Tôi khuyên bạn: Dù tốn kém hãy làm lại tủ trong nhà theo 5 lưu ý này, thật sự không phí tiền!
Đây thực sự là 5 “chiêu” thiết kế tủ mà tôi ước mình biết sớm hơn.
1. Nới thêm 5cm chiều cao đáy tủ
Thiết kế mà tôi ưng ý nhất, đó là tạo thêm khoảng trống tầm 20cm ở tủ đựng giày để… cất được thêm giày. Tôi biết có một số tủ có khoảng trống 15cm ở phần đáy, và chỉ cần cơi nới chúng thêm 5cm nữa thôi, bạn sẽ có ngay không gian tiện lợi để lưu trữ thêm giày dép. Tất nhiên ở khu vực này tôi chỉ ưu tiên những đôi giày mà bản thân thường xuyên sử dụng. Khoảng trống cao 20cm sẽ vừa vặn để cất giày dép gọn gàng khuất tầm mắt, mà cũng rất thuận tiện mỗi khi cần lấy chúng ra.
Chỉ cần nới thêm 5cm chiều cao cho đáy tủ, bạn sẽ cất gọn được giày dép vào.
Thiết kế này đồng thời cũng đảm bảo sự sạch sẽ cho không gian, nếu nhà bạn có robot dọn dẹp, khoảng trống 20cm hoàn toàn đủ để robot có thể len lỏi vào quét dọn, giúp tối ưu công cuộc vệ sinh nhà cửa. Ngay kể cả khi bạn tự tay dọn dẹp cũng chẳng mất nhiều thời gian và công sức.
Nếu thích ý tưởng này và muốn ứng dụng, bạn có thể lắp thêm đèn cảm biến ở chỗ trống tủ giày để biến chúng thành khu vực vừa đẹp vừa tiện nghi.
2. Để trống 40cm tủ tường để đựng đồ
Tôi thích những thiết kế vừa đẹp vừa tiện lợi. Vậy nên nếu được cải tạo lại, tôi sẽ chọn để trống khoảng 40cm ở phần giữa tủ tường, nhằm thuận tiện cho việc lưu trữ và bố trí các vật dụng như chìa khóa, túi xách, đồ decor…
Kích thước này thích hợp để bạn đặt nhiều đồ đạc, thậm chí còn có thể trưng thêm vài chậu cây hoa nhỏ xinh để làm đẹp không gian và tốt cho phong thủy.
3. Để trống 130cm để treo đồ
Thay vì vừa lắp tủ vừa mua giá treo, tôi nghĩ tích hợp chúng lại sẽ tiện nghi và đẹp mắt hơn. Ngoài ra, nếu dùng giá treo thì bạn sẽ phải móc quần áo, khả năng cao sẽ khiến trang phục bị nhăn nhúm và không giữ được phom dáng như ban đầu.
Còn với thiết kế để thừa tầm 130cm, bạn sẽ có ngay 1 chiếc tủ quần áo thu nhỏ, phù hợp để treo các loại áo khoác thường mặc khi ra ngoài, nhằm giữ cho chúng luôn đẹp và phẳng phiu.
Video đang HOT
Nếu không có thói quen treo quần áo, bạn cũng có thể tận dụng để làm nơi lưu trữ túi xách, khăn quàng cổ, mũ nón… Dù với mục đích nào thì thiết kế này cũng rất tiện lợi, giúp tiết kiệm đáng kể cho không gian.
4. Cửa tủ rộng 40cm
Tôi nghĩ rằng kích thước cửa tủ có liên quan trực tiếp đến tính thẩm mỹ cho không gian, sau khi nghiên cứu nhiều thiết kế khác nhau, tôi nhận ra những chiếc tủ đẹp và dễ sử dụng thường có chiều rộng 40cm/1 ô.
Bạn thấy đó, kích thước này sẽ bảo toàn độ cân đối cho tổng thể chiếc tủ. Ở góc độ thẩm mỹ, trông chúng đẹp, hiện đại lại phù hợp sử dụng với mọi không gian.
