Tôi lái môtô 18.000 km, phượt xuyên Việt ở tuổi 24
Cùng chiếc môtô cũ, tôi thực hiện hành trình khám phá 63 tỉnh thành Việt Nam với tổng quãng đường hơn 18.000 km.
Trước khi tôi lên đường, nhiều người không tin tôi có thể hoàn thành hành trình xuyên Việt.
Trong một chuyến du lịch cùng bạn bè đến Châu Đốc (An Giang) vào tháng 3/2020, tôi vô tình nhìn thấy những bức ảnh được treo trên tường tại homestay. Đó là một tấm bản đồ Việt Nam được đính kèm bức ảnh của cô chủ nhà và con gái tại các tỉnh thành. Họ cùng nhau phượt xuyên Việt trong 5 tháng, mỗi địa danh đều ghi lại kỷ niệm.
Chuyến đi của cô truyền cảm hứng để tôi cũng quyết tâm lên đường xuyên Việt. Sau thời gian lên kế hoạch, đầu năm 2023, tôi bắt đầu hành trình khám phá 63 tỉnh thành Việt Nam trong 9 tháng.
Tôi là Nguyễn Thị Yến (25 tuổi, quê quán Bắc Giang) hay còn được biết đến với tên Yến Vi Vu. Tôi hiện là nhà sáng tạo nội dung du lịch trên nền tảng mạng xã hội.
Trước khi lên đường, tôi dành trọn năm 2022 lên kế hoạch chi tiết cho chuyến đi bao gồm lộ trình, quản lý tài chính và kết nối bạn bè.
Lảo Thần được mệnh danh là nóc nhà của Y Tý, thuộc địa phận xã Phìn Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với độ cao 2.860 m.
Với mong muốn có một chuyến đi “để đời”, tôi lên kế hoạch di chuyển kéo dài 10 tháng (tháng 1-11/2023), mỗi tỉnh thành sẽ ở lại 3-7 ngày. Ngoài ra, mỗi nơi, tôi sẽ dành 2 ngày đi xe và thêm một ngày nghỉ ngơi để chỉnh sửa ảnh, video và làm việc kiếm thêm tiền cho hành trình.
Khởi hành vào ngày 30/1/2023, xuất phát từ Bắc Giang, tôi đi qua Lạng Sơn, tiếp tục đến Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, lần lượt khám phá từng tỉnh thành khác từ miền Bắc xuôi xuống dọc bờ biển miền Trung, qua Tây Nguyên và Nam Bộ.
Hành trình của tôi kết thúc tại An Giang vào ngày 30/10/2023 với tổng quãng đường khám phá 63 tỉnh thành đất nước là 18.000 km.
“Chiến mã” đồng hành cùng tôi chinh phục 63 tỉnh thành Việt Nam suốt hơn 9 tháng.
Video đang HOT
Tôi vẫn không thể tin mình hoàn thành mục tiêu chinh phục 63 tỉnh thành Việt Nam trong suốt hơn 9 tháng. Tôi cùng “chiến mã” – chiếc môtô cũ – đi qua những cung đường vắng vẻ như ngã ba Cò Nòi (Sơn La) đến Bắc Yên, dọc biên giới từ Bình Liêu sang Móng Cái và quãng đường 100 km từ Quảng Bình đến Hướng Hóa theo đường Hồ Chí Minh.
Trong hành trình chinh phục hơn 18.000 km, chiếc xe của tôi không ít lần hỏng hóc, nhưng may mắn chỉ xảy ra vào ban ngày. Tôi luôn mang theo phụ tùng đơn giản như bugi, tay côn và xăm để thay thế. Lái xe một mình trên những con đường vắng, tôi cảm thấy cô đơn và nhớ gia đình. Chính nỗi nhớ trở thành động lực để tôi quyết tâm thực hiện hành trình này một cách an toàn, mong sớm trở về bên bố mẹ.
Quản lý tài chính để duy trì chuyến đi là một thách thức lớn đối với tôi. Với ngân sách hạn hẹp nên khoảng ba tuần trước khi đến mỗi địa điểm, tôi thường liên hệ với homestay hoặc bạn bè để tìm chỗ ở tiết kiệm. Nhiều homestay, nhà hàng và khu giải trí sẵn sàng trả tiền cho tôi để quay video giới thiệu và đây trở thành nguồn thu nhập chính cho hành trình.
Không chỉ được ngắm cảnh, tôi còn được khám phá văn hóa, ẩm thực từng địa phương.
Kỷ niệm đáng nhớ nhất trong hành trình của tôi là chinh phục tỉnh Vĩnh Long vào ngày lũ. Vào 29/9/2023, tôi đến cù lao An Bình đặt phòng ven sông. Sáng sớm, tôi thức dậy bất ngờ thấy nước ngập đến đầu gối, túi quần áo trôi nổi và balo chìm sâu dưới nước.
