Tôi không đủ dũng khí nói lời yêu thương với người phụ nữ cùng cảnh ngộ
Lâu lắm rồi, tôi chẳng có cảm giác vui, hứng khởi khi tết về bởi với tôi nó lạnh lẽo, cô đơn lắm. Nhưng năm nay, em gần như xóa tan cảm giác đó trong nhà tôi. Em mang đến cho các con tôi niềm vui, sự háo hức mà mấy năm qua tôi vô tình bỏ quên. Còn mang đến cho tôi sự ấm áp, sum vầy.
Sau một lần thất bại ê chề trong cuộc hôn nhân của mình, tôi co mình lại, chẳng tiếp xúc với ai. Chẳng phải tôi sợ mà tôi chẳng còn tự tin với tình yêu, hạnh phúc và hơn tất cả tôi hận đàn bà. Mẹ tôi cũng bỏ bố con tôi ở lại để đi theo người đàn ông khác giàu có, điều kiện hơn bố tôi. Để tôi và hai em trai lớn lên vất vưởng, phải bươn chải kiếm sống từ rất nhỏ. Rồi khi lớn lên, mãi hơn 30 tuổi tôi mới đủ tự tin bước vào cuộc sống gia đình, nhưng hạnh phúc chỉ được 5 năm thì người vợ trẻ của tôi cũng thay lòng đổi dạ. Khi cuộc sống của chúng tôi khá giả lên, vợ cũng thay đổi, đua đòi và sống buông thả hơn. Cô ta ngang nhiên cắm sừng tôi, phỉ báng vào gia đình rối ren của tôi. Lấy lí do, gia đình tôi rắc rối, cô ta phải chăm bố đẻ và hai cô quá lứa lỡ thì của tôi đầy áp lực để biện minh cho sự hư hỏng, lăng loàn của mình. Cô ta đã lấy đó làm lý do cho sự chán nản, xa lánh gia đình và tìm cớ ly hôn tôi. Với tôi, đáng ra, từ gia đình rối ren, khó khăn như vậy nhưng tôi có thể xây dựng cơ ngơi như hiện giờ thì vợ phải lấy đó làm hãnh diện, tôn trọng và yêu quý tôi hơn. Nhưng cô ấy đã không làm vậy. Phải chăng phụ nữ trên đời đều suy nghĩ giống cô ta, chỉ muốn đón nhận mà không muốn hi sinh một điều gì dù là nhỏ nhất? Sau vấp ngã của cuộc hôn nhân, tôi mất niềm tin vào cuộc sống đặc biệt là vào phụ nữ. Tôi luôn hoài nghi cái mà phụ nữ gọi là tình yêu với tôi. 4 năm sống trong cảnh gà trống nuôi con, nhiều cô gái thậm chí chưa chồng, muốn đến chia sẻ, sống và chăm sóc bố con tôi nhưng tôi đều từ chối. Tôi sợ mình lại đi vào vết xe đổ năm xưa.
Gần đây, tôi gặp lại Liên, người bạn cùng học cấp 3 và là mối tình đầu ngắn ngủi mà tôi ấp ôm bóng hình bao năm. Em cũng thất bại trong cuộc hôn nhân của mình, và đang là mẹ đơn thân của 2 cô con gái. Chúng tôi gặp lại nhau trong lần hội khóa của trường. Biết được hoàn cảnh của em, tôi vô cùng xúc động. Có lẽ, vì đã có tình cảm từ trước, hơn nữa lại đồng cảm với nhau vì đều là nạn nhân của những cuộc hôn nhân đổ vỡ, nên chúng tôi nhanh chóng hiểu và chia sẻ với nhau nhiều hơn. Sau hội khóa, chúng tôi vẫn liên lạc và thật may, mẹ con em sống rất gần nhà tôi, nên em đỡ đần cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ và chăm sóc hai con tôi những ngày tôi đi công tác.
Nói về Liên, em là hoa khôi của trường tôi năm xưa, em học văn giỏi, là con nhà giàu và có tâm hồn lãng mạn bay bổng. Còn tôi không đẹp trai lắm, nhà nghèo, gia cảnh bê bối…chẳng có gì ngoài việc học giỏi. Nhưng mối tình của chúng tôi nhanh chóng bị gia đình em ngăn cản, bố mẹ em nói em nên chuyên tâm vào việc học hành và tôi cũng thế. Tôi biết đó chỉ là một cách nói tránh, thực ra họ chê tôi và gia đình tôi. Cảm thấy lòng tự ái bị xúc phạm, nên tôi chủ động rời xa em, mặc cho em níu kéo. Tôi lạnh lùng cự tuyệt và lao vào học hành, kiếm tiền lo cho gia đình. Thực lòng năm xưa, tôi đau lắm, tôi âm thầm theo dõi cuộc sống của em và ôm bóng hình em trong tim mãi cho đến khi em kết hôn tôi mới chịu từ bỏ. Rồi tôi dần quên em, lao vào công việc, lo cho cuộc đời mình. Mãi đến năm ngoái, hội khóa tôi mới gặp lại và có liên lạc với em. Với tôi, hình ảnh Liên thật trong sáng, cao đẹp và rất đáng thương. Người chồng trước của em là kẻ ăn chơi, sa đọa và là kẻ vũ phu. Anh ta sẵn sàng đánh nếu em không đáp ứng đủ tiền cho anh ta ăn chơi. Rồi em chịu không nổi cuộc sống hôn nhân nữa khi anh ta có bồ, và ngang nhiên đưa nhân tình về nhà. Em ra đi tay trắng và tự nuôi hai con gái không cần viện trợ của chồng. Tôi thấy thương em lắm, giá như người chồng của em là tôi thì đâu đến nỗi em phải khổ và chắc rằng, đời tôi cũng không trắc trở đến vậy. Tiếc nuối cho quá khứ và cuộc sống của chúng tôi, hai chúng tôi thường gọi điện chia sẻ với nhau tâm sự về cuộc sống và giúp đỡ nhau trong cách giáo dục con cái.