5. Độ sâu tủ 40cm
Không phải tôi ám ảnh về con số 40, mà kỳ thực kích thước này rất hợp lý. Tủ sâu 40cm sẽ giúp bạn dễ dàng đặt vừa những đôi giày cỡ bình thường lẫn giày cỡ lớn, thậm chí là còn thêm được vài kiểu dáng đặc biệt khác.
Quan trọng nhất là độ sâu 40cm sẽ giúp bạn đặt vừa hộp giày. Tôi biết có nhiều bạn có sở thích giữ lại hộp giày, vậy nên thiết kế này thực sự đáng lưu tâm nếu bạn đang tìm mua hoặc thiết kế tủ/kệ đựng giày.
Người phụ nữ 40 tuổi, thích nấu ăn, không theo chủ nghĩa tối giản nhưng bếp luôn gọn gàng quanh năm bằng 3 cách này
Nếu muốn căn bếp của mình trở nên thuận tiện, dễ sử dụng và đẹp mắt, bạn phải cân bằng được tính sống động và cảm giác sạch sẽ, gọn gàng.
Như chúng ta đã biết, nếu đồ dùng không được xử lý đúng cách trong bếp mở sẽ gây phản tác dụng. Nó không những không đạt được hiệu quả về khả năng lưu trữ mà còn tạo ra một cảm giác vô cùng bừa bộn và khó chịu. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều người dù yêu thích phong cách bếp mở đến mấy cũng không dám đưa nó vào trong căn nhà của mình.
Song, với Xiaoji (Trung Quốc) thì khác. Cô ấy không phải là người theo chủ nghĩa tối giản, nấu ăn thường xuyên và có rất nhiều món đồ dùng khác nhau trong nhà bếp nhưng căn bếp của Xiaoji lại rất gọn gàng và sạch sẽ. Điều đó đã khiến không ít người tò mò, không biết cô ấy đã làm thế nào để giải quyết được số lượng lớn các món đồ trong căn bếp?
1. Bất cứ thứ gì bạn muốn mang về nhà, phải có điều gì đó chạm đến trái tim bạn
Xiaoji đã thiết lập một bộ "tiêu chuẩn tiếp nhận vật phẩm" cho chính mình và gia đình. Tất cả các vật phẩm vào nhà phải được xác định bởi tính thực tế. Đảm bảo rằng mọi món đồ tính thiết thực còn phải gây hứng cho người dùng.
Về vấn đề này, Xiaoji đặc biệt chú ý đến đồ dùng nhà bếp.
Vì vậy, căn bếp mở áp dụng phương pháp lưu trữ mở để có thể trưng bày từng món đồ yêu thích mà Xiaoji nhìn thấy hàng ngày. Điều này khiến cuộc sống của Xiaoji tràn ngập niềm vui bởi ở mỗi ngóc ngách mà cô ấy nhìn thấy đều mang tới cảm giác thú vị.
"Vào ngày nào đó, cho dù tâm trạng bạn đang không tốt tới đâu, hãy bước vào nhìn rồi chạm nhẹ vào bộ đồ ăn cùng chiếc giỏ đựng đồ yêu thích, tôi cá rằng trái tim bạn sẽ được chữa lành ngay lập tức. Nhờ đó, những lo lắng của bạn sẽ tan biến ngay lập tức!
Khi bạn có tâm trạng vui vẻ, những bữa ăn bạn nấu tự nhiên sẽ có hương vị thơm ngon hơn, đó là một loại phản hồi tích cực", Xiaoji nói.
Ngoài ra, một số vật dụng không phù hợp với không gian bếp cũng được cô đặt trong giỏ đựng để cất giấu, nhằm tránh bị lộ ra bên ngoài, nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ.
2. Tăng tần suất dọn dẹp và giữ mọi thứ gọn gàng
Ngoài việc giữ gìn cho mọi thứ thật gọn gàng, ngăn nắp, những căn bếp mở cũng cần được vệ sinh thường xuyên hơn.
Để có một cuộc sống thoải mái, Xiaoji đặt ra cho mình quy tắc là nhất quyết phải dọn dẹp nhà bếp mỗi ngày.