Trong balo có hai ổ cứng chứa kỷ niệm hành trình trước đó, nhưng chúng đã bị hỏng. Thật may mắn nhờ sự kiên trì, tôi đã khôi phục được dữ liệu từ hai ổ cứng đó.
Nhiều địa điểm để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi không chỉ vì cảnh sắc tuyệt đẹp mà còn là con người tốt bụng và câu chuyện hấp dẫn như Hà Giang với những ngọn núi đá hùng vĩ hay vẻ đẹp dịu dàng của Y Tý (Lào Cai) và Pù Luông (Thanh Hóa).
Chuyến đi xuyên Việt đã giúp tôi nhận nhiều giá trị thiết thực về cuộc sống.
Chuyến đi xuyên Việt hơn 9 tháng giúp tôi trải nghiệm vẻ đẹp đất nước, thưởng thức ẩm thực đa dạng và khám phá văn hóa phong phú. Hành trình này không chỉ giúp tôi trưởng thành, yêu quê hương hơn mà còn hiểu rõ chính mình. Không chỉ vậy, hành trình của tôi còn góp phần quảng bá du lịch, thắp lên ngọn lửa đam mê trong lòng nhiều bạn trẻ.
Chi 300 triệu lắp 'chung cư' lên xe bán tải, đưa bố đẻ, bố vợ vi vu xuyên Việt
Anh Vinh Thế (Hà Nội) vừa trở về nhà sau chuyến hành trình xuyên Việt kéo dài 20 ngày cùng bố đẻ (77 tuổi), bố vợ (63 tuổi) và anh vợ.
Đồng hành cùng gia đình là chiếc ô tô bán tải được trang bị như một ngôi nhà di động với rất nhiều tiện ích.
"Xuyên suốt chuyến đi, hầu hết mấy bố con đều sinh hoạt trên xe, nhất là những địa điểm đẹp ven biển, trên núi. Thỉnh thoảng, tôi có mời hai bố ra khách sạn nghỉ ngơi để thoải mái hơn, giữ sức cho hành trình dài", anh Vinh chia sẻ. "Trái với những lo lắng ban đầu, hai bố đều rất khỏe, hứng khởi và hài lòng với chuyến xuyên Việt. Nhiều đoạn đường, bố đẻ tôi còn trực tiếp lái ngôi nhà di động này để trải nghiệm cũng như nhớ lại ký ức thời lái xe chiến trường", anh kể thêm.
Anh Vinh lên ý tưởng và chuẩn bị cho chuyến xuyên Việt trong gần 1 năm. Tháng 1/2024, sau thời gian tìm hiểu, anh đặt mua một bộ thiết bị được gọi là "nhà di động" chuyên dùng cho xe bán tải, trị giá hơn 300 triệu đồng. Sản phẩm này được thiết kế bởi một công ty của Đức và sản xuất tại Trung Quốc.
"Trong những chuyến du lịch nước ngoài trước đây, nhất là khi tới Trung Quốc, tôi bị thu hút bởi những ngôi nhà di động tiện lợi. Đây là phong trào du lịch phát triển khá mạnh và đang dần phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, tôi mong muốn tìm một sản phẩm đảm bảo đúng luật giao thông, có kiểm định, chứng nhận đầy đủ và thuận tiện tháo lắp. Do đó thời gian tìm hiểu khá lâu", anh Vinh cho biết.
"Căn chung cư" tiện nghi trên chiếc xe bán tải
Phần "nhà" của chiếc xe bán tải thực tế là một chiếc thùng thiết kế dạng chữ L nằm ngược, chế tạo từ nhôm nguyên khối, kết hợp các vật liệu khác, với độ dày từ 3-4 lớp. Khối lượng của "nhà" trên 500kg với chiều cao, chiều rộng đúng tiêu chuẩn dành cho xe bán tải tham gia giao thông tại Việt Nam. Theo anh Vinh, thời gian tháo lắp thiết bị này trên xe chỉ khoảng 5-10 phút vì sử dụng 4 chân thủy lực được thiết kế sẵn. Nhà di động giống như thùng hàng đặt trên xe bán tải, kết nối bằng tăng cáp xiết 4 góc, không can thiệp vào kết cấu xe.
Anh Vinh cho biết, không gian sống trên xe có kích thước khoảng 3,1mx1,8mx1,380m. Khi mở phần lều lóc chiều cao được nâng lên hơn 2,1m, đủ để người lớn có thể đứng thoải mái bên trong. Phần lều này được làm từ vải chống thấm nhiều lớp, có khả năng chống chịu mưa lớn, cách nhiệt tốt và có 4 cửa sổ để lấy gió đồng thời giúp người sử dụng có thể ngắm khung cảnh bên ngoài.
