“Tôi là Kenji”- Làn sóng facebook giải cứu con tin Nhật bị IS bắt
Cùng với nỗ lực của Chính phủ Nhật Bản nhằm giải cứu nhà báo Kenji Goto, một chiến dịch kêu gọi IS trả tự do cho nhà báo này đang tràn ngập facebook.
Nhà sản xuất phim Taku Nishimae,47 tuổi một người bạn của nhà báo Kenji Goto đã đăng hình ảnh mình cầm một tấm bảng có dòng chữ “Tôi là Kenji” trên trang Facebook cá nhân, nhằm vận động Lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trả tự do cho bạn mình.
Ngay sau khi đăng lên, rất nhiều người dân Nhật Bản hưởng ứng cách làm này, cùng lên tiếng và thu thập chữ ký kêu gọi IS trả tự do cho công dân Nhật Bản.
Nhà sản xuất phim Taku Nishimae và cuộc vận động “Tôi là Kenji” (ảnh: The JapanTimes)
Tuy nhiên chiến dịch “Tôi là Kenji” của nhà sản xuất phim Nishimae đã bị báo chí coi là tương tự với “Tôi là Charlie” nhằm lên án vụ tấn công tòa soạn Charlie Hebdo ở Paris, Pháp hồi đầu tháng. Họ cũng lo ngại cách làm của Nishimae “khá nhạy cảm”, nếu không vừa lòng phiến quân IS sẽ gây hại cho nhà báo Kenji đang bị bắt làm con tin.
Song Nishimae một mực nói rằng: những gì ông làm không liên quan tới chiến dịch của Pháp. “Tôi là Kenji” chỉ là một câu nói, ở đây tôi nói mang ý nghĩa thúc đẩy hòa bình, hướng thiện và hơn hết là muốn cứu bạn tôi”.
Video đang HOT
Nishimae đã cảm thấy đau đớn va tức giận khi biết tin bạn mình bị IS bắt làm con tin và có nguy cơ bị hành quyết một cách thảm khốc.
“Tôi cảm thấy bất lực nhưng rồi một tia hy vọng tới, tôi lựa chọn cách làm này với hy vọng bạn tôi trở về an toàn. Nếu chúng ta gieo hy vọng, mỗi chúng ta sẽ không từ bỏ nó và phải hành động. Điều cuối cùng tôi muốn tác động đến IS theo cách của mình”, ông nói.
Đồng cảm với nhà sản xuất phim Taku Nishimae, hơn 6.000 trang facebook của các bạn trẻ Nhật Bản đã chia sẻ và ủng hộ cách làm này, ngay thời điểm “Tôi là Kenji” được đăng trên facebook chiều Chủ nhật 25/1.
Cùng với phong trào “Tôi là Kenji” trên facebook, ít nhất 23.000 chữ ký cũng được tập hợp trên Change.org – một trang mạng khác yêu cầu IS thả tự do cho nhà báo Kenji Goto./.
Ngân Giang Theo The JapanTimes
Theo_VOV
Tù nhân IS đòi trao đổi với con tin người Nhật là ai?
Nữ tù nhân Sajida al-Rishawi hiện đang thụ án tại nhà tù, sau âm mưu đánh bom khách sạn tại Jordan được cho là có mối liên hệ với thủ lĩnh phiến quân Hồi giáo IS.
IS ngày 24/1 đã tung ra đoạn video cho thấy, con tin người Nhật Kenji Goto cầm trên tay bức ảnh được cho là chụp thi thể lìa đầu của con tin Haruna Yukawa. Nhà báo Goto nói rằng bằng tiếng Anh rằng IS không còn muốn đòi tiền chuộc nữa mà yêu cầu trả tự do cho một người phụ nữ có tên Sajida al-Rishawi để đổi lấy con tin người Nhật Bản.
Sajida al-Rishawi đeo dây đai gắn thuốc nổ nhằm đánh bom tự sát.
CNN dẫn tin tức từ cựu Phó thủ tướng Jordan, Marwan Muasher cho biết al-Rishawi là em gái của kẻ được coi là "cánh tay phải" của Zarqawi, đã bị giết ở Fallujah, Iraq. Ông không cung cấp cụ thể danh tính người này.
Trong khi đó, thủ lĩnh của phiến quân Hồi giáo Abu Bakr al-Baghdadi lại từng là trợ tá của al-Zarqawi. Dường như IS muốn chuộc lại người phụ nữ đánh bom cảm tử này như một hình thức tuyên truyền cho tổ chức", Trung tá về hưu James Reese, cựu chỉ huy lực lượng Delta của Mỹ nhận định.
Tham gia đánh bom tự sát bất thành
Sajida al-Rishawi đã bị bắt giữ ở Jordan năm 2005 sau âm mưu đánh bom tự sát bất thành. Bà cùng chồng đã đeo dây đai gắn bom nhằm tấn công vào một tiệc cưới ở khách sạn Radisson SAS thủ đô Amman của Jordan tháng 11/2005.
Sajida al-Rishawi trong phiên tòa xét xử năm 2006.
Đây là một trong ba vụ tấn công vào các khách sạn riêng biệt ở Jordan, khiến tổng cộng 60 người thiệt mạng. 38 người đã chết trong cuộc tấn công vào khách sạn Raddisson SAS sau khi chồng bà Sajida al-Rishawi kích nổ quả bom trên người.
"Chồng tôi kích hoạt đai bom nhưng tôi thì đã không kích nổ thành công", al-Rishawi bình tĩnh kể lại trên truyền hình Jordan tháng 11/2005. "Mọi người bỏ chạy và tôi cũng chạy ra ngoài cùng họ".
Giới chức Jordan khi đó từng có thông tin rằng chồng al-Rishawi "đã bảo vợ mình chạy ra ngoài" khi bà không thể kích hoạt quả bom gắn trên người.
Al-Rishawi năm 2006 đã bị tòa án Jordan kết án tử hình. Tuy nhiên, Jordan bắt đầu xóa bỏ án tử trong năm đó và kéo dài quy chế này trong 8 năm. Jordan chỉ mới nối lại việc hành hình các tù nhân vào tháng trước. Hiện Sajida al-Rishawi vẫn đang thụ án tù ở Jordan.
ĐĂNG NGUYỄN
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Số phận 2 con tin Nhật Bản vẫn chưa rõ ràng sau thời hạn chót của IS Dù đã quá thời hạn 72 giờ mà IS đưa ra nếu Chính phủ Nhật Bản không chịu chi 200 triệu USD, số phận của 2 con tin vẫn chưa rõ ràng. AP và nhiều hãng thông tấn của Nhật Bản ngày 23/12 đã đồng loạt đăng tải một video của nhóm phiến quân này kèm theo lời cảnh báo "đồng hồ đếm...