Tôi làm ‘nội tướng’
Về hưu, nếu ai hỏi tôi làm gì thì tôi sẽ tự hào, vui vẻ trả lời: “Tôi làm nội tướng!”.
“Nội tướng” chứ không phải “nội trợ” đâu nha! Chữ “tướng” bao hàm nghĩa chỉ huy, quán xuyến, là người nắm quyền quản lý trong gia đình, điều hành mọi việc trong nhà. Nền nếp, tổ chức sinh hoạt gia đình từ cái ăn, cái mặc đến quan hệ ứng xử… tất cả đều in đậm dấu ấn của người nội tướng.
Mải mê lo cho công việc, bươn chải ngoài xã hội, bao nhiêu năm tôi có phần lơ là, chểnh mảng nhiệm vụ đối với gia đình. Nay về hưu, tôi phải chấn chỉnh ngay việc quản lý ngôi nhà của mình. Tất cả không hề đơn giản và tôi phải bắt đầu lại từ đầu.
Khi về hưu, cha mẹ tuổi già sức yếu cả hai bên được xem là nhiệm vụ thiêng liêng và cao quý, được giao cho “nội tướng”
Phải phân chia quỹ thời gian hợp lý, xếp thời gian biểu rõ ràng. Sáng dậy sớm tập thể dục rồi lo chợ búa, bếp núc, chăm sóc cha mẹ. Trưa ăn cơm, nghỉ ngơi, rồi làm một số công việc cho gia đình. Chiều, cơm nước xong, dọn dẹp, trao đổi với chồng con. Thứ bảy, chủ nhật thăm vài người bạn thân, viếng vài người bà con, xem phim, nghe nhạc, gặp gỡ bạn bè. Định là như vậy, nhưng thực tế nhiều công việc đột xuất kéo đến khiến “nội tướng” vô cùng bối rối.
Đành rằng những máy móc tiện ích ngày nay giúp tiết kiệm thời gian, công sức rất nhiều cho công việc nội trợ, xong cũng vẫn phải có những kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc sao cho khoa học. Không những là nấu nướng, đi chợ, dọn dẹp nhà cửa, mà còn phải chăm sóc chu đáo cha mẹ hai bên, chăm lo sức khỏe chồng con, dạy dỗ con cháu và nhiều công việc không tên khác. Điều này, nói thì dễ, nhưng nếu muốn làm được, người “nội tướng” phải “vận nội công” rất nhiều mới có thể hoàn thành nhiệm vụ. Để quản lý một ngôi nhà là cả một nghệ thuật lẫn khoa học chứ không phải chuyện đùa.
Làm “nội tướng” giỏi cần phải biết cân đối tài chính gia đình và tiết kiệm chi tiêu. Phải tính toán thu chi chặt chẽ trong tháng: nào là tiền điện, tiền nước, tiền ga, tiền internet, mua sắm gạo, thức ăn, gia vị. Lại còn các khoản giao tế, hiếu hỉ ngoài xã hội nữa: đám cưới, đám ma, đám giỗ, sinh nhật, họp mặt bạn bè, đi từ thiện… Nhiều khoản chi réo gọi, nếu không khéo tính toán thì thiếu hụt là điều tất nhiên. Với số lương hưu khiêm tốn, tôi thể hiện tài quản lý tài chính qua cách cân đối thu chi cả kế hoạch tiết kiệm trong gia đình.
Nếu muốn làm được, “nội tướng” giỏi phải “vận nội công” rất nhiều mới có thể hoàn thành nhiệm vụ
Một vấn đề khá phức tạp là giải quyết tốt mối quan hệ với những người thân trong gia đình. Ngoài chồng con là những người thân gần gũi đương nhiên phải chăm sóc. Khi về hưu, cha mẹ tuổi già sức yếu cả hai bên được xem là nhiệm vụ thiêng liêng và cao quý, được giao cho “nội tướng”. Chăm sóc người già là công việc công phu, tỉ mỉ, đầy kiên nhẫn và trách nhiệm. Phải dành thời gian nói chuyện tỉ tê, canh giờ để mời ăn cơm, cho uống thuốc, xoa bóp, phơi nắng…
Ngoài ra, nhiều “nội tướng” còn có “cơ hội” được giao cho quản lý thêm đàn cháu nhỏ – khi cha mẹ chúng bận đi làm. Khi đó, ngôi nhà không khác gì “nhà trẻ mi ni”. Đối với cháu nhỏ thì chẳng khác nào có con mọn, phải cho ăn bột, bú bình, cháu lớn thì phải nhớ giờ đưa rước cháu đến trường. Đã có không ít trường hợp “nội tướng” quên đón cháu, báo hại cháu khóc đến khan hơi, khản tiếng.
