‘Tôi không làm nghề đồng nát, sao bắt phải giữ phế liệu trong nhà!’
‘Xin lỗi anh, nếu đồ của tôi đã trở thành phế liệu, tôi sẽ vứt nó ra thùng rác’, nói xong, cô đứng dậy bỏ đi trước.
Quyết định tha thứ cho chồng ngoại tình là cả một quyết định vô cùng khó khăn đối với cô.
Có không ít thứ phải vượt qua nhưng có lẽ vượt qua chính mình là gian nan và chật vật nhất.
Cô phải quên đi những cảnh tượng chồng và bồ quấn quýt bên nhau, quên đi những đối xử lạnh nhạt, hờ hững của anh ta thời gian qua, quên đi nỗi đau bị phản bội vẫn còn đang khiến trái tim cô nhức nhối, để có thể bình thản đối mặt với chồng, để không khí gia đình không phải lúc nào cũng sặc mùi thuốc súng, để cuộc sống hôn nhân quay trở lại quỹ đạo như xưa.
Có lẽ, chỉ có cô biết cô phải nỗ lực như thế nào nhưng khi cô đang phải tự đấu tranh với bản thân mình một cách ác liệt như thế thì cô lại được biết, chồng cô lại vẫn lén lút qua lại với bồ, hoàn toàn bỏ quên lời hứa với vợ, lời thề sẽ không bao giờ phản bội vợ con nữa.
Cả trái tim và thể xác đang căng lên như dây đàn để đè nén và xóa nhòa nỗi đau từng chút một thì lại bị bồi thêm cho một cú như trời giáng nữa, khiến mọi thứ trong cô hoàn toàn vỡ nát.
Để rồi cô mệt mỏi tới mức, không còn sức đâu mà tha thứ nổi cho chồng nữa.
Dường như người ta đã đánh giá quá thấp nỗi cực nhọc của việc tha thứ cho người khác thì phải.
Đâu phải chỉ nói một câu là có thể xong, việc chống chọi với việc quên đi để làm lại mới là khắc nghiệt vô cùng.
Vì thế, mặc chồng có quỳ xuống xin lỗi hay khóc lóc cầu xin như một đứa trẻ, cô cũng chẳng thể làm gì được, cô muốn cho anh ta một cơ hội nhưng lực bất tòng tâm.
Vì cô biết mình không thể hàn gắn vết thương nổi nữa khi vết thương ấy liên tiếp bị rạch những nhát mạnh bạo như vậy.
Cô đưa cho chồng lá đơn ly hôn có sẵn chữ ký của mình rồi yêu cầu ly thân trong thời gian đợi phán quyết cuối cùng của tòa án.
Ảnh minh họa
Đơn ly hôn của cô, chồng cô không ký. Anh ta tìm đủ mọi cách níu kéo cô ở lại nhưng có những cái đập vỡ đi rồi, kể cả là kỳ công lắp lại, cũng sẽ vẫn khuyết thiếu sót nhiều, chưa nói tới những vết ráp nối vừa xấu xí vừa kém kiên cố trên bề mặt nữa.
Còn chưa kể tới, dường như sự kiên nhẫn và thành ý của chồng cô còn chưa đủ.
Đối mặt với sự bài xích, lạnh lùng của vợ, chưa nổi 1 tháng anh ta đã buông tay bỏ cuộc.
Sau đó, anh ta liên tiếp đăng những dòng trạng thái lên facebook, kiểu như:
‘Đàn bà bây giờ lạ thật. Chồng không muốn giữ, gia đình cho con cũng chẳng cần’, ‘Một khi đã quá mức chịu đựng, kể cả người có lỗi cũng chẳng thể kiên trì xin lỗi được nữa’, ‘Đàn bà dường như càng ngày càng mất đi đức tính bao dung, rộng lượng.
Video đang HOT
Các cụ đã nói đánh kẻ chạy đi chứ ai nỡ lòng đánh người chạy lại, thế mà…’, rất nhiều những lời lẽ bóng gió oán trách, chê bai cô nhưng cô chỉ cười nhạt, không đáp trả, cũng chẳng thanh minh.
Một ngày cuối tuần, anh ta hẹn gặp cô ở quán cà phê gần nhà, muốn nói chuyện riêng với cô.
