sau, vợ chồng tôi ra riêng. Nói là ra riêng, nhưng nhà cũng của bố mẹ vợ cho, một căn hộ chung cư 60m2, cách nhà ông bà cũng tầm 500m.
Hàng ngày, con của chúng tôi đi học cũng là ông bà đón về chăm sóc. Hết giờ làm việc, chúng tôi về ăn cơm ké nhà ông bà, rồi đón con về nhà riêng. Đó cũng là lối sinh hoạt chung của tất cả anh chị em trong gia đình vợ. Chi phí sinh hoạt mỗi tháng cũng 60 – 70 triệu đồng (tôi nghe vợ nói vậy) là do anh cả trong nhà lo. Ông bà chưa bao giờ yêu cầu hoặc nhận bất kì đồng nào từ các con. Mỗi cuối tuần, gia đình nào thích (hoặc lười) thì lại chạy về ăn chung với ông bà. Nhà nào siêng thì làm vài món rồi gọi tất cả các gia đình còn lại tập trung ăn uống.
Từ trước đến nay, có ai hỏi, tôi luôn nói rằng tôi đang ở nhờ nhà của bố mẹ vợ. Trong tâm tôi luôn nhắc nhở mình như vậy, để còn cố gắng mà lo cho vợ con và giữ cho mình lối sống phù hợp với thân phận một thằng con rể. Tôi tự hào vì tôi có bố mẹ vợ thương và tôn trọng con rể. Tôi cũng tự hào vì bản thân mình đủ tốt để ông bà thương!
Tất cả những giấy tờ nhà cửa, tôi đều từ chối, vì tôi có tự trọng riêng của tôi. Đến cả việc nhập hộ khẩu về chung với nhà vợ, tôi cũng từ chối. Đến bây giờ, ông bà đề nghị mua cho vợ chồng tôi một căn nhà mới, nhưng tôi luôn từ chối vì với tôi, những gì ông bà cho tôi là quá nhiều.
Dâu là con, rể là khách ông à! Mình giữ bản thân mình chừng mực, họ yêu thương mình hơn, tôn trọng mình hơn ông ạ!
Nguyễn Cao Kỳ: Tôi cũng đang trong hoàn cảnh thế này, thực sự nghĩ cũng hơi ức với bố mẹ vợ, nhưng không đến mức cay cú như tác giả. Tôi nghĩ đơn giản của mình đâu mà đòi, ông bà cho con gái cũng là cho cháu ngoại, con mình chứ ai. Và bố mẹ vợ cho riêng con gái như vậy thì trong câu chuyện hằng ngày chính ông bà phải ngại với con rể, không nói chuyện gì về nhà đất, sở hữu… Tôi thì cứ bình thường, vẫn đối xử tốt chả sao cả.
Huynh Tran: Tôi đây mới cưới cũng ở nhà vợ rồi tự tích cóp tiền mua đất làm nhà 2 vợ chồng ra ở riêng. Ông bà ngoại có cho thì cho cháu nó hưởng chứ mình làm rể quan tâm làm gì mấy cái tài sản nhà vợ ấy cho nhọc thân.
Thành Nam: Nhà tôi bố vợ cho đất, 4 thằng rể không ai đứng tên. Vợ hỏi anh có ghi tên vào sổ đỏ không, tôi nói ông bà cho em là của em, không phải cho anh anh không nhận.
AN AN
'Không cho con rể đứng tên nhà thì đừng nói là cho'
'Nhận thì phải có quyền, nếu không thì đừng nhận và bố mẹ cũng đừng tuyên bố là cho', độc giả Tagiang góp ý chuyện bố vợ cho nhà đất nhưng không để con rể đứng tên.
Bên cạnh đa số ý kiến phê phán, phản đối ông chồng trong bài viết "Bố vợ hẹp hòi, cho nhà đất nhưng không để tôi đứng tên", một số độc giả cho rằng nên đặt mình vào vị trí của anh để hiểu và thông cảm.
