Tôi là người chiến thắng đấu với Giọng hát Việt
Hai cuộc thi tìm kiếm tài năng ca hát trên truyền hình: Giọng hát Việt – The Voice và Tôi là người chiến thắng – The winner is… cùng lên sóng vào cuối tháng 5 hẳn đã tạo nên một cuộc rượt đuổi, cạnh tranh ngấm ngầm .
Ảnh: LÝ VÕ PHÚ HƯNG
Sau hai số phát sóng, cả hai cuộc chơi đều cho thấy những ưu và khuyết điểm. Nhưng hãy còn quá sớm để biết được ai sẽ chiến thắng trên đường đua…
Đề thời điểm phát sóng, Giọng hát Việt nhanh chân hơn với sô mở màn vào ngày 19-5 Trong khi đó, Tôi là người chiến thắng chậm hơn một tuần với sô ra mắt vào ngày 25-5. Giờ phát sóng đều nằm trong khung “giờ vàng” 21g thứ bảy (cho sô Tôi là người chiến thắng) và chủ nhật (Giọng hát Việt).
Tuy nhiên, Giọng hát Việt lại có ưu thế hơn khi được trên sóng của ài truyền hình Việt Nam – VTV3, còn Tôi là người chiến thắng sẽ được phát trên sóng của ài truyền hình TP.HCM – HTV7. Hơn nữa, Tôi là người chiến thắng lại đụng giờ phát sóng với Giọng hát Việt nhí - The voice kids, lúc 21g thứ bảy hàng tuần trên VTV3.
Giải thưởng dành cho quán quân của cả hai cuộc chơi đều là một hợp đồng làm đĩa với Hãng Universal, nhưng giải thưởng hiện kim của Giọng hát Việt lên đến 500 triệu đồng và Tôi là người chiến thắng là 300 triệu đồng. Vậy nên Giọng hát Việt có vẻ đang thắng thế.
“ Nóng” hay “không nóng”?
Nhưng nói về độ “nóng”, chưa chắc Giọng hát Việt hơn Tôi là người chiến thắng ở mùa thi này. Bởi dù sao, Tôi là người chiến thắng vẫn lần đầu ra mắt với nhiều tình tiết mới mẻ, hấp dẫn, gay cấn trong một định dạng kết hợp giữa sân chơi truyền hình thực tế The Voice và gameshow Deal or no deal.
Ngược lại, Giọng hát Việt đã bước qua mùa thi thứ hai với đêm mở màn kém hẳn mùa đầu từ chất lượng thí sinh dự thi cho đến những màn kịch, tung hô từ ban huấn luyện gồm: Quốc Trung, Hồng Nhung, àm Vĩnh Hưng và Mỹ Linh.
Giới thạo tin cũng cho rằng sở dĩ năm ngoái Giọng hát Việt luôn nóng, sốt là vì có sự hậu thuẫn rất nhiệt tình và chuyên nghiệp từ Samsung, đơn vị tài trợ chương trình. Nhưng năm nay, Samsung bất ngờ rút lui vào giờ chót và Nokia đã nhảy vào cứu nguy với một hợp đồng tài trợ có lợi cho nhà tài trợ nhiều hơn là cho chương trình.
Tuy vậy, khán giả “ruột” của các chương trình truyền hình thực tế tại Việt Nam cũng thừa sức biết rằng Cát Tiên Sa (CATS – đơn vị sản xuất chương trình Giọng hát Việt) là “ông trùm” chiêu trò và xìcăngđan nên chắc chắn các chương trình của CATS, bao gồm Giọng hát Việt, cũng sẽ đầy những thị phi, lùm xùm khiến khán giả luôn phải “sôi sục”.
Video đang HOT
Với những sân chơi tìm kiếm tài năng dạng này, yếu tố “hạt giống” là quan trọng nhất để thu hút người xem. Phải có được những nhân tố tài năng, thú vị, cá tính hay thậm chí nổi tiếng kiểu “hot boy”, “hot girl” thì khán giả mới mê ly. Về mặt này, Giọng hát Việt có vẻ nhỉnh hơn.
Tuy nhiên, Tôi là người chiến thắng lại đa dạng thành phần thí sinh hơn bởi có đến tám bảng thi: ơn ca nữ, Ca sĩ nữ, ơn ca nam, Ca sĩ nam, Trung niên, Học sinh – sinh viên, Nhóm ca và Khách mời (nghệ sĩ, người nổi tiếng).
