Tôi không tưởng tượng được tiểu học sĩ số 60, 70 em thì dạy thế nào?
Tôi làm giáo dục và cũng có hơn 20 năm đứng trên bục giảng, nhưng tôi không thể tưởng tượng được một lớp có 60 – 70 học sinh thì giáo viên sẽ dạy như thế nào?
Ngày 11/2, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Quy hoạch mạng lưới trường lớp tại Hà Nội, thực trạng và giải pháp”. Nhà giáo nhân dân Nguyễn Thị Hiền – Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội), đã đến dự và chia sẻ:
“Vấn đề thứ 3 tôi muốn nói, như cuộc họp lần trước chúng ta đã nói đến việc này, và hôm nay xin phép được nói lại về thực trạng, quy định số mét vuông đất cho 1 học sinh và số tầng khi xây trường.
Nếu như áp quy hoạch của năm 2012 vào là chỉ được xây 3 tầng với trường tiểu học và 6 m2 cho 1 học sinh, rồi lại bắt chúng tôi nếu không được như vậy thì phải chịu thuế. Như vậy là không hề tạo điều kiện, cứ ép như vậy thì chúng tôi sẽ rất khó để làm xã hội hóa.
Như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã nêu là tính sơ bộ 1 năm ở Hà Nội thì hệ thống trường tư đã giải quyết được khoảng 2 nghìn tỷ đồng đỡ cho ngân sách.
Đấy là 2 nghìn tỷ đồng có thể mới tính trên đầu học sinh thôi, nhưng mọi người không biết được là chúng tôi phải nộp thuế doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân là bao nhiêu? Giáo viên trường tôi lương cao nên mức đóng thuế cũng rất lớn.
Vậy nên việc xã hội hóa nó đã đỡ được rất nhiều cho ngân sách nhà nước. Nhưng ngược lại việc tạo điều kiện cho chúng tôi thì không có và rất khó khăn.
Chúng tôi không hề muốn quá tải học sinh, nhưng khi chúng tôi đã tuyển sinh xong hết rồi thì “ông nọ bà kia” gọi điện đến xin, và hiện nay chúng tôi đang bị một thực trạng như vậy.
Trong khi trường công quá tải một lớp tới 60 học sinh thì không thấy ai nói gì. Tuy nhiên đông như vậy nhưng chúng tôi có một quy định rất ngặt nghèo là sĩ số của trường chúng tôi chỉ 30 đến 32 học sinh 1 lớp, không bao giờ lên đến con số 33.
Tôi là một người làm giáo dục và cũng có hơn 20 đứng trên bục giảng, vậy mà tôi không thể tưởng tượng được một lớp có 60 – 70 học sinh thì giáo viên sẽ dạy như thế nào?
Theo tôi lớp đông như vậy chính là nguyên nhân dẫn đến việc các em học sinh phải đi học thêm!
Sao trường công trước khi vào lớp 1 thì học sinh phải đi học thêm? Với số lượng học sinh đông như vậy thì làm sao các cô chăm chút được từng em một.
Tôi đề nghị hạn chế xây dựng khu dân cư cao tầng trong khu vực nội thành, cứ có một nhà máy nào vừa chuyển ra ngoại thành thì y như rằng khu đất đó lại xây chung cư. Tại sao không dành khu đất đó để xây trường công lập?
Tại sao chúng ta không chuyển một số trường hiện nay không phát triển như Trung học chuyên nghiệp, các trường Cao đẳng ra ngoại thành hoặc chuyển đổi nhưng trường đó thành các trường phổ thông công lập”?.
Đến dự buổi tọa đàm có:
Giáo sư Nguyễn Anh Trí – Đại biểu Quốc hội khóa 14.
Giáo sư Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh – Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo), hiện là Thành viên Tổ tư vấn Ủy ban đổi mới Giáo dục – Đào tạo.
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm – Nguyên Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng, chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội, và hiện là Thành viên Tổ tư vấn Ủy ban đổi mới Giáo dục – Đào tạo.
Nhà giáo nhân dân Nguyễn Thị Hiền – Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội).
Phó giáo sư Đặng Thị Thanh Huyền – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học Quản lý Giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục.
Bà Trần Kim Phương – Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Everest.
Tùng Dương
Theo giaoduc.net
Bỏ biên chế suốt đời: Trả lương theo việc thực làm
