Tôi không bao giờ mua quà tặng mẹ chồng, vì sao?
Tôi còn nhớ, khi dọn đồ ra khỏi nhà, chị dâu đã bỏ nhỏ tôi một câu: “chị chịu đựng hơn 10 năm rồi, giờ đến lượt em đó”.
Tôi cưới chồng gần được hai năm và có một bé gái lên một tuổi. Tôi phải làm dâu từ khi mới cưới vì chồng là con út. Trước đó, vợ chồng anh trai ở với ba mẹ chồng nhưng khi tôi về thì họ xin ra riêng.
Ảnh minh họa
Tôi còn nhớ, khi dọn đồ ra khỏi nhà, chị dâu đã bỏ nhỏ tôi một câu: “chị chịu đựng hơn 10 năm rồi, giờ đến lượt em đó”. Lúc ấy mới cưới, tôi cũng chưa hình dung sống chung với ba mẹ chồng sẽ như thế nào nên không suy nghĩ nhiều.
Trong thâm tâm tôi xác định sẽ đối xử với ba mẹ chồng như ba mẹ của mình. Vì đằng nào, tôi cũng sẽ ở chung với ông bà. Nghĩ thế, tôi không hề xét nét thái độ của mẹ, dù bà hay cáu gắt, cau có tôi vẫn vui vẻ niềm nở.
Mỗi dịp lễ, tôi đều tặng quà cho mẹ chồng. Nhưng chỉ được ba lần thì tôi tự hứa sẽ không bao giờ mua quà tặng mẹ chồng nữa. Bởi mỗi lần tôi tặng, bà không những không trân trọng mà luôn kiếm cớ dằn vặt tôi. Tôi cảm thấy sự cố gắng gắn kết quan hệ mẹ chồng nàng dâu trở nên vô vọng.
Lần thứ nhất, mới cưới được hơn một tháng thì đến dịp 8.3, tôi suy nghĩ mãi không biết mua gì tặng bà. Qua tham khảo ý kiến nhiều chị em, tôi tìm đến shop quen mua cho bà hai bộ đồ mặc ở nhà.
Tôi chọn loại tốt, chất vải mát vì sắp đến mùa hè. Thế mà, tôi tặng hôm trước, hôm sau bà mặc liền. Nhưng sau một lúc làm việc ngoài vườn, bà trở vào với cái quần rách te tua.
Tôi chưa kịp hiểu chuyện gì đã xảy ra thì nghe bà phàn nàn: “áo quần gì mà dễ rách, đồ bành nên mới thế, mua cũng chẳng nên hồn”. Lúc đó, bố chồng tôi và hàng xóm đang đánh cờ, khi được hỏi ai mua thì bà trả lời: “vợ thằng Thành mua đó”.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Kết quả vài ngày sau, cả xóm đồn ầm lên tôi mua đồ bành tặng mẹ chồng. Họ xì xào về tôi: “muốn nịnh mẹ chồng nhưng ki bo quá”. Đến chồng tôi cũng nhắc nhở: “tặng mẹ thì mua cho đàng hoàng, ai lại mua áo quần bành”. Tôi uất ức không chịu nổi, rõ ràng tôi mua đồ xịn nhưng mẹ chồng cố ý làm rách để làm mất mặt tôi.
Lần thứ hai, vào dịp 20.10, bà cứ kêu than da mùa lạnh khô quá, nứt nẻ cả. Tôi nghe thế nên đặt mua lọ kem dưỡng ẩm của Nhật Bản làm quà tặng mẹ chồng. Rút kinh nghiệm lần trước, tôi đưa cả hóa đơn cho chồng xem.
Lúc nhận, bà cảm ơn rối rít lắm. Nhưng vài ngày sau, mặt bà bị dị ứng ửng đỏ, bà kêu tôi mua mĩ phẩm dỏm cho bà. Tôi cũng thấy hoang mang, liên hệ với bên đặt hàng thì họ trả lời hàng mới, nếu có dị ứng cũng không phải triệu chứng như thế.
Họ nói nếu tôi cần đổi loại khác thì họ sẽ đổi cho nhưng phải bù tiền. Tôi về hỏi mẹ chồng về lọ kem để đổi lại nhưng bà cứ bảo để đâu không nhớ. Tôi đành chịu.
Sau đó 1 tuần, tôi ra hiệu thuốc tây đầu phố để mua khẩu trang y tế thì được chị chủ tiệm kể chuyện. Mẹ chồng đem lọ kem giữ ẩm xịn nhờ chị bán lại và mua một loại khác rẻ tiền hơn để dùng. Tôi đắng họng, chẳng biết phải nghĩ gì cho đúng.
Lần thứ ba, nhân dịp tết, tôi định may áo quần mới cho mẹ chồng. Rút kinh nghiệm hai lần trước, tôi chở bà đi chọn vải rồi may một bộ vest. Dù tôi gợi ý chọn màu khác nhưng bà nhất quyết chọn màu đen.
Đến tết, bà mặc đi chúc tết thì ba chồng tôi chê sao đầu năm mà mặc màu đen. Bà không biết chống chế kiểu gì lại đổ vấy sang cho tôi: “bộ này con Hương tặng đấy”. Tôi định nói lại nhưng nghĩ đầu năm ồn ào không hay nên im lặng.