Ở bất cứ bảng thi nào, người xem cũng sẽ ngạc nhiên trước những thí sinh xuất hiện trong từng bảng thi: có những ca sĩ nổi tiếng đương thời, những giọng ca từng thi ca hát ở những cuộc thi cách đây 20 năm, những “hot boy”, “hot girl” trên mạng xã hội, nghệ sĩ, thậm chí những giám khảo của những chương trình tương tự… 8 thí sinh của mỗi bảng thi sẽ tự loại nhau để chọn ra hai thí sinh “chiến” nhất bảng để tranh tài ở các bảng khác.
Như vậy, sẽ rất gay cấn và thú vị khi một ca sĩ chuyên nghiệp đối đầu cùng những giọng ca nghiệp dư khác. Phiên bản này ở những nước khác luôn mang đến những bất ngờ bởi có khi ca sĩ chuyên nghiệp lại thua thí sinh không chuyên, giám khảo của các cuộc thi khác lại thua một giọng ca nghiệp dư, giọng ca trung niên lại thắng những giọng ca trẻ, khỏe khác…
Sức nóng của những sân chơi dạng này còn nằm ở vị trí người dẫn chương trình và ban giám khảo. Phan Anh (Giọng hát Việt) của mùa giải năm nay bị cho là kém phong độ hơn năm ngoái.
Trong khi đó, Bình Minh (Tôi là người chiến thắng) lại được nhận định là có nhiều tiến bộ trong công việc hơn. Khi đến với Tôi là người chiến thắng, anh làm chủ được sân khấu, hoạt bát và hài hước hơn những chương trình mình từng tham gia.
Thương lượng hay không thương lượng?
ộ nóng của các chương trình truyền hình thực tế còn phụ thuộc vào thành phần ban giám khảo, ban huấn luyện. Giọng hát Việt đã có một cuộc “thay máu” ban huấn luyện với 3/4 giám khảo khác với mùa trước.
Quốc Trung, Hồng Nhung và Mỹ Linh đã thay thế cho Trần Lập, Thu Minh và Hồ Ngọc Hà, nhưng ở những tập đầu tiên ba vị HLV mới này chưa cho thấy sức hút của mình hơn ba vị HLV cũ. Chỉ duy nhất àm Vĩnh Hưng ở lại nhưng anh cũng “phai màu” khi cứ dùng kim cương và sàn diễn để chiêu dụ “chiến binh”.
Nếu như các thí sinh của Giọng hát Việt chỉ cần chinh phục bốn HLV của chương trình (vòng Giấu mặt) hay thậm chí chỉ riêng vị HLV đã chọn mình (ở những vòng sau) thì thí sinh của Tôi là người chiến thắng phải chinh phục đến 101 giám khảo gồm nhiều thành phần khác nhau ( nhạc sĩ trẻ, biên tập viên, phóng viên, bạn yêu nhạc…), trong đó ca sĩ Siu Black là “giám khảo trung tâm”. Vậy nên sự may rủi, những tình huống éo le trong việc chiến thắng hay thua cuộc của các thí sinh trong Tôi là người chiến thắng cũng nhiều hơn.
Ở cả hai định dạng, người xem dễ dàng bị hấp dẫn bởi những thương lượng diễn ra trong suốt các cuộc chơi. Giọng hát Việt sẽ là chuỗi những cuộc thương lượng giữa HLV và thí sinh để xem ai sẽ về đội nào (vòng Giấu mặt), xem HLV nào sẽ “cướp” thí sinh của đội bạn (vòng ối đầu)…
Còn Tôi là người chiến thắng lại là những cuộc thương lượng không dứt trong suốt các vòng thi từ sơ tuyển, tứ kết, bán kết đến chung kết giữa các thí sinh. Sau khi hát xong, trước khi nhận được kết quả từ 101 giám khảo, các thí sinh sẽ tự thương lượng với nhau để xem ai sẽ đi tiếp, ai sẽ ra về.
Kịch tính và “bão táp” luôn có mặt trong màn thương lượng thể hiện ý chí, cá tính và sự khôn ngoan, biết người biết ta này của các thí sinh. Cũng không khó để thấy được những màn thương lượng của Giọng hát Việt hoàn toàn có thể là một cuộc sắp đặt trước vì 4 HLV hoàn toàn có thể trao đổi với nhau trước khi “bấm nút” và tranh luận.
Với Tôi là người chiến thắng, sự sắp đặt sẽ khó hơn rất nhiều bởi 101 giám khảo được luân phiên thay đổi, cũng chẳng thể trò chuyện trước với nhau. Bản thân những thí sinh dự thi cũng không bao giờ bắt tay nhau để… bị loại.