Video đang HOT
Vậy mà đã một năm chúng tôi gặp lại nhau, em vẫn thánh thiện, nhiệt tình và đầy quan tâm săn sóc. Em sẵn sàng cho tôi gửi 2 con trai nghịch ngợm mấy hôm để đi công tác, em sốt sắng, lo toan mỗi khi tôi gọi điện cầu cứu lúc các con tôi ốm… thật may, các con tôi và hai con của em rất thân thiết và quấn quýt với nhau. Các con tôi thao thao bất tuyệt kể về cô Liên với những món ăn ngon, những câu chuyện thú vị và những quan tâm của cô dành cho chúng. Các con của em, cũng thích những món đồ mà tôi làm cho chúng như chiếc hộp bút gỗ, chiếc đàn gỗ.. thấy hứng thú với những lần tôi đưa cả hai gia đình đi chơi. 6 người lớn bé chúng tôi thân thiết, có những buổi quây quần, ăn cơm, đi chơi vui vẻ sau mỗi chuyến tôi đi công tác về. Nhưng tuyệt nhiên tôi và Liên chưa khi nào đi quá giới hạn. Tình cảm chúng tôi dành cho nhau thì ai cũng biết nhưng có lẽ vì những thất bại của cuộc hôn nhân trước khiến chúng tôi chẳng thể mở lòng với nhau. Chúng tôi né tránh cơ hội chỉ có hai người, né tránh những yêu thương, ánh mắt quan tâm săn sóc của nhau.
Mấy hôm rồi, em mua sắm, lo toan nhà cửa cho bố con tôi đón Tết, các con tôi vui lắm, còn tôi thấy ấm áp vô cùng. Lâu lắm rồi, tôi chẳng có cảm giác vui, hứng khởi khi tết về bởi với tôi nó lạnh lẽo, cô đơn lắm. Nhưng năm nay, em gần như xóa tan cảm giác đó trong nhà tôi. Em mang đến cho các con tôi niềm vui, sự háo hức mà mấy năm qua tôi vô tình bỏ quên. Còn mang đến cho tôi sự ấm áp, sum vầy. Đã có lúc cảm giác cô đơn trống trải, cần bàn tay chăm sóc của em, tôi đã định ôm lấy em, muốn làm lại cuộc đời với em nhưng lại không thể. Cảm giác, sự mất niềm tin năm xưa vẫn chế ngự khiến tôi chẳng thể mở lòng. Tôi muốn cầu hôn em nhưng lại sợ mình bị cảm giác đánh lừa, sợ lại bước vào sai lầm và sợ đau khổ chia ly. Tôi ao ước có bàn tay em trong nhà để chăm sóc, mang đến yêu thương cho bố con tôi. Ao ước được là chỗ dựa, người che chắn cho mẹ con em. Nhưng tôi chưa biết bắt đầu từ đâu. Tôi sợ lắm nếu phải chia ly lần nữa và sợ sẽ bị em từ chối khi tôi không chắc tình cảm em dành cho tôi có như tôi đối với em không. Tôi phải làm gì, nói gì để em đồng ý. Tôi muốn nhanh nhanh đón mẹ con em về sum họp với bố con tôi. Muốn sáu chúng tôi trở thành một gia đình ấm áp, có nhau ngay trong tết này.
Theo Công Luận
Nếu có một ngày, đàn ông phải về quê vợ ăn Tết?
Tôi đang tưởng tượng, nếu có một ngày, đàn ông phải về quê vợ ăn Tết thì sẽ như thế nào, lúc ấy, cánh mày râu sẽ nghĩ sao?
Liệu họ có bảo thủ, liệu họ có cố chấp chống lại việc này như chúng tôi đang làm, hay họ sẽ tình nguyện, chấp nhận như một quy luật của tự nhiên vậy? Tôi ao ước có ngày đó, để đàn ông trên đất nước này hiểu, không có lý lẽ gì phải bắt vợ mình về nhà nội ăn Tết suốt năm này qua năm khác một cách vô lý như thế. Hãy để phụ nữ chúng tôi có chút quyền hành và lựa chọn.
