Tôi không thể tin nổi người đàn ông mặc mỗi chiếc quần xuyên thấu đó lại là chồng mình
Nhưng tôi không thể tin nổi người đàn ông đó lại là chồng mình. Anh mặc một chiếc quần ngắn và mỏng tới mức có thể nhìn rõ ràng mọi thứ, thân trên để trần. Dáng vẻ và nụ cười đầy tự hào của anh làm tôi choáng váng và cảm thấy vô cùng chói mắt. Tôi cố gắng kìm chế xúc động và chờ đợi anh “giao lưu với người hâm mộ”.
Nhìn người đàn ông mặc độc một chiếc quần ngắn, thân trên để trần đang tươi cười trước mặt hàng chục người xa lạ, tôi không thể tin nổi người đó lại là chồng mình.
Tôi có ông chồng lấy về đã 4 năm, đổi trăm thứ nghề mà chưa nghề nào kiếm ra tiền. Chồng tôi kém tôi 2 tuổi, đã vậy tính khí lại trẻ con nên đôi khi tôi cảm thấy mình nên đối xử với chồng như đối xử với đứa con nuôi, để khỏi cay cú mỗi khi nhìn chồng nhõng nhẽo và lười biếng.
Hồi học đại học, anh theo chuyên ngành thiết kế trang sức. Nhưng bản thân anh nghèo rớt mồng tơi, tài cán thì nộp đến cả trăm bản thiết kế mà chẳng thấy được chọn cái nào, ra trường là thất nghiệp luôn. Thương tình, lại vì lúc đó vừa yêu đương nên dại trai, tôi đưa anh ít tiền, bảo anh đi học cái khác. Anh đem hơn 20 triệu tôi cho đem đi mua một chiếc máy ảnh 18 triệu, còn lại 2 triệu mua mấy cái quần lùng bùng toàn túi với khóa. Tôi hỏi anh để làm gì? Anh trả lời, đi làm nhiếp ảnh gia.
Phải nói ngoài lề một chút là khi anh học năm thứ 4 đại học, tôi đã ra trường đi làm được hơn 2 năm và cũng bắt đầu thuộc diện thu nhập cao. Công việc của tôi là quản lý và “săn” nhân sự, nhưng tôi lại bất lực vì không thể nhồi nhét anh vào một công việc văn phòng nào được. Chỉ bởi tính anh thích tự do, còn tôi lại quá yêu anh.
Sau khi làm nhiếp ảnh gia thất bại vì số ảnh chụp không mấy tạp chí chịu nhận và cũng chẳng chiến thắng trong cuộc thi ảnh nào, anh chán chường nằm ở nhà nửa tháng trời. Nửa tháng đó là quãng thời gian gian nan nhất của tôi. Tôi vừa lo công việc, vừa chăm sóc cơm nước, quần áo, nhà cửa cho anh, lại vừa động viên tinh thần anh. Bao nhiêu việc dồn dập, cuối cùng tôi bảo anh “Thôi, cưới nhau đi, em nuôi anh, anh chịu khó ở nhà cơm nước cho em là được”.
Đôi khi tôi cảm thấy mình nên đối xử với chồng như đối xử với đứa
con nuôi, để khỏi cay cú
Video đang HOT
Thế là chúng tôi kết hôn. Hồi đó, bố mẹ tôi chửi mắng tôi suốt vì cưới một “kẻ ăn không ngồi rồi”. Đến giờ nghĩ lại, tôi cũng không hiểu sao lại bị anh “mê hoặc” đến mức độ này.
Sau khi cưới, chồng tôi ở nhà nấu cơm cho tôi được vài ngày thì anh kêu anh phải đi làm, phải có trách nhiệm với vợ. Vậy là anh bắt đầu chuỗi hành trình tìm việc, xin việc, đi phỏng vấn, vào thử việc, và thất bại.
Tôi từng phân tích cho anh biết vì sao anh bị loại, vì bản thân anh không thể hiện được sự yêu thích công việc, một trong những yếu tố đầu tiên mà người tuyển dụng đòi hỏi. Anh làm người khác có cảm giác cả thèm chóng chán, không gắn bó lâu bền với một việc nào được. Ngoài ra, anh có tố chất của nghệ sĩ nhưng lại không kiên nhẫn cho lắm. Vì thế anh sẽ không thể ngồi im lìm trên chiếc ghế công sở được quá 4 tiếng mỗi ngày. Đó là lý do vì sao mà anh thất bại nhiều đến vậy trong việc tìm kiếm một công việc ổn định.
