“Tôi không dám quyết cho bệnh nhân chết êm ái!”
Dù rất ủng hộ áp dụng “ cái chết êm ái” nhưng PGS-TS Đinh Ngọc Sỹ – Chủ tịch Hội Lao và bệnh phổi VN, thừa nhận: “Không dám quyết cho bệnh nhân chết êm ái”.
PGS-TS Đinh Ngọc Sỹ.
Hiện Bộ Y tế đang dự kiến đưa quy định về “cái chết êm ái” vào Luật Dân số, theo TS, có nên áp dụng quy định này ở Việt Nam?
- Vấn đề này có rất nhiều ý kiến trái chiều. Về mặt nhân văn, không ai muốn người thân ra đi, dù là chết êm ái. Nhưng theo tôi, vẫn nên áp dụng quy định này ở Việt Nam. Muốn áp dụng được, phải có sự đồng thuận cao của cả người bệnh lẫn người thân trong gia đình. Ví dụ như người bệnh bị ung thư, đau đớn cùng cực và vô phương cứu chữa, nếu họ chủ động quyết định và quyết định được thì nên ủng hộ. Họ làm chủ cuộc sống của họ mà.
Tuy nhiên, nếu là bệnh nhân sống thực vật thì là vấn đề phức tạp, vì người khác (cụ thể là người thân trong gia đình) phải quyết định cho người đó sống hay chết. Để ai quyết định điều đó cũng rất khó khăn. Chẳng hạn như một đứa bé sống thực vật, chắc không bố mẹ nào nỡ để con chết.
Theo cơ quan soạn thảo, không chỉ có bệnh nhân, người nhà quyết định điều này mà cần đến cả hội đồng y khoa. Theo ông, hội đồng này sẽ làm việc gì?
Video đang HOT
- Tôi chưa biết đó là hội đồng gì, nhưng phải có người chịu trách nhiệm quyết định, đó thường là chủ tịch hội đồng. Người đó phải quyết định được bệnh nhân mắc bệnh mà y học bó tay, để lại gánh nặng tài chính rất nặng nề cho gia đình…
Cá nhân ông có thấy bệnh nhân nào từ chối điều trị không?
- Chuyên ngành của tôi là bệnh lao và bệnh phổi, bệnh này hiện có thể điều trị khỏi nhưng cũng có một số thể lao dễ chết như lao màng não, lao xương, lao đa phủ tạng giai đoạn cuối. Bệnh lao nếu phát hiện sớm thì thể lao nào cũng chữa khỏi, nhưng nếu để quá muộn thì khả năng điều trị thấp. Trường hợp để quá muộn thường là người già sống cô đơn. Khi thấy bị ho chỉ nghĩ là ho qua quýt nên không đi khám bệnh hoặc tự bản thân họ không đi khám được, tới lúc bệnh quá nặng thì họ cũng có tâm lý buông xuôi không muốn điều trị. Ngoài ra còn có bệnh nhân lao nhiễm HIV cũng có người từ chối điều trị…
Đó là số từ chối điều trị, số tử vong khi đang điều trị có lớn không, thưa ông?
- Hiện nay, ngành y chưa có ghi nhận tử vong vì bệnh lao khi đang điều trị vì rất khó để xác định bệnh nhân chết do bệnh lao hay các bệnh khác (mắc song song) như tim mạch, tiểu đường, AIDS. Tuy nhiên, theo số liệu mà tôi biết được thì có khoảng 3.000 người chết vì lao/năm khi đang điều trị, vì nhiều lý do, chưa hẳn là vì vi khuẩn lao.
Trong tương lai, với những người từ chối điều trị hoặc biết sẽ chết trong quá trình điều trị (như đã đứt mạch máu do ho quá nhiều) như vậy muốn được “chết êm ái” và mời ông làm chủ tịch hội đồng y khoa quyết định việc đó, ông có nhận không?
- Không, tôi nói thật là không. Là bác sĩ, tôi luôn có suy nghĩ “còn nước còn tát”. Hơn nữa, như tôi đã nhấn mạnh, bệnh lao là bệnh có thể chữa khỏi chứ không như các bệnh nan y, y học bó tay khác. Vì thế, tôi không dám quyết cho ai “chết êm ái” cả.