Từ 1/7/2020, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019 sẽ chính thức có hiệu lực. Hiệu trưởng sẽ không còn là công chức, giáo viên không còn biên chế viên chức suốt đời. Đây được xem là công cụ, đòn bẩy quan trọng để nền giáo dục sẽ phát triển mạnh mẽ.
Ảnh minh họa
Nhiều điểm tích cực
Một trong những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019 là sẽ ký hợp đồng xác định thời hạn với viên chức tuyển dụng mới kể từ 1-7-2020. Điều này có nghĩa sẽ không còn biên chế suốt đời, trừ những người làm việc ở vùng có điều kiện khó khăn. Đồng thời, hiệu trưởng cũng chính thức không còn là công chức mà là viên chức được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý trường học hay còn gọi là viên chức quản lý.
Nhìn nhận những mặt tích cực của sự thay đổi này, PGS. TS Lê Kim Long, nguyên hiệu trưởng trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng trước đây, khi là công chức thì hiệu trưởng hưởng lương là từ ngân sách và được chuyển hàng tháng một. Việc lên lương là cứ đến kỳ hạn sẽ lên, không phải lo gì cả vì lấy từ ngân sách. Sang Luật mới thì hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm cùng với anh em để tìm nguồn kinh phí trả lương cho mọi người và tự trả lương cho mình. Như vậy, việc đầu tiên là hiệu trưởng phải chung lưng đấu cật cùng với anh em trong nhà trường. Trước đây là đồng sàng dị mộng, nay là đồng sàng đồng mộng. Như vậy, đó là tác động tích cực thứ nhất.
Thứ hai, sự phân biệt trong chế độ chính sách giữa giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý không còn, cũng là không còn ranh giới nữa. Như vậy, mọi người dễ trao đổi với nhau hơn.
Thứ ba, hiệu trưởng cùng làm việc với giảng viên, giáo viên về việc trường này sẽ phải phát triển thế nào, vì thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao. Khi là công chức, hiệu trưởng phải làm theo ý định của những người quản lý khu vực, bây giờ thì không. Hiệu trưởng phải tự xây dựng lên và đề xuất với người quản lý, ví dụ như ủy ban ra một chính sách khác thì phải có tiếng nói để phù hợp với quyền lợi chung của mọi người trong trường, không bảo vệ quyền lợi riêng của bất kỳ cá nhân nào... Nói cách khác, hiệu trưởng đang từ "người ruột" của Ủy ban, nay thành đối tác của Ủy ban.
Còn đối với giáo viên, kỳ vọng chấm dứt tình trạng viên chức chây ỳ, ngại đổi mới là mong muốn lâu nay của cả xã hội nay. Luật mới chính thức có hiệu lực được xem là công cụ, đòn bẩy quan trọng để nền giáo dục sẽ phát triển mạnh mẽ.
Đồng tình với quan điểm này, thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) cho rằng việc hiệu trưởng không còn được xếp là công chức và được trả lương theo vị trí việc làm là điều tích cực. Các trường công lập khi đó sẽ có 3 thang bảng lương khác nhau đó là: Bảng lương viên chức quản lý; Bảng lương giáo viên đứng lớp; Bảng lương nhân viên.
"Nhà nước là chủ thể trường công, tất cả các thành viên (viên chức) hiệu trưởng, hiệu phó, giáo viên, nhân viên... đều được nhà nước "thuê" về làm việc cho trường. Vì thế, ai làm được việc thì giữ, không làm được việc thì nghỉ... Hợp đồng lao động xác định rõ ràng quyền lợi và nghĩa vụ của chủ sử dụng lao động (Nhà nước) và người lao động" - thầy Nguyễn Xuân Khang nêu quan điểm.
4 trường hợp "ngoại lệ"
Phân tích rõ hơn, PGS. TS Lê Kim Long cho rằng khi chuyển sang Luật mới, viên chức sẽ có mấy loại hợp đồng, ví dụ hợp đồng lao động thời vụ, hợp đồng theo thời hạn 3 năm, 5 năm... và loại hợp đồng làm việc. Về tính chất, hợp đồng làm việc không khác gì biên chế suốt đời như trước đây nhưng trên thực tế sự đổi mới quan trọng là có chu kỳ để mọi người tự đánh giá và tự kiểm điểm. Hiệu trưởng là một chức vụ có thời hạn. Như vậy sau một thời gian người ta có quyền xem xét đánh giá lại. Tất nhiên, hiệu trưởng cũng có thể phấn đấu làm hiệu trưởng suốt đời cũng được vì không làm chỗ này lại làm chỗ khác nhưng đó là do tuyển dụng, không phải do luân chuyển như trước đây.