Quang Vũ: Đất là của ba mẹ vợ nhưng nhà là do công sức hai vợ chồng xây chung. Cuộc sống hiện đại không hợp nhau thì ly dị là chuyện bình thường, đừng nghĩ đó là điều xấu xa nhé các bạn. Pháp luật hiện hành cũng cho phép ly di nhé các bạn. Nếu lỡ 2 vợ chồng không hợp nhau li dị, có thể do chồng cũng có thể do vợ hoặc do cả hai thì tài sản phân chia làm sao? Kiểu này thì anh chồng trắng tay nếu li dị. Những ai từng trải sự đời sẽ hiểu vấn đề.
Ảnh minh họa,
Nguyễn Hoàng Long: Tôi nghĩ nếu là người phụ nữ muốn được cùng đứng tên tài sản bố mẹ chồng chia cho chồng, mọi người sẽ comment ủng hộ rằng vậy là đúng, sẽ bảo rằng phụ nữ làm lụng hy sinh cho gia đình, nếu không cho đứng tên nhỡ mai ly hôn thì ra đi tay trắng sao. Nhưng đây người muốn đứng tên là đàn ông nên các bạn ném đá anh ấy. Bình đẳng giới ở đâu? Cha ông xưa nói của chồng công vợ, thì như anh chồng có bảo của vợ công chồng cũng có gì không đúng chứ. Nhà trên đất bố mẹ cho cũ rồi, mấy năm nữa nếu vợ chồng có tiền xây lại thì mọi người có nghĩ đến anh chồng cũng phải ra đi tay trắng nếu ly hôn không?
Thienhuong: Tôi là phụ nữ. Chắc cũng tầm tuổi bạn. Tôi có lời khuyên bạn thế này. Sau khi đọc bài của bạn tôi cũng giống rất nhiều phụ nữ khác là có phản ứng rằng anh chồng này thật vô lý và tham lam, nếu không phải của mình thì đòi làm gì. Nhưng chị biết không, chồng tôi đã nói thế này: Nếu là anh thì anh sẽ không tới đó ở vì nếu bố mẹ vợ chỉ cho vợ thì anh không bao giờ ở nhờ, còn nếu không bố mẹ đừng bao giờ nói là cho mà chỉ là cho mượn để cả 2 vợ chồng ở. Vì bố mẹ bạn làm vậy không có gì sai nhưng đã vô tình làm chồng bạn tổn thương và thấy bị coi là người ngoài. Tôi nghĩ bạn cũng nên hiểu cho tâm lý của chồng và có hướng giải quyết tốt nhất để không bị ảnh hưởng tới hôn nhân. Tiền làm ra được nhưng tình cảm khi đã mất có tiền không mua được. Nếu bạn đủ yêu chồng tôi tin bạn có cách giải quyết đúng. Chúc bạn hạnh phúc.
Tagiang: Các bạn ạ, đôi khi cho không phải dễ đâu nhé. Người đàn ông đầu đội trời, chân đạp đất, họ không nghĩ việc nhỏ nhen đâu. Khi 2 người không chung đường họ sẵn sàng ra đi với 2 bàn tay trắng, nhưng họ cũng không muốn sự không rõ ràng. Đã cho là cho, nhận rồi thì phải có quyền. Còn không thì tốt nhất là đừng nhận và bố mẹ bạn cũng đừng tuyên bố là cho. Bạn cứ thử đặt mình vào tình huống đó và suy nghĩ. Anh chồng này có lẽ sẽ chẳng bao giờ thấy vui khi ở trong căn nhà như vậy. Chúc 2 bạn hạnh phúc!
Em chồng bỏ lại đứa con mới 3 tuổi và vợ chồng tôi phải nuôi giúp Lời em chồng nói quá vô ơn nên chồng tôi rất tức giận. Nhà chồng tôi có 2 anh em trai. Chồng tôi là con trưởng, hiện chúng tôi đang sống chung với bố mẹ chồng. Chúng tôi cũng có 2 con một gái một trai đang học cấp 1. Cách đây gần 2 năm, vợ chồng em chồng gửi đứa con mới...