Ba chồng nghe thế, nghĩ tôi chọn màu nên không nói gì nữa. Không ngờ, ngày mồng 4 tết, bác chồng tôi bị đột quỵ qua đời. Sau khi lo đám xong xuôi, ba chồng gọi tôi nhắc khéo: “từ giờ mua gì cũng phải cẩn thận đừng để thành điềm gở cho cả nhà”. Tôi biết ba đang nhắc tới bộ vest đen của mẹ.
Ảnh minh họa
Từ ngày đó, tôi chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện mua quà tặng mẹ chồng nữa. Đến ngày lễ, thấy chị em đồng nghiệp lao xao chọn quà, tôi cũng mặc kệ. Mục đích tặng quà để kết nối tình thân ai ngờ lại trở thành cái cớ để gây sự thì tặng để làm gì.
Theo Tinmoi24
Thu nhập hơn 15 triệu/ tháng nhưng mẹ chồng chỉ góp 2 triệu
Nhiều buổi sáng, phòng vệ sinh của ông bà hết kem đánh răng, bà cũng kêu tôi đi mua. Thậm chí, tôi đi làm về muộn mà nhà hết gạo, bà cũng chờ tôi về mua rồi mới nấu cơm.
Tôi lấy chồng gần ba năm và đang sống chung với ba mẹ chồng. Nhìn bề ngoài, mọi người đều bảo tôi sung sướng. Vì cưới xong đã có nhà cao cửa rộng, ba mẹ chồng trẻ khỏe, chăm cháu nội hết lòng. Nhưng thực sự cuộc sống bên trong gia đình khiến tôi rất chán nản.
Ảnh minh họa
Tôi đi làm văn phòng, lương được khoảng 2,5 triệu/ tháng. Trong khi, nhà chồng tôi có điều kiện, ngoài căn nhà đang ở, ba mẹ chồng còn có 1 căn khác cho thuê và 1 trang trại ở ngoại ô. Lương hưu của ông bà tính ra mỗi tháng gần 15 triệu, chưa kể nguồn thu từ trang trại và cho thuê nhà.
Chồng tôi làm kĩ sư, lương cứng được 8 triệu nhưng anh chỉ đưa cho tôi một nửa. Như vậy, mỗi tháng tôi có trong tay 6,5 triệu để chi tiêu tất cả các khoản và nuôi con. Nửa còn lại anh nói phải trả nợ cho ngôi nhà chúng tôi đang ở. Dù tôi chẳng hiểu, tại sao anh lại phải trả. Vì trước đây, vợ chồng anh trai ở chán chê rồi mới ra riêng.
Hồi mới cưới về, mẹ chồng không đề cập đến chuyện sinh hoạt phí. Trong tuần, bà đi chợ vài lần còn lại tôi đi, thỉnh thoảng bà mua thêm thứ này thứ kia. Mỗi lần nhà có đám giỗ, bà đưa tôi 500 ngàn để đi chợ, thiếu bao nhiêu không cần biết.
Ảnh minh họa
Nhưng như thế, tôi lại thấy dễ chịu hơn vì khi ông bà thích ăn gì thì tự mua lấy. Chẳng hiểu sao, cách đây nửa năm, bà bảo, bây giờ hàng tháng bà đưa cho tôi 2 triệu vì bà sẽ không đi chợ nữa.
Tôi thấy 2 triệu là quá ít so với nhu cầu nhưng cứ nghĩ là tiền thức ăn thôi. Nếu nhà hết kem đánh răng, giấy vệ sinh, gạo, dầu, gia vị...thì bà sẽ mua. Nhưng, tôi đã sai vì 2 triệu đó bao gồm luôn tiền sinh hoạt phí. Bà giao tôi tiền nghĩa là tôi phải bao thầu hết mọi thứ.
Nhiều buổi sáng, phòng vệ sinh của ông bà hết kem đánh răng, bà cũng kêu tôi đi mua. Thậm chí, tôi đi làm về muộn mà nhà hết gạo, bà cũng chờ tôi về mua rồi mới nấu cơm.
Thử hỏi, với 8,5 triệu một tháng, tôi làm sao xoay xở được khi cả tiền sữa, tiền bỉm, tiền điện, tiền nước...đều gói gọn trong đó. Vào cuối tháng, tôi kẹt tiền, mua thức ăn đạm bạc một chút là ông bà có ý kiến liền. Bữa nào cũng đòi hỏi ba món đủ thịt, cá, canh, xào và buổi sáng phải nấu ở nhà thì tôi không biết tính toán kiểu gì.
Ảnh minh họa
Thà rằng ông bà thiếu thốn đã đành, đằng này, lương bổng cao nhưng lại chi li với con cháu. Chưa bao giờ bà mua cho con tôi hộp sữa hay bộ quần áo cả. Tháng nào, tôi cũng bị thâm hụt tiền, cứ phải vay chỗ nọ chỗ kia để bù vào. Mọi người đều nghĩ tôi sung sướng vì làm dâu nhà giàu nhưng thực ra, tôi phải tính toán chi li từng đồng chứ không hề được thoải mái.
Theo Tinmoi24
Người đàn bà chủ động ly hôn: Tôi muốn tự giải thoát cho mình Tôi muốn sống một cuộc sống khác. Một cuộc sống mà tôi cảm thấy được bình yên và thanh thản, không phải dằn vặt mỗi ngày. Đàn bà lấy chồng thử hỏi có ai không mong đời mình được bình yên? Nhưng cuộc sống của tôi cứ mãi chìm trong bóng tối. Tôi loay hoay trong chính cuộc hôn nhân bất hạnh của...