Tôi không kịp về để ăn bánh xèo của má…
“Thằng Sáu mày nói thèm bánh xèo hả? Sao không về má làm cho ăn?”. Tháng trước má tôi gọi điện nói vậy.
Tôi đã không kịp về
Tôi nhìn đống hồ sơ trên bàn rồi ỡm ờ: “Dạ, thèm thì có thèm nhưng mà công việc nhiều quá má ơi”. Má tôi hiểu đó là một lời từ chối khéo nên mắng yêu: “Tổ cha mày, lúc nào cũng công việc; không về bây giờ, mai mốt má chết, ai làm cho mày ăn?”. Nghe má nói vậy, tôi cười ha hả: “Má còn khỏe lắm má ơi, thầy tướng nói rồi, má sống tới 105 tuổi lận. Nói vậy chớ để con coi thu xếp, bữa nào con về”.
Đúng là má tôi còn rất khỏe. Gần 90 tuổi mà vẫn còn cứng cáp, đi lại làm lụng thoăn thoắt đến nỗi cô em dâu tôi phải theo mệt nghỉ. Những lần nhà có đám tiệc, má tôi bắc cái ghế bố ngồi ở nhà sau chỉ huy. Con cháu mấy chục đứa cứ răm rắp làm theo. Má tôi không phải thợ nấu nhưng trong làng, ai có đám tiệc cũng rước má tôi tới nấu nướng.
Hồi đó tôi hay ước ao sau này cưới được vợ nấu ăn ngon như má. Nhưng trời chẳng chiều lòng người. Bà xã tôi là con cưng, chẳng biết nữ công gia chánh, tôi huấn luyện mãi mới làm được mấy món đơn giản. Chính vì vậy, có nhiều thứ mà mỗi lần thèm ăn, tôi chỉ còn biết thốt lên: “Ước gì có má ở đây…”. Tháng trước gọi điện cho thằng út, tôi cũng nói vu vơ là thèm bánh xèo của má; chắc là nó nói lại nên má mới điện thoại kêu tôi về. Vậy mà tôi cứ nấn ná, chờ cho xong việc…
Nhưng thời gian đâu có biết chờ đợi? Chỉ sau đó 2 tuần, má tôi đã đột ngột ra đi. Nửa đêm nghe tiếng điện thoại réo, tôi bật dậy. Giọng thằng út khàn khàn: “Anh về đi, má mất rồi”. Buông điện thoại, tôi ngồi chết lặng. Không có lời lẽ nào để nói hết nỗi ân hận, day dứt trong tôi.
Má tôi ra đi đột ngột nhưng thanh thản, y như thể má đang ngủ một giấc ngủ dài. Khi tôi về đến nhà, cơ thể má đã lạnh nhưng bàn tay vẫn mềm dịu, tôi nắm chặt tay má mà cứ ngỡ má đang nắm tay dắt tôi đi qua cây cầu gòn trơn trợt để đến trường những ngày mưa gió năm xưa.
Tôi đã không kịp về để ăn bánh xèo của má, những chiếc bánh xèo mà má đổ không chỉ bằng những thứ nguyên liệu bình thường. Bánh của má có một thứ gia vị mà hình như tất cả những người mẹ yêu con đều nêm nếm khi nấu ăn cho con mình. Và những đứa con sẽ cảm nhận điều đó bằng những cung bậc tình yêu của mình đối với mẹ cha.
Video đang HOT
Tôi nhớ những ngày còn ở quê nhà Vị Thủy. Tháng mười một âm lịch là mùa tép rong đẻ trứng. Con tép nào cũng mang cái bụng lặc lè. Anh hai xúc tép về, má đổ bánh xèo nhưn tép rong, củ sắn. Chỉ vậy thôi mà anh em tôi sì sụp gói, chấm, nhai nhồm nhoàm như thể đang thưởng thức cao lương mỹ vị. Bao giờ cũng vậy, khi má đổ sắp xong còn lại vài vá bột, tôi đòi má làm bánh xèo da. Đó là những cái bánh xèo không có nhưn, chỉ có bột bánh. Má để lửa than cho bánh từ từ chín rồi khô giòn, miếng bánh cắn tới đâu, biết đã tới đó vì nó vừa giòn, vừa ngọt, vừa béo, vừa thơm.
Có lần tôi qua nhà bác Tư hàng xóm cũng được đãi ăn bánh xèo. Tôi ăn xong về thỏ thẻ nói với má: “Bánh của bác Tư dở ẹc”. Má tôi la: “Người ta cho ăn mà còn chê nữa hả?”. Nhưng rồi má cũng hỏi: “Sao mà dở?”. Tôi lắc đầu: “Con đâu có biết, chỉ thấy nó tươm mỡ béo ngậy, nhưn bánh thì lung tung xèng đủ thứ. Nhưng chắc là tại bột bánh không ngon, nó lạt nhách hà…”.
