Tôi không dùng giàu sang để nuôi con gái
“Dùng giàu sang để nuôi con gái, dùng nghèo khó để nuôi con trai”. Phải nên hiểu như nào cho đúng?
Những ngày vừa qua, cộng đồng mạng ồn ào quanh phát ngôn của “nữ đại gia quận 7″ Đoàn Di Băng về nội dung “dùng giàu sang nuôi con gái”.
Nữ đại gia cho biết sau này các con lớn hơn một chút, nếu đòi mua hàng hiệu hay bất cứ món đồ xa xỉ nào cô cũng sẽ mua cho con bởi vì: “Băng không muốn con của Băng phải vì một cái túi, một bữa ăn hay vì một cái gì đó nó thích mà nó phải làm mất giá trị, tư cách của người con gái. Có nhiều người phụ nữ sẵn sàng đánh đổi, ở bên người mình không thương chỉ vì túi hiệu, những món xa xỉ… “.
Ngay sau đó, chồng Đoàn Di Băng đã lên tiếng bênh vực cô. Anh nói nên dùng nghèo để dạy con trai, dùng giàu để nuôi con gái. Con gái là phải được yêu chiều, đừng bao giờ dạy con gái phải chịu khổ, phải nhẫn nhịn, cam chịu, vì đó là nhiệm vụ của người đàn ông…
Phát ngôn của ông xã “nữ đại gia quận 7″ (hình ảnh trong một hội nhóm mạng xã hội)
Đứng trước quan điểm của vợ chồng Đoàn Di Băng, phần lớn cộng đồng mạng phản đối, nhưng vẫn có một số ít nhiệt tình ủng hộ. Bình luận mà mọi người hay nhắc nhất là: “Người giàu nói gì mà không đúng”.
Vì vậy, câu “Dùng giàu sang để nuôi con gái, dùng nghèo khó để nuôi con trai” được hiểu như thế nào, còn tùy vào góc nhìn, hoàn cảnh của mỗi người.
Thương – một người quen của tôi – luôn khẳng định phải nuôi con gái trong sự giàu có. Bé Tiểu My từ nhỏ đã được mẹ cho chưng diện những bộ cánh thời trang nhất, mái tóc được uốn nhuộm theo phong cách mới nhất. Con gái Thương luôn được ăn ngon, mặc đẹp, dù Thương là bà mẹ đơn thân vất vả. Đang ở nhà thuê và không có khoản dành dụm nào, nhưng Thương dồn mọi thu nhập phục vụ cho đời sống tiêu dùng sang chảnh của 2 mẹ con.
Video đang HOT
Không chỉ Thương, tôi từng nghe từ một số bạn bè cái ý “dùng giàu sang nuôi con gái”. Họ lý giải do con gái sinh ra vốn đã thiệt thòi. Nên khi nuôi con gái ba mẹ cần dành cho con những điều tốt nhất, để con sung sướng và đầy đủ. Thậm chí không cho đụng “móng tay” vào việc gì, tiêu xài hoang phí và phong cách cảnh vẻ như tiểu thư, dù gia cảnh bình thường.
Những cô gái lớn lên trong “nhung lụa” đó, lắm khi trở nên ích kỷ, không biết ghi nhận, thậm chí là vô ơn, lười lao động… Cha mẹ tảo tần nuôi được cô con gái, cưng chiều như hoa như ngọc, cuối cùng kết quả là con lười biếng, ích kỷ, cư xử kém, không tôn trọng cha mẹ và đồng tiền của cha mẹ.
Tôi không bài xích các bậc phụ huynh muốn nuôi con đầy đủ về vật chất hay các cô gái ham thích giàu sang, bởi điều đó là mong muốn chính đáng của họ. Tôi cũng có con gái, tôi mong con sống cuộc đời bình an, hạnh phúc. Và tôi nghĩ “giàu sang” chưa chắc đã đi cùng bình an và hạnh phúc. Với tôi, trai gái gì đều là con, đều xứng đáng được yêu thương, chăm sóc. Tất nhiên mỗi giới tính có đặc thù riêng, và vợ chồng tôi nương theo đó để con hưởng sự quan tâm, bảo bọc tốt nhất.
Ví như, tôi không bắt con gái phải vất vả làm các việc mang vác nặng nhọc, cũng không mặc định dạy con kiểu “việc nhà là của đàn bà con gái”. Nên ở gia đình tôi, con nào cũng phải biết rửa chén, nấu ăn đơn giản, đi siêu thị chọn mua thực phẩm… Đấy là các kỹ năng sống căn bản.