Phần "nhà" trên xe cũng thiết kế sẵn mái hiên di động, có thể đóng mở bằng điều khiển để che mưa, nắng khi dã ngoại.
Theo anh Vinh, chiếc thùng xe cung cấp nhiều tiện nghi như một căn chung cư thu nhỏ. Hệ thống dự trữ 4kW điện, đủ để phục vụ các thiết bị như điều hòa, đèn, quạt, tủ lạnh 25l, ổ sạc điện thoại... và bình chứa nước sạch 60-80l.
"Điện trên ngôi nhà này có thể sạc bằng 3 cách khác nhau như sử dụng hệ máy phát điện từ xe, điện lưới hay pin mặt trời. Nếu dùng đồng thời 3 cách trên thì chỉ mất 4-5 giờ là sạc đầy", anh Vinh cho biết. Trong khi đó, bình chứa nước sạch có thể tiếp nước từ bên ngoài rất dễ dàng và thiết kế tối ưu để tránh rung động khi xe di chuyển.
"Khi dừng xe, tôi sẽ mở phần lều nóc. Một chiếc xe có thể đủ chỗ cho 4 người lớn ở thoải mái. Bên ngoài xe có thể dùng bạt quây để làm nhà tắm di động có vòi hoa sen, đèn chiếu sáng", anh Vinh cho hay.
"Du lịch du kích": Ăn ngủ ven biển, giữa rừng
Anh Vinh chia sẻ, bố đẻ của anh - ông Nguyễn Văn Quang vốn là một người lính lái xe. Ông luôn ấp ủ ước mơ được đi một chuyến xuyên Việt, ngắm trọn vẹn đất nước. Dịp này, khi bố vợ và anh vợ anh Vinh từ Đồng Nai ra chơi, anh quyết định sẽ đưa hai người bố và anh vợ vừa du lịch xuyên Việt vừa trở về quê.
Hành trình từ Bắc vào Nam, gia đình lựa chọn cung đường qua các tỉnh Tây Nguyên, trải nghiệm cắm trại giữa rừng núi Măng Đen và Đà Lạt. Khi trở về, anh Vinh lái xe qua cung đường ven biển, cùng bố ăn, ngủ, ngắm bình minh Phan Thiết, Phú Yên...
Đi tới đâu, gia đình anh Vinh đặt mục tiêu thưởng thức đặc sản vùng miền nơi đó. Huế là nơi có ẩm thực phong phú, rẻ và hợp khẩu vị gia đình nhất.
"Trung bình mỗi ngày tôi di chuyển 200-300km. Khi lắp hệ thống nhà di động, chiếc xe bán tải đi đầm và êm hơn, do đó hai bố khá thoải mái. Giờ ăn trưa, ăn tối, tôi có thể mua đồ ở các chợ dân sinh, nhà hàng rồi tìm một nơi vị trí đẹp, kéo mái hiên, hạ bàn ghế để ngồi thưởng thức, ngắm cảnh. Hai bố rất thích kiểu du lịch dã chiến như thế này", anh Vinh kể.
Anh Vinh cho biết, chiếc xe đi tới đâu cũng gây chú ý, được nhiều người hỏi thăm thông tin, tìm hiểu cấu tạo. Anh sẵn lòng chia sẻ với họ, tham gia các buổi giao lưu xe. "Nhà tôi cũng từng sắm đồ để cắm trại nhưng sử dụng nhà di động thế này tiện lợi hơn rất nhiều", anh Vinh cho biết.
Trong hành trình, chiếc xe cũng gặp một số sự cố nhỏ như thủng lốp, vấn đề về hệ thống giảm xóc... "Nhìn chung chuyến đi rất an toàn, mọi sự cố đều có thể khắc phục. Từ sự cố tôi cũng rút ra kinh nghiệm để trong năm nay có thể đưa vợ, 2 con nhỏ tham gia các chuyến du lịch bằng nhà di động", anh Vinh cho biết.
Tổng chi phí xuyên Việt trên nhà di động của gia đình 4 người lớn chỉ khoảng 20 triệu đồng.
Tôi nghỉ việc, bán nhà đi xuyên Việt 'Nuôi' ước mơ xây dựng cẩm nang du lịch đủ 63 tỉnh thành của Việt Nam, tôi từ bỏ công việc ổn định, rao bán căn nhà để có kinh phí cho hành trình. 0 Nhiều người ngạc nhiên khi tôi dốc hết gia tài làm cẩm nang du lịch. Tôi là Dương Phú Quí (29 tuổi, quê ở Tây Ninh), từng là...