Tôi không ngờ con rể là người tình nghĩa như vậy
Gần 20 năm trước, tôi rời quê miền Bắc mang theo 2 con nhỏ vào Sài Gòn nương tựa người thân. Lúc đó mẹ góa con côi, trong tay lại chẳng có bao nhiêu tiền nên cũng rất vất vả.
ảnh minh họa
Nhưng nhờ sự giúp đỡ của họ hàng và sự chịu khó làm lụng chắt chiu mà tôi cũng nuôi được 2 con ăn học đàng hoàng. Sau đứa lớn theo chồng sống ở một huyện ngoại ô, còn đứa nhỏ làm công nhân trong một khu công nghiệp gần nhà.
Cách đây 2 năm, con gái út của tôi đưa về một cậu thanh niên vừa cao vừa gầy lại đen thui giới thiệu là đồng nghiệp kiêm người yêu nó. Tôi nhìn thằng nhỏ, từ công việc đến ngoại hình đều chẳng gây cho tôi chút ấn tượng nào, quê lại xa tít. Bữa trưa đó tôi cũng không đi chợ nấu cơm gì mà kệ con út với thằng nhỏ loay hoay ngoài bếp. Tôi nói với con gái nếu nó mới yêu đương chưa sâu đậm thì chia tay đi. Nhưng con gái út của tôi lại chết mê chết mệt người đàn ông này. Nó nói “Ảnh thương con lắm, con cũng thương ảnh nữa. Ảnh sống thật thà lắm má à”.
Tôi nghĩ, má ăn muối còn nhiều hơn con ăn cơm đấy, đàn ông con trai đứa nào mới yêu chẳng dẻo miệng. Đến khi lấy nhau về 2 đứa với túp lều tranh thì sống làm sao được. Thế nên tôi luôn chê bai con rể tương lai với ý đồ chia cắt tụi nó.
Kể ra thì có thể lúc đó tôi nhìn nó không vừa mắt nên bất kể câu nói, hành động nào của nó cũng khiến tôi ghét. Sau lần đó, tôi còn gặp thêm nó ở ngoài chợ lúc tôi bán rau và thực phẩm khô ở đó. Nó chào tôi nhưng ngay sau đó lắc đầu rồi buông lời thẳng thừng “Má ơi, cửa hàng má lụp xụp quá. Thế này thì hỏng hết đồ”.
Tôi bực mình đáp “Má mày đã nuôi 2 đứa con lớn từng đó nhờ cái cửa hàng lụp xụp này đấy. Ờ mà ai là má mày? Còn chưa có cưới hỏi đâu mà đòi”. Nghe tôi nói thế, nó chỉ cười phô hàm răng trắng bóc nổi bật trên gương mặt ngăm đen.
Hôm sau, nó mang theo vài tấm ván và dụng cụ đến sửa giúp tôi. Nó rất khéo tay nhưng vì ấn tượng không tốt nên tôi cũng chẳng cảm động mà càng thấy chướng mắt hơn.
Một thời gian sau không thấy nó đến, tôi hỏi con út thì nó nói chia tay rồi. Tôi mừng quýnh lên, cứ tưởng nó đã suy nghĩ lại thấy lời tôi nói đúng.
Một tháng tiếp theo, nó mang về một anh thanh niên sáng sủa ưa nhìn, có học thức, biết ăn nói. Nó giới thiệu trưởng bộ phận chỗ nó làm. Tôi càng nhìn càng ưng. Lần này tấm tắc khen con út biết nhìn người, chọn chồng là phải chọn người như thế này, có ăn học nên ứng xử, giao tiếp khác hẳn. Lần đó tôi rất nhiệt tình, mua nhiều món ngon về chiêu đãi. Nhưng anh con rể hụt này từ sau ngày đó mãi không thấy đến lần nào nữa. Hỏi con út nó bảo nó không thương nổi anh ta nên chia tay rồi.
Video đang HOT
Tôi trách móc con út, nói nó ngốc không biết giữ người. Không ngờ chỉ vài tháng sau đó, tôi vẫn lại thấy con út quay lại với thằng nhỏ đen thui. Lần này thì tôi cũng hết cách đành để chúng nó cưới nhau.
Cưới xong, thằng nhỏ ngỏ ý muốn ở rể. Con út nói với tôi “Ảnh thương má ở một mình nên muốn ở cạnh chăm sóc má đó má”. Tôi chỉ trán con nhỏ nói “Mày ngốc lắm út ạ, thằng nhỏ nó sợ tốn tiền thuê nhà đấy thôi”.
