Tôi làm giúp vợ mọi việc trừ… cho con bú
Cánh đàn ông sợ khi cầm vào cái chổi mà nhỡ có bà hàng xóm nhìn sang thì các ông xấu mặt.
Dạo này, trên các diễn đàn, các trang báo mạng người ta hay tâm sự chia sẻ những câu chuyện buồn. Nào là chồng ngoại tình, nào là chồng có người thứ ba, nào là chán chồng không hiểu vì sao… Rồi lại chuyện không muốn lấy chồng chỉ vì sợ đàn ông. Rồi người ta còn tranh luận nhau cái việc, đàn ông làm gì, đàn bà làm gì. Xét cho cùng cũng chỉ vì cái sự, đàn ông và đàn bà chưa hiểu nhau. Đàn ông luôn nghĩ trách nhiệm của mình là phải làm việc lớn. Còn phụ nữ, nếu là người phụ nữ hạnh phúc phải là người chu toàn công việc gia đình, là người biết chiều chồng, khiến chồng cảm thấy vui vẻ và hài lòng với những bữa ăn của vợ. Thế đấy, tự nhiên người ta mặc định thế thôi.
Nhưng đâu nhất thiết phải thế. Chỉ là từ trong tư tưởng, cả vợ cả chồng vô hình chung đã mặc định những việc hai giới phải làm. Đừng như thế, nếu đàn ông không thể kiếm tiền, phụ nữ có thể làm thay. Nếu đàn ông không thể có chức có quyền, phụ nữ cũng có thể làm thay. Và nếu phụ nữ không có thời gian lau nhà, vào bếp nấu cơm, tại sao đàn ông không chủ động làm thay những việc đó? Chỉ vì đàn ông sĩ diện.
Cánh đàn ông sợ khi cầm vào cái chổi mà nhỡ có bà hàng xóm nhìn sang thì các ông xấu mặt. Đó là chuyện các bà, nhưng nhỡ có ông nào nhìn thấy thì ối xời: “Cái thằng cha ấy như đàn bà. Ai lại đi rửa bát quét nhà thay vợ”. Những lúc như thế, các anh chỉ nhanh nhanh chóng chóng và gặt phắt đi, tránh những câu chuyện đại loại như vậy. Thử hỏi, đã ông nào dám cả gan, tự vỗ ngực đứng dậy nói rằng: “Tôi làm thế chẳng có gì xấu hổ. Tôi làm thế đâu có nghĩa tôi sợ vợ. Vợ chồng phải san sẻ công việc giúp đỡ lẫn nhau. Tôi có thể làm mọi việc giúp vợ, trừ cho con bú”.
Video đang HOT
“Vợ chồng phải san sẻ công việc giúp đỡ lẫn nhau. Tôi có thể làm mọi việc giúp vợ, trừ cho con bú”. (ảnh minh họa)
Hễ cứ đàn ông cầm chổi lên, đàn ông đeo tạp dề là y như rằng bị gọi là đàn bà. Thế là, họ đã mặc định cái ‘đàn bà’ ấy là phải quét nhà, phải rửa bát. Đó là trong tư tưởng họ đã nghĩ như thế nên chính họ mới là người không bao giờ thay đổi được tư tưởng về mình.
Thiết nghĩ, trước đây, công to việc lớn rơi vào tay đàn ông hết. Đúng vậy, chuyện này không sai. Đàn ông thường có chức có tước, đàn ông thường làm to và đàn ông thường quyết định những việc trọng đại trong gia đình. Thế nhưng, cái thời đại bây giờ, chuyện ấy đã thay đổi. Đàn bà nhiều người làm to hơn đàn ông, đàn bà nhiều người chức quyền khiến đàn ông phải kính nể. Đàn bà nhiều người kiếm nhiều tiền hơn đàn ông. Điều đó có nghĩa rằng, đàn bà đã làm thay đàn ông nhiều việc. Thế đấy, tại sao đàn ông không làm thay đàn bà đi nếu họ không thể kiếm được tiền nhiều hơn đàn bà? Căn bản họ còn sĩ diện, họ còn không muốn mình phải ‘hạ mình’ làm mấy việc mà đàn bà hay làm. Nhưng thử hỏi, nếu họ không làm thì ai làm, lại rơi vào tay đàn bà chăng?
Đàn bà làm nhiều, từ việc cơ quan tới nội trợ, quét nhà, dọn nhà, nấu nướng… thì khác nào cái máy. Còn đàn ông, đúng là nếu chỉ biết ăn, biết ngủ, biết đợi cơm vợ và đi làm thì cũng chẳng khác gì cái máy hay robot được cài chế độ tự động. Đàn ông đừng chỉ cứ đi làm về, rồi tắm rửa, rồi chờ tới mâm cơm vợ bưng bê ra, rồi lại đi ngủ. Đừng tự biến mình thành ‘người nuôi’ mà chủ nhân là đàn bà.
