Tôi làm giúp vợ mọi việc trừ… chuyện cho con bú
Cánh đàn ông sợ khi cầm vào cái chổi mà nhỡ có bà hàng xóm nhìn sang thì các ông xấu mặt.
Dạo này, trên các diễn đàn, các trang báo mạng người ta hay tâm sự chia sẻ những câu chuyện buồn. Nào là chồng ngoại tình, nào là chồng có người thứ ba, nào là chán chồng không hiểu vì sao… Rồi lại chuyện không muốn lấy chồng chỉ vì sợ đàn ông. Rồi người ta còn tranh luận nhau cái việc, đàn ông làm gì, đàn bà làm gì. Xét cho cùng cũng chỉ vì cái sự, đàn ông và đàn bà chưa hiểu nhau. Đàn ông luôn nghĩ trách nhiệm của mình là phải làm việc lớn. Còn phụ nữ, nếu là người phụ nữ hạnh phúc phải là người chu toàn công việc gia đình, là người biết chiều chồng, khiến chồng cảm thấy vui vẻ và hài lòng với những bữa ăn của vợ. Thế đấy, tự nhiên người ta mặc định thế thôi.
Nhưng đâu nhất thiết phải thế. Chỉ là từ trong tư tưởng, cả vợ cả chồng vô hình chung đã mặc định những việc hai giới phải làm. Đừng như thế, nếu đàn ông không thể kiếm tiền, phụ nữ có thể làm thay. Nếu đàn ông không thể có chức có quyền, phụ nữ cũng có thể làm thay. Và nếu phụ nữ không có thời gian lau nhà, vào bếp nấu cơm, tại sao đàn ông không chủ động làm thay những việc đó? Chỉ vì đàn ông sĩ diện.
Cánh đàn ông sợ khi cầm vào cái chổi mà nhỡ có bà hàng xóm nhìn sang thì các ông xấu mặt. Đó là chuyện các bà, nhưng nhỡ có ông nào nhìn thấy thì ối xời: “Cái thằng cha ấy như đàn bà. Ai lại đi rửa bát quét nhà thay vợ”. Những lúc như thế, các anh chỉ nhanh nhanh chóng chóng và gặt phắt đi, tránh những câu chuyện đại loại như vậy. Thử hỏi, đã ông nào dám cả gan, tự vỗ ngực đứng dậy nói rằng: “Tôi làm thế chẳng có gì xấu hổ. Tôi làm thế đâu có nghĩa tôi sợ vợ. Vợ chồng phải san sẻ công việc giúp đỡ lẫn nhau. Tôi có thể làm mọi việc giúp vợ, trừ cho con bú”.
“Vợ chồng phải san sẻ công việc giúp đỡ lẫn nhau. Tôi có thể làm mọi việc giúp vợ, trừ cho con bú”. (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Hễ cứ đàn ông cầm chổi lên, đàn ông đeo tạp dề là y như rằng bị gọi là đàn bà. Thế là, họ đã mặc định cái ‘đàn bà’ ấy là phải quét nhà, phải rửa bát. Đó là trong tư tưởng họ đã nghĩ như thế nên chính họ mới là người không bao giờ thay đổi được tư tưởng về mình.
Thiết nghĩ, trước đây, công to việc lớn rơi vào tay đàn ông hết. Đúng vậy, chuyện này không sai. Đàn ông thường có chức có tước, đàn ông thường làm to và đàn ông thường quyết định những việc trọng đại trong gia đình. Thế nhưng, cái thời đại bây giờ, chuyện ấy đã thay đổi. Đàn bà nhiều người làm to hơn đàn ông, đàn bà nhiều người chức quyền khiến đàn ông phải kính nể. Đàn bà nhiều người kiếm nhiều tiền hơn đàn ông. Điều đó có nghĩa rằng, đàn bà đã làm thay đàn ông nhiều việc. Thế đấy, tại sao đàn ông không làm thay đàn bà đi nếu họ không thể kiếm được tiền nhiều hơn đàn bà? Căn bản họ còn sĩ diện, họ còn không muốn mình phải ‘hạ mình’ làm mấy việc mà đàn bà hay làm. Nhưng thử hỏi, nếu họ không làm thì ai làm, lại rơi vào tay đàn bà chăng?
Đàn bà làm nhiều, từ việc cơ quan tới nội trợ, quét nhà, dọn nhà, nấu nướng… thì khác nào cái máy. Còn đàn ông, đúng là nếu chỉ biết ăn, biết ngủ, biết đợi cơm vợ và đi làm thì cũng chẳng khác gì cái máy hay robot được cài chế độ tự động. Đàn ông đừng chỉ cứ đi làm về, rồi tắm rửa, rồi chờ tới mâm cơm vợ bưng bê ra, rồi lại đi ngủ. Đừng tự biến mình thành ‘người nuôi’ mà chủ nhân là đàn bà.
Thoáng ra một chút, suy nghĩ tích cực hơn một chút, nếu đàn bà làm được việc nặng, làm được việc trọng đại thì chẳng có lý gì đàn ông không làm được những việc coi là nhẹ đối với đàn bà. Đấy là đàn ông coi là nhẹ chứ chẳng nhẹ chút nào đâu nhé. Nấu cơm, dọn nhà cửa ai bảo là nhẹ, đó còn là lao động chân tay đâu phải cứ ngồi máy tính, lướt web như các đức ông chồng.
