“Tôi không thể chịu nổi với hội chứng “kể công” của vợ”
Từ lúc nghỉ ở nhà, vợ tôi rất hay kể công. Từ chuyện nuôi con cái ngày xưa, chuyện con đau ốm vào ra bệnh viện, chuyện con xin trường học, thậm chí tìm việc làm.
Chào chị Hạnh Dung!
Vợ chồng tôi đã bước sang giai đoạn “về già”, vợ tôi nghỉ hưu, tôi cũng chuẩn bị nghỉ. Tuổi tác sức khỏe chưa có vấn đề gì lớn, nhưng tâm lý thì thay đổi rõ rệt. Từ lúc nghỉ ở nhà, vợ tôi rất hay kể công. Từ chuyện nuôi con cái ngày xưa ( sao mà bà ấy nhớ vanh vách không sót chi tiết nào!), chuyện con đau ốm vào ra bệnh viện, chuyện con xin trường học, thậm chí tìm việc làm, bà ấy đều kể lể như chỉ có bà ấy có công lao với con cái. Tôi nghe mà nhức đầu, rối óc, các con thì ngán ngẩm, tìm cớ bỏ đi ngay khi mẹ bắt đầu “mở máy”.
Tôi chịu trận một vài lần, góp ý thì bà ấy hờn trách nặng nhẹ, nói trong nhà giờ không ai coi bà ấy ra gì. Tôi lại là người nghiêm túc, nhiều khi bà ấy nhớ sai, kể quá lên, không nhịn được, tôi điều chỉnh cho đúng. Vì thế, vợ chồng nói qua nói lại đâm ra cãi vã, không khí nặng nề. Bà ấy không chỉ kể lể trong nhà mà còn buôn dưa lê điện thoại với bạn bè, ai đến nhà chơi là túm lấy nói không dứt.
Em trai tôi không rõ thực hư, còn trách tôi: “Anh chỉ lo công việc cơ quan, sướng cả đời, vợ chăm con cái trong ngoài, không biết ơn chị thì thôi, còn kêu ca gì nữa!”. Tôi không biết làm sao để vợ tôi khỏi căn bệnh “kể công” này. Chẳng lẽ tôi phải bớt… có mặt ở nhà, để khỏi phải ngày nào cũng nghe những công trạng của bà ấy…
Nguyễn Thành (TP.HCM)
Video đang HOT
Hội chứng “kể công” (Ảnh minh họa)
Trả lời
Anh Nguyễn Thành kính mến!
Anh đừng chọn giải pháp “bớt có mặt ở nhà”, một là vì nếu không về nhà, đi đâu linh tinh bên ngoài cũng không tốt, mặt khác quan trọng hơn, là nếu anh không về nhà, chị nói không có người nghe tất nhiên không nói, nhưng sẽ dồn lại, lúc có anh sẽ nói nhiều hơn! Giải pháp anh nghĩ chỉ là phần ngọn, cái gốc của vấn đề vẫn không giải quyết được.
Việc thay đổi tâm lý, tính cách sau khi nghỉ hưu là chuyện có thật. Anh cần hiểu đây là một giai đoạn khó khăn với chị, cần giúp chị vượt qua. Có thể vì có nhu cầu ôn lại chuyện cũ, chị mới sinh kể lể theo kiểu “độc thoại”, mà cách này thì dễ tự thêm bớt, phụ nữ lại hay “vơ vào”, nói mãi những chuyện mình đã làm được, khiến người nghe phát chán. Anh nên chủ động giúp chị chuyển sang kể chuyện theo kiểu “đối thoại”, nhắc chị việc nào là cố gắng của con, việc nào mình có đóng góp…
Không phải nói kiểu tranh công, chỉ trích, mà là bổ sung cho những kỷ niệm của gia đình tròn vẹn hơn. Chắc chắn lúc này trong tâm lý của chị đang có một mặc cảm tự ti nào đó về vai trò của mình trong gia đình, khi các con đã đi làm, anh đang đương chức, còn chị lại thành người “ở không”, nên chị mới có nhu cầu kể lể công lao đóng góp như để khẳng định lại vị trí của mình. Vì vậy, nếu anh và các con biết khéo léo đề cao vai trò của chị, có sự quan tâm tôn trọng, chị sẽ bớt dần triệu chứng “kể công” này.