Thoáng ra một chút, suy nghĩ tích cực hơn một chút, nếu đàn bà làm được việc nặng, làm được việc trọng đại thì chẳng có lý gì đàn ông không làm được những việc coi là nhẹ đối với đàn bà. Đấy là đàn ông coi là nhẹ chứ chẳng nhẹ chút nào đâu nhé. Nấu cơm, dọn nhà cửa ai bảo là nhẹ, đó còn là lao động chân tay đâu phải cứ ngồi máy tính, lướt web như các đức ông chồng.
Nói ra những điều này tôi chỉ mong cánh đàn ông chúng ta hiểu, nếu có thể giúp vợ việc gì, hãy tận tâm, hết mình vì vợ chồng phải chia sẻ công việc, phải giúp đỡ lẫn nhau, phải yêu thương quý trọng nhau. Khi vợ không thể làm được mà chồng dư sức, hãy góp tay chung và vợ cũng vậy. Tôi là đàn ông nhưng tôi là chồng mà là một ông chồng yêu vợ. Thế nên, tôi có thể làm giúp vợ mọi việc, chỉ trừ việc cho con bú. Đừng tự tách biệt mình, cũng đừng cho rằng mình làm việc của đàn bà là hèn kém. Không đâu nhé. Những ông chồng có suy nghĩ đó mới là những ông chồng tồi, kém cỏi. Ngoài trách nhiệm với xã hội, trong gia đình, đàn ông cần biết làm thế nào để giữ gìn mái ấm, đâu chỉ có đàn bà..
Theo Eva
Nghe thầy bói "nói bậy" về chuyện hôn nhân
"Ngày xấu, ngày tốt, duyên đẹp, duyên xấu là 50-50. Cứ 10 cặp đôi thì có 1 - 2 cặp đôi tôi nói xấu một tí. Thể nào trong 10 cặp chẳng có 1 - 2 cặp ly hôn".
Đó là tâm sự "gan ruột" của thầy bói M. về nghề nghiệp của mình xung quanh chuyện hôn nhân.
- Mùa cưới năm nào cũng như năm nào, bao nhiêu cặp cưới trùng làm chúng tôi chạy xô đám cưới đến mệt. Số, mệnh mỗi người khác nhau sao thầy cứ phán họ cưới chung một ngày thế?
Sự tình nó như thế này, tôi nói nhà cô nghe. Cứ mỗi tháng đều có một cơ số các cặp đôi đến nhà các thầy để xem ngày đẹp làm đám cưới. Tôi và những đồng nghiệp bói toán của mình chỉ làm những việc rất đơn giản: Mua một cuốn lịch vạn niên về, một năm gạch ra những ngày tốt, cố gắng càng nhiều ngày vào thứ 7, chủ nhật hoặc những ngày trùng ngày đặc biệt như ngày 12/12/2012 chẳng hạn rồi bảo những cặp đôi đó cưới vào ngày đó.
Cô bảo, cứ cặp đôi nào đến cũng xem tường tận cẩn thận thì đến thánh có sống lại nói cũng sai. Việc cưới xin có phúc, có phận cả rồi. Cưới vào ngày đẹp hay ngày phạm thì chính tôi cũng... lờ mờ. Chỉ biết là có đôi về ở với nhau sẽ êm ấm, có đôi về sẽ cãi vã, đánh chửi nhau, có đôi không ở với nhau thì ly hôn. Đó là những vấn đề... không thể biết trước được.
- Thế sao thầy lại phán như đúng rồi với họ thế? Như thế chả phải lừa đảo hay sao?
Cô quan niệm thế nào là lừa đảo? Chả phải thằng chồng cô đi tán gái về làm vợ cũng phải lừa đảomột tí thì các cô mới tin, mới về. Về rồi, sự tình đã đành thì cứ thế mà sống, rồi cũng đâu vào đó.
Xem bói cũng vậy thôi. Tại các cô các cậu không tự tin vào bản thân, không tin vào sự lựa chọn của mình nên mới phó thác mọi chuyện cho thầy bói. Chúng tôi cũng không hẳn nói sai. Sách bảo những ngày đó trong năm là ngày tốt, ngày đẹp thì chúng tôi cũng có dám nói sai đâu.
Coi như đó là một biện pháp tâm lý để các cô, các cậu tin rằng mọi chuyện tốt đẹp. Không lo lắng cũng là một chuyện tốt, giúp cho con người có niềm tin vào cuộc sống hôn nhân hơn. Không hẳn là lừa đảo đâu. Chỉ khác nhau là có người "kích" đúng chỗ cho họ quyết định cưới hoặc không cưới vào ngày nào thôi. Đi ăn cỗ chạy xô một tí cho nó vui.