Tuy vậy, tôi vẫn thầm yêu chiều con gái. Như lúc sắm sửa trang phục, phụ kiện, mỹ phẩm… tôi vẫn tiêu tiền cho con gái nhiều hơn. Tôi cũng muốn biết con mình đang khao khát sở hữu món đồ gì, để tìm cách đáp ứng hoặc giải thích cho con hiểu, nó đã thật sự cần thiết và phù hợp ở thời điểm đó hay chưa…
Khi trải nghiệm lao động, trẻ mới nhận ra ý nghĩa của vật chất (Ảnh minh họa)
Vợ chồng tôi luôn khuyến khích, cổ vũ con sống đúng với sở thích và khả năng, có định hướng tương lai, nhưng không đựợc đề cao chủ nghĩa nữ quyền thái quá. Chúng tôi cố gắng không để bé có cảm giác “ba mẹ sẽ lo hết”, bởi chúng ta không ai dám bảo đảm mình đủ sức để “đu” theo nguyện vọng của con cái mãi mãi.
Tôi tin rằng, khi con trẻ nhận ra ý nghĩa của đồng tiền được làm ra từ mồ hôi, nước mắt, chúng mới biết trân trọng sức lao động, biết ơn ba mẹ cũng như với mọi người. Bởi tôi sợ rằng, nếu nuôi con gái trong sự giàu sang theo nghĩa đen, dễ dẫn đến tình cảnh con chỉ biết hưởng thụ, luôn muốn nhận mà không muốn cho đi, ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong cuộc sống. Tôi cũng lo nếu gia đình có xảy ra biến cố, liệu con có đủ nội lực để đứng dậy bước tiếp?
Bạn có suy nghĩ giống tôi không?
Sống chung với nhà chồng, cứ 5 giờ sáng bố chồng lại đập cửa bắt làm việc vô lý
Tôi thật không tài nào nghĩ làm dâu nhà giàu lại vừa mất tự do, vừa cay đắng như vậy.
Ngày được anh dẫn về ra mắt, tôi hoang mang sợ hãi. Cơ ngơi gia đình anh quá đồ sộ, giàu có, không giống như những gì anh nói với tôi. Bố mẹ anh làm ăn buôn bán nhiều năm, có nhiều của cải. Anh cũng là công tử nhà giàu nhưng sự khiêm tốn của anh khiến tôi không nhận ra. Anh cũng không hay kể về sự giàu sang của bố mẹ mình vì bản thân anh không muốn tôi yêu anh vì vật chất.
Thế nhưng có lẽ bố mẹ anh không nghĩ như vậy. Ngay từ ánh mắt nhìn tôi ngày đầu gặp, tôi đã đoán bố mẹ anh nghĩ tôi đeo bám anh vì tiền. Khi tôi nói chưa biết bố mẹ anh làm gì, anh kể gia cảnh bình thường thì họ chỉ cười, có vẻ không ai tin. Buổi ra mắt đó làm tôi cảm thấy căng thẳng vô cùng. Tất cả mọi người trong gia đình anh đều cư xử với nhau giống cách của người có tiền. Họ dùng đồ xịn, ăn sang chảnh còn tôi thì ăn "vỉa hè" quen rồi nên đôi khi có chút suồng sã.
Ngày về ra mắt, bố mẹ anh đã có cái nhìn không thiện cảm về tôi. (Ảnh minh họa)
Nhưng sau tất cả, họ cũng đồng ý cho chúng tôi kết hôn vì lý do anh kiên quyết lấy tôi và vì tôi có học thức cao. Tiền bạc không thiếu nên chuyện con dâu có học thức là điều mà bố mẹ anh rất cần. Tôi về nhà anh, gia cảnh thua kém nhất. Chị dâu anh là tiểu thư con nhà giàu có, tiền bạc nhiều lại rất xinh đẹp. Tôi ngoại hình thua xa chị lại không có tiền, bố mẹ ở quê... Nhưng tôi không lấy đó làm tủi hổ, bản thân luôn nỗ lực hết mình để chứng minh cho bố mẹ anh thấy tôi thực tâm yêu anh, không vì tiền mà đeo bám.
Sau đám cưới, tôi ở chung nhà chồng. Điều khiến tôi thấy lạ là gia đình anh giàu có, nhiều việc như vậy nhưng lại không thuê giúp việc. Tối nào tôi đi làm về, mọi thứ trong nhà vẫn chỗ nào nguyên chỗ đó. Rồi lại của ai người ấy dọn, quần áo người nào người ấy thu vào giặt.
Thấy tôi đi làm xa lại lương không cao, bố mẹ anh có ngỏ ý cho tôi về gần nhà, cùng kinh doanh buôn bán với gia đình anh. Ban đầu tôi không đồng ý nhưng nghe mẹ chồng nói ngon nói ngọt, tôi lại gật đầu. Dù sao thì sau này có con cái, làm gần nhà cũng tiện chăm con.