Các nhân tố trong những cuộc chơi dạng này dù sao cũng có thể thương lượng với nhau để cùng mang đến một mùa thi tưng bừng, náo động. Nhưng nếu không được tổ chức và sản xuất một cách tử tế thì ban tổ chức của các cuộc thi này không dễ gì thương lượng được với khán giả, bạn xem đài hãy xem chương trình của mình trước rất nhiều cuộc thi, chương trình truyền hình thực tế tìm kiếm tài năng “nằm xếp lớp” trên truyền hình: Giọng hát Việt, Tôi là người chiến thắng, Giọng hát Việt nhí, Nhà thiết kế thời trang Việt Nam, Vua đầu bếp…
Theo Tuổi trẻ
Những điều tiên phong ấn tương trong Tôi Là Người Chiến Thắng
Sau hai tập phát sóng, "Tôi là người chiến thắng" đã tạo ấn tượng tốt với khán giả truyền hình. Nhưng ít ai biết được, format này có những điều tiên phong rất ấn tượng so với các chương trình truyền hình khác.
Format quốc tế đầu tiên sản xuất & lên sóng trước cả phiên bản tại Mỹ
Tôi là người chiến thắng - The Winner Is là chương trình truyền hình có phiên bản Quốc tế được cung cấp bản quyền bởi Talpa International. Đây là sân chơi dành cho mọi đối tượng có tài năng và giọng hát hay trên toàn quốc, tham gia trình diễn qua các hình thức: đơn ca và nhóm ca. The Winner Is đã phát sóng tại một số quốc gia trên thế giới như Hà Lan (Kênh SBS), Đức (SAT1) là 1 trong những show giải trí có rating cao nhất tại Trung Quốc (kênh Hunan), và đã có mặt tại Việt Nam từ ngày 25/5/2013, trước cả phiên bản của Mỹ (NBC) - dự kiến phát sóng vào ngày 10/6/2013.
Format quốc tế đầu tiên qui tụ dàn tài năng "khủng" từ ca sĩ chuyên nghiệp, nghệ sĩ, đơn ca đến nhóm ca
Với 8 bảng thi đấu đa dạng từ ca sĩ chuyên nghiệp cho đến lứa tuổi trung niên, "Tôi là người chiến thắng" quy tụ số lượng tài năng cực khủng, cùng thuyết phục 101 vị giám khảo, đồng thời loại nhau trực tiếp để tiến vào vòng trong. Sân chơi của "Tôi là người chiến thắng" không có sự khác biệt lớn giữa ca sĩ và người bình thường, chỉ cần có chất giọng hay và khả năng thuyết phục tốt để đối thủ chấp nhận thương lượng, nhận giải thưởng và dừng cuộc chơi là bạn hoàn toàn có thể trở thành "người chiến thắng".
Format quốc tế đầu tiên có giải thưởng chung cuộc cao ngất ngưỡng trong khoảng thời gian dự thi ngắn kỷ lục: 300 triệu và giải thưởng chung cuộc tiếp tục nâng lên liên tục qua 5 vòng thi.
Sau khi bước vào vòng đối đầu và trước khi nghe kết quả, thí sinh tham gia "Tôi là người chiến thắng" có thể thỏa thuận với đối thủ để rời khỏi cuộc thi bằng cách nhận giải thưởng tiền mặt của mỗi vòng thi là 10 triệu đồng. Nếu thỏa thuận thành công, thí sinh sẽ rời cuộc chơi với toàn bộ tiền thưởng, người chiến thắng không nhận tiền thưởng và được đi vào vòng trong để tiếp tục chinh phục giải thưởng 300 triệu đồng. Nếu không chấp nhận thỏa thuận, kết quả chung cuộc sẽ phụ thuộc vào đánh giá của Ban Giám Khảo và số tiền thưởng sẽ được công dồn vào giải thưởng chung cuộc. Theo đó, giải thưởng chung cuộc có khả năng lên đến 460 triệu đồng nếu không có cuộc thương lượng nào thành công trong suốt chương trình. Giá trị thỏa thuận sẽ được nâng cao qua từng vòng thi từ 10 triệu - 60 triệu đồng.
Format quốc tế đầu tiên có BGK đến 101 thành viên.