- Thế còn chuyện thầy không biết trước tương lai mà cứ phán rằng đôi đó đẹp đôi, sinh quý tử hay đôi đó không hợp khiến bao người mừng hụt hoặc "chết oan" thầy tính giải thích thế nào?
Đó là vấn đề của... dự báo. Cô xem, những vấn đề chết người hơn thế nữa như dự báo bão không về mà bão vẫn về gây thiệt hại người và của cũng không đến nỗi nói người ta gay gắt huống chi chuyện nhỏ như chuyện đi xem bói.
Thông thường, cái gì sách nói đẹp thì chúng tôi phán là đẹp. Quả thật, cặp đôi nào cũng có thời kỳ, giai đoạn "đẹp như bói". Nhưng rồi không đẹp nữa lại phụ thuộc vào mối quan hệ và cách xử lý mối quan hệ của hai người.
Khi người ta sống với nhau, người ta sẽ quên những phán xét của thầy bói. Nhưng khi người ta xảy ra trục trặc thì người ta sẽ nghĩ đó là tại số phận. Cách nghĩ thế cũng mang lại một tư duy nhẹ nhàng hơn, cô không thấy sao?
Còn chuyện có người ngăn sông cấm chợ vì đi xem bói và sợ thầy phán là không tốt, cũng nằm trong suy nghĩ của tùy con người. Việc thầy nói thì thầy cứ nói, nhưng thầy có sống thay cuộc sống của ai đâu. Cuộc sống của mình mà phó thác cho những phán xét của người khác rồi tin đó là sự thật thì không thể đổ lỗi cho thầy nào được.
Những người phụ nữ nghe theo lời bói toán để họ tin rằng họ có thể thay đổi cuộc đời hiệu nghiệm bằng phép màu (Ảnh minh họa).
- Thầy ngụy biện quá sức...
Bản chất của tôi là ngụy biện, là nói dựa. Nhưng đó là nghề rồi.
Cô có biết những đối tượng nào sẽ sùng bái thầy bói không? Một trong số đó là phụ nữ đấy. Những người phụ nữ nghe theo lời bói toán để tin rằng họ có thể thay đổi cuộc đời hiệu nghiệm bằng phép màu.
Tôi nói cô tin cũng được, không tin cũng được, nhưng nghìn năm nữa ở cái xứ sở này người ta vẫn cứ tin vào bói toán và tin rằng vợ chồng cãi chửi nhau là do... số, vợ chồng ly hôn là do ý... trời, vợ chồng không có con là do... hướng cái giường kê không đẹp... Không ai tin rằng, mọi việc đều do con người tạo nên, do cách sống của con người mà có nhân, có quả.
Tôi làm nghề lâu nên tôi biết, dù tôi có không xem, không phán thì người ta vẫn đi tìm nơi nào đó phán hộ người ta cuộc đời để người ta tin. Vì thế mà tôi cứ xem các dạng vô thưởng vô phạt này để kiếm miếng cơm. Ai không tin thì thiên hạ vẫn thái bình.
- Thế nào là vô thưởng vô phạt, thưa thầy?
Nó là thế này: Khi chị muốn xem về cuộc đời chị, tôi sẽ dựa vào cách ăn nói, đi đứng, cư xử, hình dáng... của chị để phán cuộc đời chị có thể thành công một chút, thất bại một chút, lấy chồng sẽ sướng hay khổ... Hình dáng, tính cách chị sẽ cho chị có những mối quan hệ tương ứng và tìm một người chồng tương ứng.
- Ôi trời! Thế mà nhiều người cứ tin đó là điều linh thiêng lắm!
Thì chị cứ tin đi nếu chị không thể hoạch định được cuộc đời chị.
- Thế là tôi sẽ chuyển thông điệp đến mọi người là không nên đi xem bói và cứ sống một cuộc sống bình thường như họ muốn?
Chị thích truyền thông điệp gì thì chị truyền. Còn tôi, ngày mai, ngày nào tôi cũng cứ đợi người đến xem bói. Chẳng bao giờ hết những người đến xem ngày cưới, ngày làm nhà, đến muốn tôi kể tội chồng con... đâu.
Chỉ có điều, tôi không dự đoán được có người đến xem ngày... ly hôn. Hầu hết ngày ấy mọi người đều tự quyết định và đợi sự quyết định của tòa án.
- Tôi không biết nói gì, chúc gì cho thầy. Nhưng cảm ơn thầy về những chia sẻ!
Theo afamily
Có chồng, tôi thật sự hạnh phúc Đúng là từ ngày lấy chồng, cuộc sống của tôi hoàn toàn khác, nhưng không tiêu cực. Người ta thường hay nói, đàn ông lăng nhăng, đàn ông thế này thế nọ, rồi đàn ông là những người tham lam, có mới nới cũ. Cũng đúng, nhưng không phải ai là đàn ông cũng như vậy. Đàn ông cũng chung thủy, cũng cần...