Nhưng từ ngày hai vợ chồng nó ở với tôi, tôi nhàn nhã thật. Sáng sớm tôi có người chở ra chợ bán hàng, lúc sau thằng nhỏ lại mang cơm ra cho rồi mới đi làm. Con út cũng được nó chiều tới bến, chẳng phải động tay chân vào việc nhà. Tôi cho rằng đó là do nó đi ở rể nên chịu khó hơn người khác một chút. Song đúng là tôi không tìm ra điều gì để mà bắt bẻ nó được.
Một năm sau thì con út nhà tôi mang bầu. Con út lại càng lười hơn, còn thằng nhỏ thì càng chăm sóc mẹ con tôi chu đáo tỉ mỉ. Lúc đó, tuy tôi vẫn không dành nhiều thiện cảm cho nó nhưng cũng không chê trách nó được gì.
Cách đây nửa tháng, trời mưa rất to lại mất điện. Nửa đêm đột nhiên tôi đau bụng quằn quại. Tôi khua tay tìm cây đèn pin trên bàn nhưng làm nó rơi xuống sàn nhà. Nghe tiếng động, hai vợ chồng con út từ phòng bên lao sang. Tôi đau quá không nói được gì nằm vắt ngang trên giường kêu rên vì đau bụng.
Thấy tôi như vậy, con rể lôi điện thoại ra gọi xe nhưng không được. Ở đây không quá hẻo lánh nhưng taxi không có, xe dù thì đêm hôm khuya khoắt, mưa to người ta không chịu chạy. Nhìn trời mưa, sau nhìn lại tôi, con rể tôi quả quyết bảo “Má không ngồi nổi xe máy đâu. Thôi để con bế má lên bệnh viện huyện vậy”.
Tôi tự nhủ phải đối xử tốt hơn với nó, tôi vẫn kịp phải không mọi người? (Ảnh minh họa)
Tôi lắc đầu nguầy nguậy, bệnh viện cách đây những 4 cây số, bế sao nổi. Sau đó kệ cho tôi phản đối, nó lấy áo mưa quấn kỹ tôi, vừa quấn nó vừa nói, trời mưa này đến mai chẳng hết, càng để lâu má càng đau, chỉ sợ viêm ruột thừa thật thì nguy đến tính mạng đó má. Rồi nó dặn dò con út đóng kỹ cửa nẻo sau đó cõng tôi đi.
Trời vừa mưa vừa tối đen, đường lại trơn trượt. Được một đoạn xa, bùn đất bám đầy giày nặng trịch, nó bèn cởi giày ra giấu vào bụi rậm rồi bấm chân không mà đi. Trên lưng nó tôi ứa nước mắ vì cơn đau và cũng vì thấy tội con rể quá. Tôi không ngờ con rể là người tình nghĩa như vậy. Tôi chỉ là bà mẹ vợ nóng tính hay gắt gỏng lại luôn chê bai không vừa mắt nó. Nhưng đến khi tôi gặp nạn, nó không nề hà khó khăn mà cõng tôi đi trong mưa gió. Tôi bảo “Con ơi, hay mình quay về đi, để mai có xe má đi cũng được”. Con rể đáp luôn “Đường bẩn như này mai cũng không xe nào chịu chạy đâu má, với lại chỉ còn 2 cây số nữa là tới rồi”.
Cuối cùng khi đến bệnh viện, tôi được các bác sĩ y tá đặt lên xe đẩy vào còn con rể thì vừa chạy theo vừa thở hồng hộc. Nhìn khuôn mặt đẫm nước mưa và mồ hôi của nó mà tôi thấy thương nó quá, cũng giận bản thân mình trước đối xử tệ với nó. Khi được đẩy vào phòng cấp cứu tôi còn nghe thấy thằng nhỏ dặn dò “Má ơi, con ra làm thủ tục, má cứ yên tâm ở trong đó nghe má. Má can đảm lên nha, đừng có la to mà bác sĩ khó chịu”.
Đến hôm nay tôi đã xuất viện được hơn hai tuần rồi. Nhưng từ hôm đó, hai đứa con không cho tôi đụng đến việc gì hết, cửa hàng ngoài chợ cũng là con út xin nghỉ đẻ để ra trông nom. Còn con rể vừa chạy đi chạy lại hai nơi chăm sóc mẹ và vợ, vừa phải đi làm ở nhà máy nên trông càng gầy hơn. Tụi nó bảo tôi đến khi nào má thiệt khỏe thì hẵng tiếp tục. Tôi tự nhủ phải đối xử tốt hơn với tụi nó hơn, tôi vẫn kịp phải không mọi người?