4 năm qua, chồng tôi đã đổi trăm thứ nghề nhưng chưa một lần thành công. Bí bức quá, có lần anh còn đòi đi ra công trường làm thợ xây. Anh nói thà anh đi làm lương bèo bọt, còn hơn hàng tháng cầm tiền của tôi để tiêu. Nhưng sức của anh thì làm sao nhấc nổi viên gạch mà đòi xây với chả dựng? Bản tay của anh chỉ nên rê chuột hoặc cầm bút mà thôi. Vì vậy, tôi quyết định đầu tư cho anh một cửa hàng bán đồ văn phong tứ bảo. Ngày khai trương rầm rộ bao nhiêu thì về sau èo ọt bấy nhiêu. Khách không nhiều mà chủ cửa hàng lại chẳng nhiệt tình mua bán. Mấy ngày đầu anh còn chịu tư vấn với chiều khách, về sau anh kệ khách mua gì thì tự lấy, hỏi nhiều thì đi chỗ khác mà mua, thắc mắc thì biến…
Kết quả, tôi phải thuê một ông cụ về quản lý cửa hàng, còn chồng tôi chỉ nên phụ giúp thôi. Tháng trước, tôi nghe anh kể anh đang gia nhập một câu lạc bộ dành cho giới trẻ gì đó, tôi không quan tâm lắm, vì tôi biết anh chắc cũng chẳng ở được lâu. Thế nhưng thời gian đó, anh đi suốt. Qua 2 tuần vẫn thấy anh bận rộn đi sớm về trễ. Thứ sáu tuần trước, anh còn mang về một tấm vé in mấy hình loằng ngoằng và thời gian buổi biểu diễn của câu lạc bộ. Anh nhấn mạnh tôi phải tới xem anh trình diễn, và nhớ ủng hộ đội của anh món tiền để đi lưu diễn.
Tôi không tin người đàn ông đó lại là chồng mình
Mừng vì chồng có đam mê và sẵn sàng theo đuổi, tối thứ bảy đó tôi mặc bộ váy thật đẹp, trang điểm kỹ lưỡng đi xem anh biểu diễn. Lần mò vào câu lạc bộ của anh, tôi đã cảm thấy hơi lo lắng vì không gian trông khá mờ ảo. Sau đó, ánh đèn chiếu lên trên thân thể một nhóm người đàn ông đứng giữa sân khấu. Qua ánh đèn lúc có lúc không, tôi nhận ra anh lẫn trong đó. Sau một màn múa máy kéo dài gần 15 phút, thì ánh đèn bật sáng trưng cả căn phòng. Và chồng tôi cùng đám đàn ông kia hướng về phía khán giả, tươi cười trong tiếng vỗ tay của rất nhiều người.
Nhưng tôi không thể tin nổi người đàn ông đó lại là chồng mình. Anh mặc một chiếc quần ngắn và mỏng tới mức có thể nhìn rõ ràng mọi thứ, thân trên để trần. Dáng vẻ và nụ cười đầy tự hào của anh làm tôi choáng váng và cảm thấy vô cùng chói mắt. Tôi cố gắng kìm chế xúc động và chờ đợi anh “giao lưu với người hâm mộ”.
Từ hôm đó về, chồng tôi liên tục hỏi tôi cảm thấy anh biểu diễn như thế nào. Lần nào tôi cũng phải dối lòng rằng rất hay, rất tuyệt. Song, tôi không muốn chồng tôi đi theo con đường đó. Tôi thà rằng anh vô dụng, anh chỉ biết ăn và ngủ còn hơn anh như vậy. Nhưng tôi biết, chồng tôi đang hào hứng lắm. Hiếm có việc gì khiến anh đam mê như thế này. Nếu tôi nói ra lời gì quá đáng, tôi sợ anh sẽ nhụt chí và thất vọng. Tôi phải làm gì với anh bây giờ?