Với nhiều thành phần, nhiều lứa tuổi như thế, việc quản lý nhân sự không phải là chuyện dễ dàng gì. Người già, người trẻ, mỗi người mỗi tính, mỗi nết, phải hiểu tính ý, tâm trạng, đặc điểm từng người để ứng xử cho phù hợp, chứ không thể xuề xòa, qua loa, đại khái được.
Video đang HOT
Phải thấy được khó khăn để giúp đỡ và sẵn sàng hòa giải khi có xung đột. Quản lý các đối tượng thân yêu này cũng phức tạp chẳng khác nào thủ trưởng trong đơn vị, đôi khi gặp phải người trái tính, trái nết, cũng có giận hờn, trách móc, buồn phiền, ghen tức…
Quan trọng nhất vẫn là sức khỏe: Sức khỏe tuổi về hưu dĩ nhiên là không còn “xịn” như xưa nữa. Vì thế, “nội tướng” phải biết lắng nghe cơ thể của mình và biết vâng lời… bác sĩ. Mỗi ngày phải nhớ giờ uống thuốc, thuốc nào uống trước khi ăn, thuốc nào uống trước khi đi ngủ. Phải biết cách tự xử khi đau ốm đột xuất mà không có ai ở nhà. Lại còn nhớ định kỳ đi khám sức khỏe, khám bệnh, tích cực điều trị khi có dấu hiệu không ổn. Còn phải tập thể dục, đi bộ, để suy trì sức khỏe… Có sống vui, sống khỏe người nội tướng mới đủ khả năng “tả xung hữu đột” công việc trong nhà.
Ngoài ra, nhiều “nội tướng” còn có “cơ hội” được giao cho quản lý thêm đàn cháu nhỏ – khi cha mẹ chúng bận đi làm
Người “nội tướng” càng biết tổ chức, sắp xếp, điều chỉnh công việc hợp lý bao nhiêu thì sẽ biết quý trọng hạnh phúc gia đình mình bấy nhiêu. Hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng, chăm sóc gia đình hạnh phúc là niềm vui cho chính mình ở tuổi xế chiều.
Làm nội tướng “thật khó nhưng mà thật vui”.
Theo thegioitiepthi.vn
Đã gọi nhau 1 tiếng vợ chồng, đừng chỉ biết mệt là buông, không hợp là ly dị
Vì gia đình hãy biết trân trọng nhau, trân trọng tình cảm của cả vợ và chồng, đừng chỉ biết mệt là buông, không hợp là ly dị.
Từng nghe người ta bảo rằng "vợ chồng là có duyên từ 3 kiếp trước, vì thế cần phải biết trân trọng và yêu thương nhau". Tôi không tin vào điều đó và cứ nghĩ duyên tới thì mừng, duyên đi cũng chẳng sao. Bởi vậy, tôi sống trong hôn nhân rất vô trách nhiệm.
Cưới vợ về, tôi không hề quan tâm tới vợ. Bản thân là 1 thằng đàn ông gia trưởng, tôi nghĩ rằng nhiệm vụ chăm sóc gia đình là của đàn bà, còn đàn ông đi làm về chỉ ngồi chơi xơi nước, xem tivi.
May mắn, vợ tôi từ trước tới nay tính tình hiền lành, đảm đang. Sau 8 giờ ở cơ quan, vợ vội vàng sấp ngửa chạy về đi chợ cho kịp trước khi chỉ còn lại những thứ đồ ăn ôi thiu.
Mà gia đình đâu chỉ có mỗi 2 vợ chồng, còn bố mẹ tôi, cả 2 người đều tuổi già sức yếu, đặc biệt bố tôi lại có bệnh tuyến tiền liệt, nhiều khi ông đi vệ sinh không kiểm soát được, vợ tôi vẫn sẵn sàng dọn dẹp.
Thế mà, mẹ tôi vẫn hà khắc với con dâu. Hễ vợ làm điều gì không vừa ý mẹ, mẹ lại la rất lớn tiếng, đôi khi bà còn nói những câu rất nặng lời:
- Bố mẹ chị không dạy được thì để tôi dạy cho.
Mỗi lần về nhà thấy mẹ đang chửi vợ, tôi luồn lên trên phòng vội, mặc kệ 2 người muốn làm gì thì làm. Vợ tôi vẫn cam chịu quen rồi, cô ấy sẽ chẳng nói lại nửa câu.
Một hôm, tôi vừa đi làm về thì bị bà kéo lại nói:
-Vợ mày nó hình như dấm dúi đem tiền về cho bên ngoại hay sao ấy chứ, đi chợ gì mà 1 tháng tốn cả mấy triệu bạc, thế này thì miệng ăn núi lở à?? Tối qua mẹ nghe lén nó gọi điện cho mẹ đẻ nói là để từ từ chờ con sắp xếp rồi gửi về đấy. Hình như mẹ nó đang ốm.