Theo Afamily
Trung Quốc đang hất đi bát nước tình nghĩa
Người Việt vẫn dặn nhau "ăn ở như bát nước đầy" và trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam luôn thực tâm giữ gìn, thậm chí nâng niu bát nước tình nghĩa ấy. Nhưng đáng tiếc là bát nước đang bị người láng giềng lớn hơn tìm cách hất đi và như một câu nói khác, khi bát nước đã đổ đi thì không thể lấy lại được nữa.
Tại các diễn đàn trong nước và quốc tế, khi nhắc đến mối quan hệ láng giềng Việt Nam-Trung Quốc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã từng gợi lại cách ứng xử từ bao đời nay của người Việt Nam, hai người láng giềng với nhau, anh lớn hơn tôi, anh không phải với tôi, thì cần nói chuyện với nhau đã, không được thì mới nhờ đến hàng xóm can gián, phân xử, nhưng trước hết phải chiếu vào hương ước vừa có lý, có tình và cực chẳng đã mới phải đưa nhau... ra tòa. Bởi đã mang nhau ra tòa rồi thì cũng như đem bát nước tình nghĩa mà đổ đi vậy.
Việt Nam đã rất nhiều lần khẳng định quan điểm trước hết muốn kiên định, kiên trì bằng con đường trao đổi ngoại giao để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, trước những hành vi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, mà mới nhất là việc đưa giàn khoan Haiyang Shiyou 981 (Hải Dương 981) vào hạ đặt trái phép sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Nhưng "cây muốn lặng mà gió chẳng đừng". Như Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh với báo chí quốc tế, trước thiện chí hòa bình của Việt Nam, câu trả lời của Trung Quốc là ngày càng gia tăng sức mạnh, các hành động uy hiếp và xâm phạm, rồi liên tục vu khống và đổ lỗi cho Việt Nam. Do đó, Việt Nam đang tính tới mọi giải pháp hòa bình để bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình, kể cả đấu tranh pháp lý, tức là không loại trừ đưa vụ việc ra trước công pháp quốc tế.
Cạnh nhà giàu đau răng ăn cốm...
Người Việt nói "bán anh em xa, mua láng giềng gần", "hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau" và cười chê thói "cháy nhà hàng xóm bình chân như vại", "đèn nhà ai nhà ấy rạng". Người Việt còn coi trọng, chú ý giữ gìn quan hệ láng giềng với các lân quốc hơn thế nữa, bởi người ta có thể "chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở", hàng xóm xấu bụng có thể dọn đi nơi khác, nhưng bên cạnh một nước láng giềng lớn mà cứ hay chơi xấu thì phải gồng mình chịu đựng chứ biết dọn đi đâu!
"Cạnh nhà giàu đau răng ăn cốm, gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn". Chỉ riêng trong vụ giàn khoan Haiyang Shiyou 981 (Hải Dương 981), đã có rất nhiều những bằng chứng cho thấy Trung Quốc "la làng" như thế nào. Và cũng không ít hơn những bằng chứng khẳng định Việt Nam đã kiên trì, kiên nhẫn tìm cách giải quyết vụ việc bằng các biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế ra sao.
Nước nào thể hiện rõ thiện chí đối thoại, hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, nước nào ra mặt hung hăng, từ chối đối thoại, phớt lờ những quy tắc của luật pháp quốc tế, tất cả đều đã phơi bày rõ ràng trước con mắt của công luận vốn rất công bằng. Cũng cần nhắc lại rằng, từ năm 2010 đến nay, năm nào Trung Quốc cũng "gây sự" với Việt Nam trên Biển Đông. Vụ giàn khoan Haiyang Shiyou 981 (Hải Dương 981) đang đẩy Việt Nam đến giới hạn của sự kiềm chế.
Nói đến quan hệ láng giềng, nhiều người hẳn vẫn chưa quên cách ứng xử của Việt Nam trong vụ máy bay của Malaysia mất tích mới đây. Không chỉ nhiệt tình ngay lập tức tham gia tìm kiếm máy bay mất tích theo tinh thần vô tư nhất, Việt Nam còn cho các tàu quân sự của Trung Quốc vào lãnh hải Việt Nam để tham gia công tác cứu hộ cứu nạn. Khi đó đã có không ít ý kiến cho rằng rất cần cảnh giác, dè chừng với đề nghị này của Trung Quốc và cũng rất dễ hiểu vì sao trên thực tế đã có những quốc gia từ chối cho tàu Trung Quốc vào, song Việt Nam đã lựa chọn cách hành xử không chỉ trách nhiệm, nhân bản mà còn hào hiệp và cao thượng, với mong muốn xây dựng lòng tin thực sự giữa hai bên.