Theo Phunuvagiadinh
Tôi không thể tin nổi người đàn ông đó lại là chồng mình
Nhìn người đàn ông mặc độc một chiếc quần ngắn, thân trên để trần đang tươi cười trước mặt hàng chục người xa lạ, tôi không thể tin nổi người đó lại là chồng mình.
Tôi có ông chồng lấy về đã 4 năm, đổi trăm thứ nghề mà chưa nghề nào kiếm ra tiền. Chồng tôi kém tôi 2 tuổi, đã vậy tính khí lại trẻ con nên đôi khi tôi cảm thấy mình nên đối xử với chồng như đối xử với đứa con nuôi, để khỏi cay cú mỗi khi nhìn chồng nhõng nhẽo và lười biếng.
Hồi học đại học, anh theo chuyên ngành thiết kế trang sức. Nhưng bản thân anh nghèo rớt mồng tơi, tài cán thì nộp đến cả trăm bản thiết kế mà chẳng thấy được chọn cái nào, ra trường là thất nghiệp luôn. Thương tình, lại vì lúc đó vừa yêu đương nên dại trai, tôi đưa anh ít tiền, bảo anh đi học cái khác. Anh đem hơn 20 triệu tôi cho đem đi mua một chiếc máy ảnh 18 triệu, còn lại 2 triệu mua mấy cái quần lùng bùng toàn túi với khóa. Tôi hỏi anh để làm gì? Anh trả lời, đi làm nhiếp ảnh gia.
Phải nói ngoài lề một chút là khi anh học năm thứ 4 đại học, tôi đã ra trường đi làm được hơn 2 năm và cũng bắt đầu thuộc diện thu nhập cao. Công việc của tôi là quản lý và "săn" nhân sự, nhưng tôi lại bất lực vì không thể nhồi nhét anh vào một công việc văn phòng nào được. Chỉ bởi tính anh thích tự do, còn tôi lại quá yêu anh.
Sau khi làm nhiếp ảnh gia thất bại vì số ảnh chụp không mấy tạp chí chịu nhận và cũng chẳng chiến thắng trong cuộc thi ảnh nào, anh chán chường nằm ở nhà nửa tháng trời. Nửa tháng đó là quãng thời gian gian nan nhất của tôi. Tôi vừa lo công việc, vừa chăm sóc cơm nước, quần áo, nhà cửa cho anh, lại vừa động viên tinh thần anh. Bao nhiêu việc dồn dập, cuối cùng tôi bảo anh "Thôi, cưới nhau đi, em nuôi anh, anh chịu khó ở nhà cơm nước cho em là được".
Đôi khi tôi cảm thấy mình nên đối xử với chồng như đối xử với đứa con nuôi, để khỏi cay cú. (Ảnh minh họa)
Thế là chúng tôi kết hôn. Hồi đó, bố mẹ tôi chửi mắng tôi suốt vì cưới một "kẻ ăn không ngồi rồi". Đến giờ nghĩ lại, tôi cũng không hiểu sao lại bị anh "mê hoặc" đến mức độ này.
Sau khi cưới, chồng tôi ở nhà nấu cơm cho tôi được vài ngày thì anh kêu anh phải đi làm, phải có trách nhiệm với vợ. Vậy là anh bắt đầu chuỗi hành trình tìm việc, xin việc, đi phỏng vấn, vào thử việc, và thất bại.
Tôi từng phân tích cho anh biết vì sao anh bị loại, vì bản thân anh không thể hiện được sự yêu thích công việc, một trong những yếu tố đầu tiên mà người tuyển dụng đòi hỏi. Anh làm người khác có cảm giác cả thèm chóng chán, không gắn bó lâu bền với một việc nào được. Ngoài ra, anh có tố chất của nghệ sĩ nhưng lại không kiên nhẫn cho lắm. Vì thế anh sẽ không thể ngồi im lìm trên chiếc ghế công sở được quá 4 tiếng mỗi ngày. Đó là lý do vì sao mà anh thất bại nhiều đến vậy trong việc tìm kiếm một công việc ổn định.