Sở hữu ban giám khảo với số lượng thành viên khổng lồ lên đến 101 người, cùng tham gia bình chọn và kết quả được hiển thị ngay tại trường quay, "Tôi là người chiến thắng" mang đến không khí gay cấn, hồi hộp chờ đợi kết quả. Ngoài ra, trừ giám khảo chính Siu Black, hội đồng ban giám khảo sẽ được thay đổi từng bảng đấu để đảm bảo tính công bằng cho cuộc thi.
Format quốc tế đầu tiên có sân khấu 6D độc đáo.
Hầu hết sân khấu ca nhạc tại Việt Nam chỉ dừng lại ở 2D hoặc 3D nhưng sân khấu của "Tôi là người chiến thắng" có 6 mặt đều lên hình. Ngoài ra, hệ thống kết nối hình ảnh, âm thanh ánh sáng, điểm số...đều được đạo diễn Phạm Hoàng Nam đánh giá phức tạp nhất từ trước đến nay. Điều này đã mang đến hiệu ứng hình ảnh đẹp và có không gian gần gũi để thí sinh cảm thấy bớt căng thẳng hơn khi trình diễn.
Format quốc tế đầu tiên người chấp nhận dừng cuộc chơi được nhận giải thưởng cao.
Duy nhất tại đấu trường "Tôi là người chiến thắng", bất kể thí sinh nào chấp nhận dừng cuộc chơi, nhường quyền đi tiếp cho đối thủ sẽ nhận được giải thưởng cao dần qua các vòng đấu. Đây là hình thức khích lệ tinh thần thi đấu hết mình của thí sinh đồng thời giúp thí sinh đưa ra những quyết định đúng đắn. Tiếp tục cuộc chơi khi ý thức được mình chưa hoàn thiện phần trình diễn chưa chắc đã mang lại sự nhẹ nhàng cho chính mình, mà đôi khi chấp nhận mặt yếu kém của bản thân cũng là tâm thế của một "người chiến thắng".
Format quốc tế đầu tiên là kết tinh của 3 format đình đám: " The voice", "deal or no deal", "1 vs 100".
Có thể dễ dàng nhận thấy "Tôi là người chiến thắng" là sự kết hợp hoàn hảo của 3 format chương trình tìm kiếm tài năng ăn khách trên thế giới là "The Voice", "Deal or No deal" và "1 vs 100". Cũng như "The Voice", cuộc thi "Tôi là người chiến thắng" tuyển chọn tài năng hoàn toàn dựa trên nền tảng âm nhạc, tuy nhiên chương trình cũng đề cao phong cách trình diễn, khả năng chọn bài phù hợp chất giọng - đây là các tiêu chí để giám khảo quyết định bình chọn cho thí sinh. Bên cạnh đó, "Tôi là người chiến thắng" còn hấp dẫn nhờ cuộc chiến mang tên "thương lượng". Trong cuộc chiến này, bất cứ thí sinh nào tự tin về phần trình diễn của mình thì có thể thuyết phục đối thủ nhận tiền thưởng và nhường vé vào vòng trong cho mình. Ngoài ra, việc một thí sinh/nhóm nhạc phải thể hiện bản thân để thuyết phục 101 vị giám khảo bình chọn cho mình không khác nào cuộc chiến "1 vs 100" đầy kịch tính.
Format quốc tế đầu tiên có thể thức đấu loại trực tiếp gay cấn, kịch tính xuyên suốt từ vòng bảng đến vòng chung kết. Có thể gọi là "The singing champion league".
Sau khi vượt qua vòng loại, 4 thí sinh có điểm số cao nhất trong bảng đấu sẽ bước vào vòng đối đầu, tiến hành loại nhau trực tiếp. Hình thức đấu loại này sẽ kéo dài xuyên suốt từ vòng bảng đến vòng chung kết, không khác gì những cuộc đấu thể thao gay cấn. Tuy nhiên, tại sân đấu của "Tôi là người chiến thắng", thí sinh yếu thế hơn hoàn toàn được lựa chọn thương lượng và nhận giải thưởng ra về.
Đón xem "Tôi là người chiến thắng" vào lúc 21 giờ thứ 7 hàng tuần trên kênh HTV7 để khám phá những điểm độc đáo của chương trình.
Theo Vnnews
Bình Minh bị chê dẫn dở, khô cứng khi làm MC cuộc thi hát Nam diễn viên "Vật chứng mong manh" phân trần rằng, sở dĩ những tập đầu tiên của show truyền hình "The Winner is" anh bị mọi người chê dẫn cứng nhắc bởi tâm lý hồi hộp và lo lắng. Sau các tập đầu tiên của Tôi là người chiến thắng, MC nhận được khá nhiều ý kiến trái chiều về vai trò của...