Tôi nhớ khi đó má xoa đầu tôi: “Bây giờ biết ngon, dở, khen chê rồi hả? Để má nói cho mà nghe…”. Nhà tôi không có con gái nên anh em tôi đứa nào cũng được má chỉ dạy nấu nướng. Má bảo bột bánh xèo muốn ngon thì phải pha thêm một phần gạo mới cho bánh mềm mà không dính. Người ta pha nghệ cho bột có màu vàng còn má tôi thì chỉ pha nước lá dành dành và lòng đỏ trứng vì tôi không thích mùi nghệ. Trong bột bánh xèo má còn cho thêm đậu xanh đãi vỏ nấu chín, chút nước cốt dừa cho bột hơi béo mà không ngậy. Đặc biệt, má cho rất nhiều hành hương nên khi chín, bánh thơm lừng, đứng tận ngoài ngõ cũng nghe mùi thơm.
Cõ lẽ thêm một điều khiến bánh xèo của má tôi đặc biệt là cái chảo để đổ bánh xèo không phải là chảo gang hay chảo nhôm thường thấy mà là một cái chảo đất. Khi mua chảo về, má cho mỡ heo vào thắng, sau đó má cứ để mỡ trong chảo 2-3 bữa cho mỡ thấm vào chảo. Má nói: “Như vầy chảo sẽ không bị dính, khi đổ bánh cũng không phải thoa nhiều mỡ mà bánh vẫn tróc”.
Bây giờ thì tất cả những thứ ấy đã theo má tôi vào cõi vĩnh hằng. Cúng má, em dâu tôi làm bánh xèo. Cũng gạo, cũng trứng, cũng đậu xanh, cũng cái chảo đất ấy mà giờ đây không có bàn tay mẹ, miếng bánh bỗng nhạt thếch trong miệng. Em dâu tôi lấy làm lạ khi tôi chỉ ăn có mấy miếng rồi buông đũa: “Em làm không giống má hả anh Sáu?”. Tôi gật đầu: “Ừ…”.
Tôi chỉ nói vậy rồi nghẹn lời. Bởi tôi nhớ tới cuộc gọi cuối cùng của má. Tôi thèm nghe cái giọng hụt hửi của má mỗi khi gọi điện vì có khi má cầm cái điện thoại ngược đầu hoặc để xa quá. Giờ đây, sẽ chẳng bao giờ tôi được nghe má mắng: “Tổ cha mày, lúc nào cũng công việc…”.
Bất giác tôi bỗng ước thời gian quay ngược lại để tôi được nghe má nói: “Thằng Sáu mày thèm bánh xèo hả? Sao không về má làm cho ăn?”.
Theo VNE
Cái Tết thứ 2 của một nàng dâu vụng
Tết năm nay, dâu vụng là cô sẽ chuộc lỗi với mẹ chồng bằng những món ăn độc đáo mà cô biết chắc bà sẽ cười tươi khen ngợi. Dung cười mãn nguyện vì sự trưởng thành của mình.
Vừa post hình ảnh đĩa mứt gừng và đĩa bánh nhãn lên "Face" khoe chiến tích làm được lúc tối, thấy bạn bè lao vào comment ầm ầm làm chị phổng cả lỗ mũi. Ai cũng khen Dung khéo tay hay làm. Nào là nàng dâu đảm đang, chịu thương chịu khó, lấy chồng rồi có khác.
Dung cười thầm một mình, tự thưởng cho mình cái búng tay tanh tách. Có mấy ai biết được rằng, sở dĩ Dung được khen ngợi như hôm nay là nhờ "cái Tết đau buồn đầu tiên về làm dâu nhà chồng" vừa mới xảy ra năm ngoái.
Vốn là con gái út, các chị trong nhà lại đảm đang tháo vát nên công việc trong nhà chẳng đến tay đứa con gái "vụng thối, vụng nát lại tồ tẹt" như Dung. Mỗi lần các chị nấu ăn, soạn sửa mà thấy Dung xen vào là lại xua ra vì sợ cô làm hỏng việc lại mất công làm lại. Dung sống ung dung tự tại, điềm nhiên hưởng thụ những món ngon do các chị làm, việc đơn giản nhất là khen các chị khéo tay thế là ổn.
Dung thộn mặt ra, đứng chôn chân tại chỗ chẳng hiểu chuyện gì
Dung và Tuấn yêu nhau cũng lâu, bố mẹ nhà Tuấn lại muốn con trai cưới trong năm kẻo ra Tết sợ không được tuổi. Hai bên gia đình rục rịch chuẩn bị để tháng 12 âm lịch cưới, bận rộn chuyện váy áo, bạn bè nên Dung cũng chẳng còn có thời gian mà nghĩ đến những điều xa xôi, huống hồ chi là chuyện xa xỉ như chuyện bếp núc, nấu ăn.
Cưới xong, công việc sát Tết bận rộn, hai vợ chồng rủ nhau mua thức ăn sẵn cho nhanh nên Tuấn cũng chẳng có điều kiện để đánh giá hay nhận xét gì về khoản nội trợ của vợ.