Đối với băn khoăn Luật này có hiệu lực sẽ làm giảm sức hấp dẫn của ngành sư phạm, đặc biệt đối với các vùng khó khăn sẽ khó tuyển được "giáo viên cắm bản", thực tế luật đã quy định một số trường hợp vẫn được ký hợp đồng dài hạn, tức là vẫn được hưởng chính sách viên chức suốt đời.
Cụ thể, tất cả các trường hợp viên chức được tuyển dụng mới sau khi luật này có hiệu lực sẽ thực hiện ký kết hợp đồng làm việc xác định thời hạn, trừ viên chức được tuyển dụng mới vào đơn vị sự nghiệp công lập ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Đối với viên chức được tuyển dụng trước ngày luật có hiệu lực thi hành (1-7-2020), thì không có thay đổi về chế độ hợp đồng làm việc so với hiện hành. Nếu viên chức đã được ký hợp đồng không xác định thời hạn rồi thì sẽ được giữ nguyên.
Còn đối với viên chức được tuyển dụng từ ngày luật có hiệu lực thi hành (1-7-2020) thì phải ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ 12-60 tháng.
Cán bộ, công chức được chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của luật này vẫn được thực hiện ký hợp đồng không xác định thời hạn.
Những người đã được tuyển dụng và đang thực hiện hợp đồng xác định thời hạn nhưng hợp đồng đó vắt qua thời điểm 1-7-2020 vẫn tiếp tục thực hiện hợp đồng đó cho đến khi kết thúc. Sau đó nếu được đánh giá đủ tiêu chuẩn thì sẽ được ký hợp đồng không xác định thời hạn.
Những việc phải làm
Theo PGS. TS Lê Kim Long, lâu nay Đảng và Nhà nước vẫn khuyến khích chủ trương xã hội hóa giáo dục. Luật Giáo dục sửa đổi cũng có những quy định cụ thể về vấn đề này song trên thực tế, các hiệu trưởng vẫn gặp phải những vướng mắc trong thực hiện. Ông Long lấy ví dụ, một trường tiểu học ở Hà Đông có số học sinh rất đông do nơi đây có rất nhiều tòa nhà cao tầng, thậm chí mỗi tòa nhà là một phường. Bố mẹ các em đến đấy đều là người trẻ cả nên trẻ con rất đông. Vậy hiệu trưởng ở đó phải làm thế nào để giải quyết? Vì sau đấy con số này biến động ngay lập tức.
"Hiệu trưởng cần phải xoay sở thì không đúng tư thế của một công chức nữa mà phải xoay theo cách mà tôi vẫn đùa, là một viên chức đồng thời kiêm doanh nhân. Ngân sách đưa xuống chỉ đủ để trả lương. những cái khác thì tiền ở đâu? Phải trao cho họ quyền họ được làm vì sự phát triển của nhà trường, vì quyền lợi của học trò. Chúng ta nói về xã hội hóa giáo dục nhưng bất kỳ trường nào thu tiền gì đều bị thổi còi nên vấn đề là cho phép các trường, các hiệu trưởng làm những biện pháp gì để phù hợp với chủ trương. Còn cách làm thế nào thì tùy thuộc vào cơ sở đó như thế nào. Vấn đề là ngăn ngừa họ không bỏ tiền thu đó vào túi của mình là được" - PGS. TS Lê Kim Long đề xuất.
Theo các chuyên gia, thời gian từ nay đến khi Luật chính thức còn rất nhiều việc phải làm. Đơn cử như người quản lý đội ngũ công chức trước đây là Ủy ban. Giờ chuyển sang viên chức thì ai quản lý? Rồi việc áp dụng ở trường phổ thông, trường đại học sẽ ra sao? Bởi đối với đại học, sẽ là hội đồng trường quyết định, không phải là hiệu trưởng. Vì vậy, cần sớm ban hành thông tư hướng dẫn để làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện đúng người, đúng việc.
Thu Hương
Theo daidoanket
Điều chỉnh để đảm bảo quyền lợi cho người lao động Thời gian qua, nhiều loại thuế đã được Chính phủ trình Quốc hội thông qua việc sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Theo đó, một số loại thuế đã giảm dần, song thuế thu nhập cá nhân (TNCN) vẫn "án binh bất động". Người dân đến nộp thuế tại Chi cục Thuế Biên Hòa Trong những năm qua, lạm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đã bước đầu khống chế được cháy rừng ở Bình Liêu