Khi sinh em bé, tôi ở nhà chăm con, cả nhà đi làm từ sáng tới tối không ai đỡ đần. Bố mẹ chồng dặn tôi ở nhà chăm con thì tiện làm các việc giúp gia đình ví dụ như giặt đồ, nấu cơm. Tôi không phàn nàn vì cho đó là chuyện quá bình thường, mình ở nhà thì giúp người đi làm.
Mỗi tối, từ chị dâu, anh chồng, chồng đến bố mẹ chồng về nhà, cơm canh sẵn sàng. Vì chăm con nhỏ vất vả, cộng thêm việc nhà cửa bộn bề, sau này tôi có đề xuất chồng thuê giúp việc nhưng mẹ chồng một mực phản đối. Mẹ nói nhà đông người không cần có thêm người khác vào ở.
Thế nhưng mỗi ngày bố mẹ và kể cả anh chị chồng đều đổ một đống việc lên đầu tôi. Từ bao giờ họ coi tôi như giúp việc trong nhà. Tranh thủ lúc con ngủ tôi phải làm đủ thứ việc. Trước tôi tình nguyện dậy nấu ăn sáng cho cả nhà nhưng từ ngày có con, đêm không ai bế đỡ, sáng tôi phải ngủ nướng thì bố chồng bắt đầu khó chịu.
Từ khi sinh con, tôi như trở thành giúp việc của gia đình chồng. (Ảnh minh họa)
Cứ 5 giờ sáng, bố đập cửa phòng gọi tôi dậy để đi mua đồ ăn sáng cho cả nhà đặc biệt là mua cho chị dâu của tôi. Bố nói, chị dâu đi làm xa, sáng phải đi sớm nên tôi phải phụ trách mua đồ ăn sáng sớm cho chị nếu không kịp nấu. Tôi ý kiến với chồng nhưng anh cũng không dám nói với bố. Anh còn động viên tôi cố gắng vì dù sao gia đình cũng toàn người bận rộn. Vậy anh nghĩ tôi "rảnh" khi ở nhà chăm con, làm việc nhà cả ngày chăng?
Điều khiến tôi ấm ức hơn cả là mẹ chồng không cho tôi mua đồ ăn trữ trong tủ lạnh. Mẹ nói ngày nào ăn thì mua ngày đó cho thức ăn tươi. Nếu hôm nào tôi nhỡ tay mua thêm một ít bảo để mai ăn thì mẹ nói không ra gì. Mẹ bảo tôi nhà quê, ăn đồ ăn phải tươi, mới thì mới ngon, mua sẵn như thế hại sức khỏe. Rau cỏ tôi mà ra chợ mua thì mẹ mắng cho té tát nên mọi thứ đề phải mua trong siêu thị.
Hơn 6 tháng, tôi có ý định thuê người trông con để đi làm thì mẹ chồng không cho, chồng tôi cũng cản trở. Mẹ nói khi nào con được 2 tuổi thì quay trở lại làm còn bây giờ tôi phải ở nhà trông con vì "tiền nhà này không thiếu". Vậy bây giờ tôi tự nhiên trở thành giúp việc của gia đình anh. Thực sự tôi không dám tin, lấy chồng giàu lại như vậy.
Tôi nói với chồng, khi nào con biết đi, tôi sẽ gửi con đến nhà trẻ và đi xin việc làm lại. Tôi không làm ở công ty nhà chồng nữa. Và khi con lớn tầm 3-4 tuổi vợ chồng sẽ thuê nhà ra ở riêng. Nếu anh không đồng ý, tôi sẽ ly hôn. Chồng thấy thái độ của tôi thì bắt đầu sợ nhưng vẫn không quên nói khó nghe: "Sướng mà không biết đường hưởng".
Tôi thực sự không hiểu anh nghĩ tôi "sướng" ở chỗ nào? Tôi đâu có lấy anh vì giàu, tôi cũng đâu cần tiền nhà anh? Tôi chỉ cần vợ chồng vui vẻ, tự do, tôn trọng lẫn nhau là đủ. Nếu anh không làm theo ý tôi thì chắc tôi cũng chẳng giữ nổi gia đình cho con của mình.
3 năm thờ ơ với con riêng của chồng, thấy chiếc khăn quàng cổ sơ sinh trong tủ mà tôi sững người Sau khi học xong đại học, tôi đi làm xa và cũng quyết định nên duyên với một người đàn ông đã từng lỡ dở 1 đời vợ. Khi còn đang là cô sinh viên năm 2, tôi đã yêu một người đàn ông hơn mình cả chục tuổi. Ngày đó mới lớn, cứ nghe bạn trai dỗ dành ngon ngọt, tôi tin...