Tôi giật mình:
- Mẹ vợ con ốm ạ??
Mẹ tôi gạt đi:
- Ốm đau hay không kệ đi, quan trọng là xem có thật vợ mày lấy tiền mang về bên đó không, mày xem cất cái chìa khóa két cho cẩn thận.
Tôi gật đầu vâng vâng dạ dạ. Từ hôm đó, tôi thay mã khóa két, không cho vợ biết, tiền đi chợ tôi cũng thắt chặt hơn.
- Mỗi tháng anh đưa em 3 triệu đi chợ thôi. Ăn uống cũng chẳng có gì mà tháng nào cũng 5, 6 triệu, anh không kham nổi.
Vợ tôi ngạc nhiên:
- 3 triệu em sợ không đủ đâu, ăn uống phải đủ chất, đó là em đã tiết kiệm lắm rồi còn phải lấy cả lương của em bù vào đấy. Một nhà 4 miệng ăn cơ mà anh.
Tôi nóng mặt:
- Em tưởng mẹ con anh ngu à?? 4 miệng ăn thì cũng chỉ 3 triệu là đủ rồi, tiền của em em giữ chứ có bỏ ra cho cái nhà này đồng nào đâu mà lại nói kiểu cao thượng thế.
- Anh thử đi chợ đi rồi biết - Vợ bỗng nhiên hét lên làm tôi giật bắn mình.
Lần đầu thấy cô ấy to tiếng như thế. Tôi trợn trừng mắt:
- Nếu cô không chịu được thì chia tay đi, đàn bà con gái dám trợn mắt quát chồng.
Vợ tôi lại lần nữa im lặng, cô ấy lẳng lặng xách làn đi chợ không nói thêm gì nữa. Tôi để ý, mỗi lần nhắc tới chuyện chia tay, vợ tôi lại như sợ điều gì đó.
Từ hôm ấy, tôi chán vợ, tối nào cũng mượn cớ tăng ca ở lại trêu chọc mấy cô đồng nghiệp. Có hôm buồn quá tôi còn lên giường với 1 em thực tập. Có thể do tôi quá quyến rũ, nên vợ mới sợ không dám cãi lời, cô ta luôn phải nhường nhịn và ở kèo dưới.
Cho tới 1 hôm, vợ sốt cao nằm li bì trên giường. Không ai lấy sẵn quần áo cho tôi đi tăm, tôi bèn tự mình tìm đồ, nhưng lục tìm cái quần chip thì không được bèn kéo hết ngăn tủ ra.
Bất ngờ thấy 1 cuốn sổ bìa đỏ. Tôi dở ra xem là thứ gì thì phát hiện đó là cuốn nhật ký của vợ. Nhưng đọc những dòng vợ viết trong đó, tôi mới thực sự choáng váng.
"Những chuyện anh ấy làm, anh ấy ngủ với ai, vô tâm với tôi thế nào, tôi đều biết hết. Ngay cả chuyện mẹ chồng chèn ép tôi, chồng vẫn làm thinh, tôi cũng đành cam chịu. Có thể tôi sống hơi cổ hủ, nhưng đối với tôi gia đình là điều quan trọng nhất. Vì gia đình, vì chồng tôi có thể chịu đựng bất cứ tổn thương nào. Bởi vì đã gọi nhau 1 tiếng vợ chồng, không phải cứ mệt là buông, cứ không hợp là ly dị. Tôi vô cùng trân trọng tình cảm của 2 đứa, 2 tiếng vợ chồng thiêng liêng như thế, tôi nhẫn nhịn 1 chút để giữ gìn thì cũng có sao. Nhưng thực sự tôi rất mệt, giá như 1 ngày nào đó, chồng hiểu được tôi".
Đọc xong, tôi quay sang nhìn cô vợ đang sốt li bì, lòng chợt trào lên cơn ân hận tột cùng. Nhớ lại ngày cưới tôi đã thề thốt sẽ chăm lo, yêu thương, bảo bọc cô ấy thế nào. Vậy mà bây giờ...?? Tôi là thằng chồng tồi tệ.
Theo phunugiadinh.vn
Đi khám sức khỏe mới biết bị vô sinh, chồng nhận ra 2 đứa con không phải của mình nhưng lại phản ứng bất ngờ Khi đi khám kiểm tra sức khỏe tổng quát do công ty tổ chức, tôi vô tình biết mình bị vô sinh. Sau đó, tôi đã về lấy bàn chải của 2 con nhờ bác sĩ làm xét nghiệm ADN, không bất ngờ khi cả 2 thằng nhỏ đều không phải con tôi. Tôi năm nay 35 tuổi, đang là trưởng phòng kinh...