Cuộc sống bận rộn cứ cuốn Dung đi, đùng một cái tỉnh ra thì đã Tết. Cũng chẳng chuẩn bị được gì, mà thực ra Dung cũng có biết cần phải chuẩn bị gì đâu, hai vợ chồng hăm hở xách đồ về quê chồng ăn Tết.
May mắn cho Dung, mẹ chồng Dung là người rất tâm lý lại nhẹ nhàng, không bắt ép con dâu làm theo ý bà. Bà sợ cô mới về làm dâu chưa quen việc bếp núc và phong tục tập quán nhà chồng nên hướng dẫn cô rất tỷ mỷ, bà dành hết những việc khó khăn phức tạp về phần mình, cô chỉ việc rửa rau, rửa bát, quét nhà cho sạch sẽ là được.
Hai ngày đầu trôi qua nhẹ nhàng, Dung thấy làm dâu chẳng có gì đao to búa lớn như mấy chị trong cơ quan thường hay kể. Mẹ chồng "cũng dễ đối phó chứ không khó nhằn như tưởng tượng".
Đến trưa ngày mùng 1, ông bà thông gia của anh trai chồng sang chơi, mẹ chồng bận tiếp khách nên bảo cô xuống bếp dọn bánh mời ông bà thông gia dùng bữa. Gần tiếng đồng hồ trôi qua, bụng đói, khách thì đã nhấp nhổm tỏ ý muốn về mà vẫn chưa thấy Dung bưng cỗ lên mời khách.
Mẹ chồng xuống bếp thấy Dung đang loay hoay tét bánh, nhìn cái bánh nát toét chẳng ra hình dạng gì, lá dính bánh, bánh dính lá nhìn lem nhem, thảm hại vô cùng. Chợt bà khẽ nhíu mày thở dài. Ngoảnh lên bếp thấy bếp đang đỏ lửa, bà hỏi con dâu "Con đang nấu canh à?", Dung trả lời "Con đang hâm thịt lên cho nóng, mẹ à".
Dung vừa dứt câu, mẹ chồng òa lên một tiếng thất thanh "Trời ơi, con làm cái gì vậy Dung? sao nồi thịt đông mẹ vừa nấu hôm qua mà con lại hâm nóng cho nó hỏng đi, không biết thì phải hỏi mẹ chứ?". Dung thộn mặt ra, đứng chôn chân tại chỗ chẳng hiểu chuyện gì.
Chẳng trách nãy giờ Dung thắc mắc sao mẹ chồng cô lại để nồi thịt to đùng vào tủ lạnh chiếm hết bao nhiêu là chỗ, cô lại còn trách thầm mẹ chồng lẩm cẩm nên mới làm như thế.
Dường như nhìn thấy vẻ mặt bối rối đầy hối lỗi của thủ phạm nên mẹ chồng cô đã nhẹ nhàng trở lại, bà cắt lại bánh và dọn món khác mời khách. Cũng may bà là người người tế nhị không thì không biết Dung còn có chỗ nào để chui xuống cho đỡ xấu hổ.
Tết năm nay, dâu vụng là cô sẽ chuộc lỗi với mẹ chồng bằng những món ăn độc đáo mà cô biết chắc bà sẽ cười tươi khen ngợi
Sau bữa đó, mẹ chồng Dung không còn để cô rảnh rang như mấy bữa trước nữa. Bà bày cho cô cắt miếng su hào, cà rốt như thế nào cho mỏng, cho đẹp, nhìn vào hấp dẫn. Bà hướng dẫn cho cô cắt miếng thịt bò như thế nào cho đúng, nấu như thế nào cho ngon và mềm. Nhìn bàn tay lóng ngóng của cô con dâu vừa làm vừa lo sợ bà cũng cười thầm trong bụng. Nhưng bà cứ để cho cô làm, không hề chê bai trách móc, nặng lời với cô.
Một năm cũng đã trôi qua, cũng từng đó thời gian Dung chăm chỉ học nấu ăn. Những thức ăn cô nấu được "chuột bạch" là chồng nhận xét công bằng, động viên khích lệ nên cô cũng hào hứng với chuyện bếp núc hơn. Tết năm nay, dâu vụng là cô sẽ chuộc lỗi với mẹ chồng bằng những món ăn độc đáo mà cô biết chắc bà sẽ cười tươi khen ngợi. Dung cười mãn nguyện vì sự trưởng thành của mình.
Theo VNE
Vợ cũ của anh thường xuyên đến nhà chơi Câu chuyện nói ra thì đúng là khiến tôi đau lòng khôn tả. Vì lúc này, tôi chỉ có suy nghĩ và lo lắng, sống trong nhà chồng mà cảm giác không yên chút nào. Dù là chồng tôi chưa thể hiện cái gì thái quá, nhưng sự ghen tuông, đố kị của phụ nữ thật sự là quá lớn trong tôi, tôi...