‘Em vẫn không thể tha thứ cho anh sao? Anh đã hối hận lắm rồi!’, người chồng sắp cũ của cô cất giọng than thở. ‘Em đã từng tha thứ cho anh rồi, cũng nói, em không thể tha thứ lần thứ 2 nhưng anh không để tâm lời em nói’, cô đáp.
‘Chỉ một lần nữa thôi mà, anh thề, nếu anh còn phản bội em thì anh chết không được yên thân!’, chồng cô gần như muốn nức nở nghẹn ngào.
Nói thật, cô cũng muốn làm như lời anh ta đề nghị nhưng cô biết, giờ có tiếp tục thì cô cũng không thể đối xử được bình thường với anh, vợ chồng lại như 2 cái bóng xa lạ trong nhà, rồi anh ta sẽ chán, rồi lại ngoại tình mà thôi.
‘Xin lỗi anh, em không thể’, cô trả lời, giọng chắc nịch. Chắc hẳn nhận ra sự cương quyết không thể thay đổi ở cô, anh ta nghĩ có nài nỉ nữa cũng vô dụng, liền bày tỏ ra thái độ khác của mình.
‘Cô đúng là khó chịu thật đấy. Cô nghĩ đàn ông vì sao ngoại tình? Không phải vì chán ngán bà vợ ở nhà à? Nếu mấy người vợ như cô biết cách giữ chồng, biết cách làm cho chồng mê mẩn thì ai còn thiết tha ra ngoài hoa lá.
Chồng cô có người phụ nữ khác bên ngoài, cô đã không tự kiểm điểm lại bản thân rồi sửa chữa mà giữ chặt chồng thì thôi, đằng này tôi đã hết nước hết cái muốn chuộc lỗi, cô lại còn không chấp nhận.
Người như cô, bỏ chồng rồi có ma nó lấy nữa, may vớ được thằng nào thì nó cũng sớm bỏ cô mà đi thôi’, anh ta lớn tiếng, xổ ra một tràng.
Nói thật, cô cũng ngạc nhiên khi nghe được những lời lẽ đó từ chính miệng anh ta thốt ra.
Chả trách mà anh ta vừa phút trước còn hết lòng xin tha thứ với cô, phút sau đã thản nhiên nối lại quan hệ với bồ ngay được.
Tuy nhiên, giờ phút này, cô cũng không quá tức giận nữa, có lẽ vì cô đã xác định buông bỏ rồi. Cô chỉ nhìn anh ta, nhấn mạnh từng chữ:
‘Nếu anh đã nói thế thì anh ký đơn đi, còn đợi gì nữa. Xin lỗi anh, tôi không làm nghề đồng nát, vì thế nếu đồ của tôi đã trở thành phế liệu, tôi sẽ vứt nó ra thùng rác chứ chả tội gì tìm cách bảo quản trong nhà, đã không có ích lợi gì còn chật chỗ và bị ngửi mùi hôi thối nồng nặc’.
Nói xong, cô đứng dậy bỏ đi trước, vứt lại lời nhắn nhủ: ‘Tôi đợi lá đơn có chữ ký của anh!’, cũng chẳng buồn quan tâm xem anh ta nghĩ gì nữa.
Theo Afamily
Hành trình nhặt rác của cụ bà cô độc trên bãi sông Hồng
Mỗi buổi sáng bà Chu Thị Lan (75 tuổi, Hà Nội) đi từ nhà ra phố với quãng đường tới 10 km để nhặt phế liệu mang bán kiếm tiền.
Mỗi buổi sáng bà Chu Thị Lan (75 tuổi, Hà Nội) đi từ nhà ra phố với quãng đường tới 10 km để nhặt phế liệu mang bán kiếm tiền.
Bà Chu Thị Lan (sinh năm 1941) sinh ra ở Hưng Yên. Thời trẻ sau khi lập gia đình và không sinh được con, chồng đi lấy vợ khác, bà bỏ quê lên Hà Nội nhặt rác tìm phế liệu kiếm sống. Vì không hợp với chị dâu, bà dọn ra bãi giữa dựng lều sinh sống, đến nay đã hơn 20 năm.
Vào buổi sáng, bà dậy sớm để nấu nướng, sinh hoạt. Nước từ sông Hồng bà cho đánh phèn để sử dụng trong việc ăn uống, tắm rửa.