4 năm qua, chồng tôi đã đổi trăm thứ nghề nhưng chưa một lần thành công. Bí bức quá, có lần anh còn đòi đi ra công trường làm thợ xây. Anh nói thà anh đi làm lương bèo bọt, còn hơn hàng tháng cầm tiền của tôi để tiêu. Nhưng sức của anh thì làm sao nhấc nổi viên gạch mà đòi xây với chả dựng? Bản tay của anh chỉ nên rê chuột hoặc cầm bút mà thôi. Vì vậy, tôi quyết định đầu tư cho anh một cửa hàng bán đồ văn phong tứ bảo. Ngày khai trương rầm rộ bao nhiêu thì về sau èo ọt bấy nhiêu. Khách không nhiều mà chủ cửa hàng lại chẳng nhiệt tình mua bán. Mấy ngày đầu anh còn chịu tư vấn với chiều khách, về sau anh kệ khách mua gì thì tự lấy, hỏi nhiều thì đi chỗ khác mà mua, thắc mắc thì biến...
Kết quả, tôi phải thuê một ông cụ về quản lý cửa hàng, còn chồng tôi chỉ nên phụ giúp thôi. Tháng trước, tôi nghe anh kể anh đang gia nhập một câu lạc bộ dành cho giới trẻ gì đó, tôi không quan tâm lắm, vì tôi biết anh chắc cũng chẳng ở được lâu. Thế nhưng thời gian đó, anh đi suốt. Qua 2 tuần vẫn thấy anh bận rộn đi sớm về trễ. Thứ sáu tuần trước, anh còn mang về một tấm vé in mấy hình loằng ngoằng và thời gian buổi biểu diễn của câu lạc bộ. Anh nhấn mạnh tôi phải tới xem anh trình diễn, và nhớ ủng hộ đội của anh món tiền để đi lưu diễn.
Tôi không thể tin nổi người đàn ông đó lại là chồng mình. (Ảnh minh họa)
Mừng vì chồng có đam mê và sẵn sàng theo đuổi, tối thứ bảy đó tôi mặc bộ váy thật đẹp, trang điểm kỹ lưỡng đi xem anh biểu diễn. Lần mò vào câu lạc bộ của anh, tôi đã cảm thấy hơi lo lắng vì không gian trông khá mờ ảo. Sau đó, ánh đèn chiếu lên trên thân thể một nhóm người đàn ông đứng giữa sân khấu. Qua ánh đèn lúc có lúc không, tôi nhận ra anh lẫn trong đó. Sau một màn múa máy kéo dài gần 15 phút, thì ánh đèn bật sáng trưng cả căn phòng. Và chồng tôi cùng đám đàn ông kia hướng về phía khán giả, tươi cười trong tiếng vỗ tay của rất nhiều người.
Nhưng tôi không thể tin nổi người đàn ông đó lại là chồng mình. Anh mặc một chiếc quần ngắn và mỏng tới mức có thể nhìn rõ ràng mọi thứ, thân trên để trần. Dáng vẻ và nụ cười đầy tự hào của anh làm tôi choáng váng và cảm thấy vô cùng chói mắt. Tôi cố gắng kìm chế xúc động và chờ đợi anh "giao lưu với người hâm mộ".
Từ hôm đó về, chồng tôi liên tục hỏi tôi cảm thấy anh biểu diễn như thế nào. Lần nào tôi cũng phải dối lòng rằng rất hay, rất tuyệt. Song, tôi không muốn chồng tôi đi theo con đường đó. Tôi thà rằng anh vô dụng, anh chỉ biết ăn và ngủ còn hơn anh như vậy. Nhưng tôi biết, chồng tôi đang hào hứng lắm. Hiếm có việc gì khiến anh đam mê như thế này. Nếu tôi nói ra lời gì quá đáng, tôi sợ anh sẽ nhụt chí và thất vọng. Tôi phải làm gì với anh bây giờ?
Theo Afamily
IS thảm sát dân Syria, binh sĩ Iraq nhụt chí Sau khi chiếm được thành phố cổ Palmyra của Syria, phiến quân &'Nhà nước Hồi giáo' tự xưng (IS) đã thảm sát dã man ít nhất 400 người dân tại đây mà phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Theo hãng tin Reuters, các nhà hoạt động cho biết hàng trăm thi thể người dân nằm trên các con phố của Palmyra....