Mặt khác, khi nghỉ hưu, vai trò xã hội phần nào giảm sút, để bù đắp lại, chị cần những sinh hoạt xã hội khác, như tham gia nhóm tập thể dục, câu lạc bộ hưu trí, làm từ thiện, đi du lịch đây đó, thăm bà con bạn bè… Nếu không phải ru rú trong nhà lo chuyện cơm nước, chị sẽ thấy thoải mái hơn, có nhiều chuyện để nói hơn, không có thời gian nhìn lại mãi, nhớ mãi những đóng góp xưa cũ của mình cho chồng con. Được vậy, bệnh “kể công” chắc chắn sẽ chóng qua. Mong anh tìm đúng phương thuốc điều trị, giúp chị được thực sự nghỉ ngơi trong sự chăm sóc của gia đình.
Theo Afamily
Đi công tác 2 tháng, ở nhà vợ đã kịp cặp bồ, có thai, rồi bỏ thai để xóa dấu vết ngoại tình
Tôi không hề hay biết gì, cho đến hơn nửa tháng sau, vô tình nhặt được mấy vỉ thuốc vợ uống để trong ngăn kéo, tò mò tôi tra ra thì chết điếng.
Ảnh minh hoạ
Tôi hơn vợ 7 tuổi, hiện đang làm trong công ty môi trường, đô thị. Còn vợ làm văn phòng trong một công ty truyền thông. Chúng tôi yêu nhau gần nửa năm thì làm đám cưới, vợ xinh đẹp, trẻ trung, chúng tôi đã có một con gái lên 4 tuổi. Cuộc sống yên ấm, hạnh phúc, tôi là người yêu vợ thương con, làm gì cũng nghĩ đến vợ con trước.
Hai chúng tôi rất hòa hợp trong suy nghĩ, lối sống, ngay cả trong chuyện đó cũng rất hợp gu. Tôi luôn tâm niệm, đàn ông lấy vợ về không chỉ là có người sinh con đẻ cái, mà còn là người sẽ cùng mình đi hết những tháng năm chông gai của cuộc đời nên dù thế nào cũng phải yêu thương vợ.
Công việc của tôi hay phải đi công tác, có những khi theo công trình vào Nam ra Bắc cả tháng trời rõng rã. Biết vợ thiệt thòi nên tôi càng thương hơn, cũng may cô ấy hiểu, động viên tôi cứ thoải mái mà đi, cô ấy tự lo cho mình, cho con được.
Cách Tết gần 3 tháng, tôi có đợt công tác kéo dài những 2 tháng trong Sài Gòn. Tôi cũng bồn chồn lắm, xa vợ con lâu ngày, lo cho vợ nhưng công việc không thể không đi được.
Vào trong Nam, tôi vẫn thường xuyên gọi ra cho vợ, ngày nào đi làm về cũng nói chuyện cho đến khi vợ cho con ngủ mới thôi. Cứ thế hàng ngày, tôi nhớ vợ đến cồn cào.
Kết thúc 2 tháng công tác, tôi về, tối đó tôi nhớ vợ quá nên đòi hỏi, nhưng cô ấy bảo đang có tháng nên từ chối. Sau đó cả tuần cô ấy liên tục né tránh tôi. Rồi đến tết, suốt ngày bận rộn, giờ giấc thất thường, vợ chồng tôi cũng không hề gần nhau.
Một lần, tôi ở nhà, phát hiện trong ngăn kéo có mấy vỉ thuốc uống hết. Tò mò tôi lên mang tra thử thì biết đó là thuốc nội tiết gì đó. Tôi bắt đầu nghi ngờ, không biết vợ uống làm gì. Hôm đó về, tôi hỏi, thấy vợ tái cả mặt, luống cuống thì sinh nghi nên vờ như mình đã biết hết rồi, chờ vợ tự thú nữa thôi. Ai ngờ đâu cô ấy khóc lóc, xin lỗi, rồi nói vô tình gặp lại mối tình đầu ngày xưa, vì không giữ được mình nên mới xảy ra chuyện. Vì không muốn tôi biết, không gia đình này tan vỡ nên khi biết có bầu, cô ấy đã đi bỏ thai.
Tôi nghe mà chết điếng, có chết tôi cũng không tưởng tượng ra chuyện này. Vì quá giận vợ, tôi đã bảo sẽ ly hôn nhưng cô ấy cầu xin tôi hãy cho cô ấy sửa chữa lỗi lầm. Tôi không biết nên làm sao bây giờ nữa...
Theo Phunutoday
Ở nhà thay vợ 1 tuần và người chồng đã nhận được bài học xứng đáng Đàn bà khổ tâm nhất là bị đàn ông quay lưng rồi phủ nhận tất cả công lao vì 1 cô bồ mà anh ta gọi là 'định mệnh'. Còn đàn ông mãi là kẻ vô tâm chỉ nghĩ đến cảm xúc của riêng mình. ảnh minh họa Chị và anh yêu nhau từ thời cấp 3, khi đó anh hay làm thơ...