Xưa nay, vốn người ta luôn quan niệm, làm dâu là phải về ăn Tết nhà nội, dù ở đâu cũng vậy. Nên mỗi dịp Tết đến xuân về, những người con gái lấy chồng xa đầy buồn phiền, trăn trở, lo lắng không biết nên mở lời thế nào. Họ buồn vì năm nay, họ lại phải làm nhiệm vụ ăn Tết ở quê chồng. Họ chán vì lại tiếp tục một năm nữa, họ không được về quê mẹ ăn Tết.
Dần dần, chính các ông chồng đã biến việc ăn Tết của các bà vợ trở thành gánh nặng, trách nhiệm chứ chẳng phải tinh thần tự nguyện, vui vẻ gì. Họ muốn được xách vali lên và về với bố mẹ, đưa con cái về với ông bà trong dịp giao thừa. Họ muốn, bố mẹ họ cũng được coi trọng như nhà chồng, không có chuyện cứ lo toàn bộ cho nhà chồng xong mới nghĩ tới nhà bố mẹ đẻ.
Đến ngày lễ Tết, phải nghĩ công bằng cho đôi bên. Nay về nội, mai về ngoại, thế nhé, là hợp tình hợp lý nhất. (Ảnh minh họa)
Đàn ông thường khó chịu khi vợ mình chống đối việc về quê vợ ăn Tết vì bản thân họ cho rằng, việc đó là việc phải tuân theo. Nhưng nếu có một ngày, quy luật thay đổi, đàn ông phải về nhà vợ ăn Tết, họ sẽ có suy nghĩ thế nào?
Liệu rồi họ có chống đối như vợ của họ hay họ chấp nhận tất cả, chấp nhận một cách danh chính ngôn thuận. Họ có hưởng ứng không hay họ cũng sẽ quyết liệt phản đối? Chắc chắn là, đàn ông không muốn về quê vợ ăn Tết, vì với họ, gia đình họ mới là nhất, là nơi mà họ muốn thực hiện trách nhiệm của một người đàn ông, làm con trong gia đình. Trong thâm tâm đàn ông, người nào cũng gia trưởng và ích kỉ và luôn nghĩ, vợ là phải nghe theo chồng, chồng đi đâu, vợ đi đó...
Sai rồi các anh. Bây giờ, xã hội tân tiến, đừng biến những bà vợ thành cái máy nghe theo mình. Cũng không có quy định nào bắt các bà vợ phải ở nhà chồng ăn Tết rồi khi nào rảnh rang mới được về nhà mẹ đẻ. Thân làm phụ nữ, chúng tôi chán ngây chán ngấy cái quy định này lắm rồi. Chúng tôi thành thật mong cách anh nghĩ thấu đáo và hiểu, chúng tôi cũng có cha, có mẹ, cũng muốn được sum vầy như các anh vậy thôi. Nên đừng bắt chúng tôi phải thực hiện trách nhiệm làm dâu mà chúng tôi đã thực hiên suốt cả năm trời. Đến ngày lễ Tết, phải nghĩ công bằng cho đôi bên. Nay về nội, mai về ngoại, thế nhé, là hợp tình hợp lý nhất.
Các anh cũng phải đặt mình vào hoàn cảnh của người khác mà suy nghĩ. Rồi sau này còn có con gái, các anh làm cha, làm mẹ cũng mong muốn con cái sum vầy mỗi dịp xuân sang. (ảnh minh họa)
Đừng bao giờ chỉ đạo chúng tôi, chúng tôi là phụ nữ nhưng một khi phụ nữ vùng lên thì ghê gớm lắm đấy! Không phải chúng tôi là những bà vợ ghê gớm. Chúng tôi muốn các anh phải nhìn, phải nghe, phải hiểu và phải quyết định, về ăn Tết ở nhà nội, nhà ngoại là phân chia rõ ràng và thật công bằng.
Các anh cũng phải đặt mình vào hoàn cảnh của người khác mà suy nghĩ. Rồi sau này còn có con gái, các anh làm cha, làm mẹ cũng mong muốn con cái sum vầy mỗi dịp xuân sang. Ngay từ bây giờ, hãy làm việc đúng để con cái mình sau này cũng có quyền tự quyết hơn trong gia đình. Thế nhé, các đấng mày râu. Chốt lại, năm nay, chúng tôi sẽ về ăn Tết quê ngoại.
Theo Khám phá
Khi buồn, em làm gì? Nỗi buồn có thể đến từ nhiều vấn đề khác nhau trong cuộc sống, nhưng có lẽ điều làm em buồn nhất chính là việc yêu anh - người bạn thân 8 năm của mình... Người ta nói "yêu là chết trong lòng một ít ", đúng vậy, đôi khi em tự hỏi sao lòng mình lại đau thế, buồn thế này, sao...