Nói ra những điều này tôi chỉ mong cánh đàn ông chúng ta hiểu, nếu có thể giúp vợ việc gì, hãy tận tâm, hết mình vì vợ chồng phải chia sẻ công việc, phải giúp đỡ lẫn nhau, phải yêu thương quý trọng nhau. Khi vợ không thể làm được mà chồng dư sức, hãy góp tay chung và vợ cũng vậy. Tôi là đàn ông nhưng tôi là chồng mà là một ông chồng yêu vợ. Thế nên, tôi có thể làm giúp vợ mọi việc, chỉ trừ việc cho con bú. Đừng tự tách biệt mình, cũng đừng cho rằng mình làm việc của đàn bà là hèn kém. Không đâu nhé. Những ông chồng có suy nghĩ đó mới là những ông chồng tồi, kém cỏi. Ngoài trách nhiệm với xã hội, trong gia đình, đàn ông cần biết làm thế nào để giữ gìn mái ấm, đâu chỉ có đàn bà…
Theo VNE
Khổ sở vì cho con bú cũng bị bố chồng 'giám sát'
Khi tôi cho con bú, bố chồng đứng sát bên giám sát, thỉnh thoảng ông còn vuốt ve má cháu, môi cháu.
ảnh minh họa
Do chồng đi lính ngoài đảo xa, tôi sinh con đầu lòng nên buộc phải về nhà nội sống cùng bố mẹ chồng. Nhưng mới ở chung được năm tháng, tôi đã cảm thấy không thể chịu nổi nữa.
Bố chồng tôi dáng dấp phong độ, tính tình cẩn thận, tỉ mỉ. Ông hiện đã nghỉ hưu. Mẹ chồng tôi thì quanh năm chùa chiền lễ bái. Vì vậy mà mang tiếng tôi về sống ở nhà chồng để mọi người chăm sóc nhưng thực ra chỉ có bố chồng giúp đỡ tôi mà thôi.
Hàng ngày, ông đều quanh quẩn ở trong nhà, sẵn sàng làm mọi việc ngay cả khi tôi chưa kịp nhờ. Khi tôi tắm cho con, bố chồng tôi đứng ngay trước cửa phòng tắm, giúp tôi pha nước, vắt chanh. Khi tôi cho con đi vệ sinh, ông dọn dẹp. Ông cũng không nề hà mà bế cháu suốt đêm cho tôi ngủ.
Bởi tôi lần đầu làm mẹ, kinh nghiệm nuôi con hầu như không có nên tôi rất sung sướng đón nhận sự giúp đỡ, chỉ bảo của ông. Tuy chỉ có điều, khi tôi cho con bú ông cũng đứng cạnh nhìn là khiến tôi không thể "sung sướng" được. Khi ấy, tôi vô cùng xấu hổ. Ông đứng nhìn chằm chằm chỉ tôi cách bế con, cách vắt sữa bỏ đi, thậm chí có lần ông còn lại gần sát tôi để vuốt ve má, môi, mũi, cầm nắm chân thằng bé. Cái nhìn của ông, việc ông ở gần sát tôi trong lúc tôi đang "hở hang" như vậy thực khiến tôi căng thẳng, ái ngại vô cùng. Nhưng hình như ông không hề để ý đến điều đó. Nhiều lúc, vì ngại không muốn để ông "giám sát" lúc nhạy cảm như thế, tôi chần chừ, giằng dai không cho con bú khiến con khóc, tôi lại bị ông nhắc nhở, cáu gắt.
Tôi biết, thằng cu là cháu đích tôn của ông, ông yêu thương, muốn chăm sóc cháu là lẽ thường. Tôi cũng biết, ban đầu, tôi là một người mẹ vụng về khiến ông khó yên tâm. Mặc dù nhờ sự chỉ bảo của ông, tôi đã trở thành bà mẹ đảm đang, khéo léo, có thể tự mình chăm con mà không cần sự trợ giúp của người khác. Nhưng hình như, dù tôi có cố gắng thế nào, ông vẫn không yên tâm. Ông bắt tôi chăm con theo đúng những gì ông nói. Ông cũng giám sát cháu chặt chẽ, thường xuyên hơn, gần như 24/24h không rời mắt khỏi cháu và yêu cầu tôi cũng không được rời khỏi con. Dưới sự giám sát quá mức của bố chồng, càng ngày tôi chỉ càng khó chịu, mệt mỏi.
Tôi buộc phải nói chuyện với mẹ chồng và chồng xin phép ra ở riêng nhưng không được đồng ý. Mẹ chồng tôi xin lỗi vì lâu nay đã ít ở nhà quan tâm tới tôi. Thế nhưng bà vẫn chẳng thay đổi gì, vẫn đi cả ngày chùa chiền lễ bái. Còn bố chồng từ đó không hề giúp tôi bất cứ việc gì nữa dù vẫn đứng từ xa tiếp tục giám sát tôi, không để cho tôi có phút riêng tư nào.
Không biết bao giờ tôi mới thoát khỏi tình cảnh này đây...
Theo VNE