Hàng chục công nhân đi cấp cứu nghi do ngạt khí, 1 người tử vong

Xe tải lật ngang giữa đường, tài xế may mắn thoát chết

Mổ lấy thai lần 3, sản phụ ở Hải Phòng tử vong nghi sốc phản vệ

Thực hư vụ bé gái 13 tuổi ở Đạ Huoai nghi bị bắt cóc đưa đi TP.HCM

Tử vong sau khi uống thuốc tại quầy thực phẩm chức năng

Hiện tượng trào bùn ở Phú Yên: Do đứt gãy các hoạt động kiến tạo

Xuất hiện thêm 'hố tử thần' ở Bắc Kạn, cách hố ban đầu 50 m

Mãn nhãn màn hợp luyện của 36 khối diễu binh cho đại lễ 30.4

Gã đàn ông dựng hàng loạt kịch bản để lừa đảo chiếm đoạt hơn 37 tỷ đồng

DJ đánh vợ ở Hà Nội viết cam kết không tái phạm: Công an vẫn điều tra

Theo dấu đoàn xe chở đất "đi lạc" khỏi Đà Nẵng
Có thể bạn quan tâm

Hồng Đăng tươi rói bên vợ con, Trang Pháp phải thở oxy
Sao việt
23:35:24 13/04/2025
Hậu "trả treo" với fan khi bị đòi ra nhạc, MCK tung luôn nhạc mới, rap được 30 giây thì "bay màu"
Nhạc việt
23:29:00 13/04/2025
Kim Soo Hyun được chọn còn Kim Ji Won phải "ra chuồng gà", netizen phẫn nộ: "Trọng nam khinh nữ"
Sao châu á
23:07:19 13/04/2025
Diễn viên chuyên trị vai phản diện qua đời tuổi 54
Sao âu mỹ
22:17:08 13/04/2025
Đến thăm nhân viên bị gãy chân, tôi bất ngờ chạm mặt một người phụ nữ, quá tức giận, tôi đã đập vỡ chiếc cốc rồi bỏ về
Góc tâm tình
22:02:41 13/04/2025
Hồ Thu Anh: Tôi chưa hài lòng về mình trong Địa Đạo và tôi không giấu diếm điều này
Hậu trường phim
21:59:57 13/04/2025
Ukraine khẳng định mong muốn kết thúc xung đột trong năm nay
Thế giới
21:11:47 13/04/2025
Đại úy biên phòng hơn 10 năm giúp người vùng cao Thanh Hóa biết đọc, viết chữ
Netizen
19:48:21 13/04/2025
Công Phượng mất ngôi Vua phá lưới bởi cầu thủ vô danh
Sao thể thao
19:47:33 13/04/2025
Bắt giữ Công an "rởm" và nhóm đối tượng làm giấy tờ giả quy mô lớn
Pháp luật
17:35:23 13/04/2025