Xin cảm ơn ông!
Theo Xahoi
Đối tượng nào được đề xuất "chết êm ái"?
GS- TS Nguyễn Đình Cử (Viện Dân số và các vấn đề xã hội) - người đề xuất đưa vấn đề "cái chết êm ái" giải thích thêm về đối tượng có thể được "chết êm ái".
Phóng viên NTNN - Dân Việt đã phỏng vấn GS- TS Nguyễn Đình Cử (Viện Dân số và các vấn đề xã hội) - người đề xuất đưa vấn đề "cái chết êm ái" vào Luật Dân số.
Ông Cử cho biết: "Cái chết êm ái" đã từng được một số đại biểu Quốc hội đề xuất từ năm 2005, và đã vấp phải sự phản ứng gay gắt của dư luận. Nhiều người cho rằng điều này trái với đạo lý của người Việt. Truyền thống của dân tộc ta là yêu thương đùm bọc, uống nước nhớ nguồn, rất khó để quyết định cho người thân hay chính bản thân mình sống hay chết.
Vậy vì sao ông đề xuất nên cho thực hiện "cái chết êm ái"?
GS- TS Nguyễn Đình Cử (Viện Dân số và các vấn đề xã hội) - người đề xuất đưa vấn đề "cái chết êm ái".
- Chúng ta phải thừa nhận thực tế, có nhiều trường hợp người dân mắc bệnh hiểm nghèo, y học bó tay, sống trong đau đớn về thể xác, dằn vặt về tinh thần hoặc đã sống thực vật, không còn nhận biết được thế giới. Không chỉ người bệnh khổ ải mà cả gia đình họ cũng gần như mất cuộc sống, mất tương lai khi dồn thời gian, công sức, tiền của trong nhà để chạy chữa cho người bệnh. Vì thế, "cái chết êm ái" trong trường hợp này, với bệnh nhân là một lựa chọn nhân văn hơn.
Theo ông, quy định này sẽ áp dụng cho đối tượng nào?
- Các đối tượng quy định được quyền có "cái chết êm ái" cần phải nghiên cứu hết sức thận trọng. Hiện nay, để đỡ tranh cãi, chúng tôi mới chỉ đề xuất áp dụng cho những bệnh nhân sống thực vật, không còn khả năng nhận thức, trong khi gia đình đã kiệt quệ về tiền bạc, sức lực, mong muốn được "an tử" cho người thân của họ.
Liệu ông có lường trước việc, người bệnh vừa rơi vào tình trạng đó, vẫn còn khả năng hồi phục, nhưng người thân đã vội vàng đòi "án tử" gây ra những cái chết oan ức không?
- Đương nhiên để đưa ra quyết định cho phép một ai đó "chết êm ái" thì cần có những quy định chặt chẽ, cần có sự tư vấn, kiểm tra, kết luận của một hội đồng khoa học, bao gồm nhiều thành viên như bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ tâm thần, luật sư, chính quyền... Hội đồng này sẽ chứng thực các điều kiện "được chết" theo đúng quy định. Người bệnh phải được công nhận là hoàn toàn sống thực vật, không có khả năng cứu chữa hoặc người thân cạn kiệt tài chính, không thể "nuôi" một người không còn nhận thức.
Hiện chúng tôi mới xới xáo vấn đề thôi, còn xây dựng cụ thể như thế nào, các nghị định hướng dẫn thực thi ra sao thì còn là câu chuyện rất dài.
Theo Tuấn Kiệt
Đề xuất áp dụng 'cái chết êm ái' cho bệnh nhân Dự thảo Luật Dân số đang được Bộ Y tế xây dựng, trong đó rất đáng chú ý là đề xuất cho phép thực hiện "chết êm ái". Đây là một hình thức trợ tử (hỗ trợ bệnh nhân được chết) mà theo các chuyên gia là "rất cần thiết" nhưng chắc chắn sẽ gây "bão" trong dư luận. Rất khó để... chết...