Rau mồng tơi được trồng sẵn trong vườn. Thường thường, bà nấu cơm nhiều để chiều nấu cháo cho đỡ tốn gạo. Một ngày bà ăn hai bữa sáng và tối.
Buổi sáng 9 - 10h, bà bắt đầu vác bao tải lên phố để nhặt rác.
Bà Lan cho biết, thời trẻ đã qua nhiều sai lầm, nhưng nhờ theo Phật nên vẫn có lối thoát. "Phật ở trên trời và hai vai. Ai làm gì, nói gì Phật đều biết hết", người phụ nữ 75 tuổi nói.
Mỗi sáng bà Lan đi từ bãi sông Hồng (nhà bà) ra phố tổng cộng vừa đi vừa về với quãng đường khoảng 10 km.
Nhặt những tờ giấy báo khô, bà bảo, ướt sẽ không bán được. Mỗi kg giấy báo có giá 2.000 đồng.
Những người làm nghề nhặt rác phải có mặt trên phố khoảng 10h sáng. Vì nếu đi sớm hơn, dễ bị người ở các nhà hàng, quán xá đuổi vì họ sợ xúi quẩy.
Nhiều lần ngủ dậy muộn sau giờ xe vệ sinh dọn rác, bà không nhặt được gì vì đã bị chở đi hết. Hoặc nếu cố bà sẽ phải mò trong thùng rác bẩn. Bà cho biết, khu vực phố Hàng Chiếu, chợ Đồng Xuân thường có nhiều phế liệu và rác nhất.
Bà bảo, trước khi nhặt phải hỏi xin chủ nhà hàng, chứ không tự tiện vì từng nhiều lần bị họ mắng.
Không có khả năng sinh đẻ, bà Lan cho biết một mình ở bãi rất cô độc. Nhiều khi ốm đau mà chẳng có ai nấu cho bát cháo.
Mỗi khi mỏi, bà lại đổi vai bao tải. Thường cứ sau 2 km bà lại ngồi nghỉ vì bệnh tim tái phát dễ gây mệt.
Sau giờ trưa, mỗi hàng cơm sẽ có nhiều vỏ lon bỏ đi mà nhân viên chưa kịp dọn, bà lượm được. Mỗi lon mang về bà bán được 200 đồng.
Bà cụ phân loại rác trước khi mang bán.
Ngày hôm nay, phế liệu của bà thu được 1 kg bìa, 20 vỏ lon, và đồ nhựa vặt các loại.
Chủ thu gom đồng nát cho biết, hôm nay bà bán được 14.000 đồng nhưng đưa cả cho bà 15.000 đồng.
Trên đường về nhà, bà bảo, có cháu sinh viên muốn biếu bà xe đạp nhưng bà không nhận vì người yếu không dắt được xe. Hơn nữa, để ở nhà dễ mất trộm.
Chiếc hòm sắt bà mua với giá 350.000 đồng là nơi đựng hàng của các thanh niên tình nguyện tặng. Có lần về nhà, bà thấy đã bị ai đó mở và đồ ăn bị lấy hết. Tuy nhiên ở đây không có ai để gửi nhờ.
Ông Thành, người hàng xóm ở nhà đối diện đang bắt con gà ăn vườn rau của bà Lan. Bà cho biết, từ ngày ông Thành, bà Thủy nổi tiếng sau các bức ảnh cưới "tình già", các cháu thanh niên tình nguyện tới cũng có người vào thăm bà. Tết năm 2014, nhiều đoàn người và truyền hình vào nhà ông Thành mà không để ý đến khiến bà thấy rất tủi thân.
Hôm nào mệt, bà Lan không đi nhặt rác chỉ ngồi niệm kinh nhìn ra sông Hồng. "Bà không sợ chết, chỉ cầu Phật nếu được chết thì chết không ốm đau vì bà không có tiền nằm viện, cũng không người chăm sóc", người phụ nữ lớn tuổi tâm sự.
Theo Zing News
Nhức nhối "làng" tái chế rác thải Người dân thôn Xà Cầu (Ứng Hòa - Hà Nội) đang từng ngày sống chung với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ những núi phế liệu, rác thải khổng lồ. Được và mất ở "làng rác" Nghề thu mua phế liệu ở thôn Xà Cầu đã có từ lâu đời. Trước đây chỉ có vài hộ làm nhỏ lẻ, nhưng...