Nhiều người cho rằng việc này quá mệt mỏi và họ sẽ không thể kiên trì được trong một, hai tuần phải không? Tuy nhiên, Xiaoji đã thực hiện điều này liên tục trong suốt 5 năm mà không cần chút nỗ lực nào.
Theo cô, dọn dẹp nhà bếp không phải là một công việc vất vả mà là việc cần làm để thiết lập thành thói quen và giữ gìn thứ mình yêu thích.
"Một trong những nguồn vui mỗi ngày là khi làm công việc dọn dẹp, tôi cũng được chiêm ngưỡng những món yêu thích của mình.
Điều này trở thành một điều thú vị. Chính động lực bên trong đã thôi thúc yooi hành động, và không cần phải có cái gọi là "kiên trì" chút nào", Xiaoji nói.
Khi Xiaoji đang dọn dẹp, ngoài việc chiêm ngưỡng những món đồ yêu thích của mình, cô ấy cũng sẽ suy nghĩ và điều chỉnh một số chỗ không hợp lý trong bếp.
Ví dụ, đôi khi sẽ có cảm giác thật lãng phí khi vứt đi những chiếc khăn giấy dùng để lau rau củ. Vậy nên cô ấy quyết định sẽ tái sử dụng và cất lại để lau bụi, vết bẩn khi vệ sinh nhà cửa.
Trình tự vệ sinh hàng ngày của Xiaoji là làm sạch bếp và bồn rửa trước, sau đó mới lau bàn làm việc, tủ bếp, v.v.
"Hãy xác định trình tự và thực hiện theo quy trình đã thiết lập để từ đó các hoạt động thực tế có thể hiệu quả hơn rất nhiều", Xiaoji nói thêm.
Trên thực tế, việc bảo trì nhà bếp của Xiaoji không có bí quyết gì lớn, chỉ là các thói quen vệ sinh đơn giản được thực hiện đều đặn hàng ngày.
"Đừng bao giờ bỏ qua sức mạnh của thói quen. Một khi bạn biến một nhiệm vụ khó khăn nhưng cần thiết thành thói quen, bạn sẽ tránh được nhiều rắc rối hơn", cô nhấn mạnh.
3. Chọn sản phẩm thân thiện với môi trường để giảm rác thải sinh hoạt
Trong bếp của Xiaoji có một số vật dụng dùng một lần như túi lưới, đũa gỗ, bát nhựa, v.v. Mặc dù những món đồ dùng một lần rồi vứt đi này rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta nhưng chúng cũng làm tăng thêm gánh nặng cho môi trường xung quanh.
Mặt khác, việc phụ thuộc quá nhiều vào những vật dụng dùng một lần thực chất lại làm tăng thêm gánh nặng cất giữ trong bếp, khiến căn bếp trở nên bừa bộn và mất thẩm mỹ.
Vì vậy, Xiaoji cố gắng hết sức để lựa chọn những món đồ có thể tái chế thay vì những món đồ dùng một lần, từ đó giúp giảm rác thải sinh hoạt, hạn chế tối đa việc sử dụng đồ nhựa và chỉ mua những món đồ phù hợp.
Hãy để tất cả các vật dụng được phát huy hết khả năng sử dụng của nó. Trong suốt 5 năm thực hành các thói quen này, Xiaoji đã nhận ra, đây chính là lối sống lành mạnh, thoải mái và bền vững đáng để mọi người theo đuổi!
Hàng xóm làm tôi sốc với 6 thiết kế giấu đồ quá tài tình: Thay đổi suy nghĩ khiến nhà gọn gàng hơn Thay đổi các quan điểm decor kiểu cũ, hàng xóm của tôi có ngay căn nhà gọn đẹp mà tôi mơ ước bấy lâu. Bấy lâu nay muốn decor nhà sao cho vừa tiện nghi, vừa tiết kiệm diện tích nhưng mãi không thành, nhà tôi vẫn cứ bị bừa bộn, chật chội. Đến khi sang nhà hàng xóm tôi mới thực sự...