Công thư năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng ra đời với tinh thần hào hiệp như vậy, khi Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ bị tấn công quân sự bởi các đồng minh của chính quyền Đài Loan. Hành xử nghĩa hiệp như vậy, nhưng trong các vấn đề liên quan đến chủ quyền biển đảo, Việt Nam chỉ nhận được những cách đáp trả không hề "chính nhân quân tử", từ phía người láng giềng lớn.
"Không có gì quý hơn độc lập, tự do"
Như một dự cảm, thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của lòng tin chiến lược trong quan hệ quốc tế và kêu gọi cần giữ gìn hòa bình, ổn định như một điều kiện tiên quyết cho phát triển, tiến bộ.
Tại diễn đàn Liên Hợp Quốc năm 2013, thay mặt Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Thủ tướng đã nêu rõ: "Bất kỳ hành động hiếu chiến nào đều phải bị lên án, ngăn chặn. Bất cứ nỗ lực ngăn ngừa xung đột nào đều phải được trân trọng, ủng hộ. Còn một biểu hiện dù mong manh của sự sống, người thầy thuốc cũng phải tận tâm cứu người. Còn một tín hiệu dù nhỏ nhoi của hòa bình chúng ta cũng phải tận sức để tránh chiến tranh".
Và thực tế, trong khi cố gắng để giữ gìn hòa bình, ổn định trên Biển Đông và trong khu vực, Việt Nam cũng đồng thời tính đến những hậu quả khôn lường cho nền kinh tế thế giới nếu xảy ra xung đột, bất ổn ở đây. Giàn khoan Haiyang Shiyou 981 (Hải Dương 981) không còn chỉ là chuyện của hai người hàng xóm nữa, khi thế giới đã trở nên nhỏ bé hơn rất nhiều trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão. Một quốc gia có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế như Việt Nam hiển nhiên không thể nào lại là người "gây sự" trước với người hàng xóm của mình.
Người Việt Nam có câu "ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Vì thế Việt Nam biết ơn và không bao giờ quên những gì mà Trung Quốc đã ủng hộ và giúp đỡ. Yếu tố "láng giềng" có mặt cả trong "4 tốt" và "16 chữ " đã được xác định là phương châm của quan hệ Việt-Trung. Nhưng với Việt Nam, cũng như các quốc gia khác, độc lập, chủ quyền thiêng liêng phải là ưu tiên cao nhất bởi "Không có gì quý hơn độc lập tự do", như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khi Việt Nam không có lựa chọn nào khác để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng, thì nói như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Việt Nam "nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó". Mà thực chất, "thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc" không phải và không thể là hòa bình, hữu nghị mà các dân tộc trên trái đất này đều mong muốn.
Kêu gọi xây dựng lòng tin ở châu Á, tuyên bố "trỗi dậy hòa bình", nhưng việc làm của Trung Quốc khác rất xa với những gì Trung Quốc nói và cách hành xử "nói một đằng, làm một nẻo" đã làm mất lòng tin của cộng đồng quốc tế, của các nước láng giềng. Mà mất lòng tin là mất tất cả!
Cuối cùng, nhân nói đến lòng tin, xin nhắc đến một câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng về tình bạn của đại văn hào Nga Lev Tolstoi. Ai trong chúng ta mà chưa từng đọc câu chuyện này lúc còn thơ bé, nhưng vẫn cần phải nhắc lại trong bối cảnh lòng tin dường như đang ngày càng trở nên hiếm hoi hơn, và vì thế, quý giá hơn, trong quan hệ quốc tế: Một anh leo tót lên cây, bỏ mặc anh còn lại với con gấu đói bụng. Khi gấu bỏ đi, anh bạn đã leo lên cây hỏi: Gấu nói gì với cậu thế? Anh kia trả lời: Nó bảo rằng, ai bỏ bạn trong lúc hiểm nguy, hoạn nạn là không tốt...
Theo ANTD
Bị sập bẫy của chồng Bình thường chị Linh vẫn cam chịu cảnh chồng "te tắt" với hết cô gái này đến cô gái khác. Có những hôm, anh ngang nhiên tán tỉnh, đong đưa những cô gái trước cả mặt chị. Biết rõ ràng chồng đã phản bội mình rất nhiều lần vì hầu như không có hôm nào anh trở về nhà mà không có một...