Tôi khát khao có một mái ấm khác
Không ai hài lòng với cuộc sống hiện tại của mình. Và bản thân tôi cũng vậy…!
Một cuộc tranh luận hồi chúng tôi học lớp 8 rằng: “Ai là người mẹ giỏi giang nhất?”. Bốn thằng bạn trong nhóm tôi tranh nhau: “Tất nhiên là mẹ của tao”, “Mẹ tao mới nhất”… Tôi đứng lẳng lặng một góc buồn, kết thúc cuộc tranh luận bằng việc phán rằng: “Mẹ của thằng Ki. Mẹ nó là giỏi nhất”. Và bây giờ, nếu hỏi câu đó lần thứ hai thì tôi vẫn dành một phiếu cho mẹ của thằng Ki…
Tôi không may mắn như những đứa trẻ khác, tôi không thấy mặt mẹ mình từ khi lọt lòng và điều đó càng khiến tôi khát khao có một người mẹ. Tôi cảm thấy tủi thân mỗi lần nhìn chúng bạn nhõng nhẽo với bố mẹ mình và được họ chiều chuộng những thức quà ngon… Và với thằng Ki – đứa bạn thân của tôi từ nhỏ, tôi khát khao được giống nó, được có một người mẹ tuyệt vời như thế!
(Hình minh họa)
Tôi gọi mẹ thằng Ki là Dì Thu. Dì có dáng người cao, khuôn mặt rám nắng vì những ngày bươn chải, một mình một gánh nuôi hai anh em thằng Ki lớn thành người. Tôi với thằng Ki chơi thân với nhau vì có sự đồng cảm. Nó mất cha còn tôi thì mất mẹ từ khi chưa đầy bốn tuổi. Một mình dì Thu làm đủ nghề, đủ việc ở nơi làng chài nhỏ bé để nuôi thằng Ki và anh trai nó ăn học. Dì bán chè, bánh bao, bánh tiêu cho đến nồi bánh canh nóng hổi vào mỗi buổi sáng… Cảm thấy chưa đủ cho cuộc sống của ba mẹ con, dì lại nhận đãi tiệc cưới, liên hoan… Đôi chân trần của dì còn lội giữa bãi cát nóng ran mỗi trưa để thu mua những rổ cá, thúng ruốc tươi làm mắm bán buôn… Tôi gọi dì là người phụ nữ “đa-zi-năng” cũng vì lẽ đó.
Video đang HOT
Có một sự thật là dì rất nóng tính và ít khi thấy dì cười. Có thể vì những tháng ngày lặn lội với đời đã khiến dì trở nên “khô cứng”, nhất là khi dì vừa đảm nhận vai trò của một người mẹ và của cả một người cha. Dù rất ít khi thấy dì cười và nóng tính nhưng dì lại rất thương người. Có những hôm trời mưa, nồi bánh canh nóng hổi mà khách thì cứ đứng sát gần là y sì bị dì mắng. Vừa múc từng bát vừa càm ràm nhưng chiếc cà-men vẫn đong đầy. Những vị khách, dù lớn tuổi hơn dì hay chỉ bằng tuổi con cháu dì đều hiểu tính cách của dì nên họ cười trừ.
Tôi với thằng Ki chơi thân nên cũng nhiều lần ăn “ké” ở nhà nó. Dì nấu ăn rất ngon và tận tình. Thằng Ki một tô cơm, hai miếng sườn rim tôi cũng được một tô cơm, hai miếng rim giống nó…
(Hình minh họa)
Tôi từng nhiều lần ước ao được như thằng Ki, có một người phụ nữ tuyệt vời làm mẹ. Tôi ít khi nghe thằng Ki “phàn nàn” chuyện nó không có bố, bởi đơn dì Thu đã cố gắng bù đắp cho nó có một cuộc sống đầy đủ như bao bạn bè trang lứa. Tôi thấy thương dì và khâm phục nghị lực của dì hơn cả.
Tôi vẫn nhắc đi nhắc hoài câu nói: “Không ai hài lòng với cuộc sống hiện tại”. Và dù bản thân tôi luôn tự “ép” mình phải hài lòng với những gì mình có nhưng điều đó rất khó… Bởi một khi ký ức chịu khiếm khuyết, không ai có thể quay lại để đổ đầy nó, vì đơn giản thời gian có quay lại bao giờ…
Theo VNE
Hôn nhân đổ vỡ vì chồng đòi đi tu
Sống với nhau được chừng 3 tuần, chồng em đẩy em vào tình huống khiến em khó xử khi một mực đòi bỏ em đi tu...
Em có thể hiểu được nỗi thống khổ của chồng em khi bản thân em cũng là một người theo đạo Phật. Em cũng hiểu cái gì gọi là duyên Phật, xong ở tình huống của em, em thấy rối rắm trăm bề. Cưới nhau chưa được 3 tuần, anh ấy đã quyết định đi tu.
Em có hỏi chồng em rất nhiều vì sao anh ấy có ý định như vậy, hay vì em có làm điều gì chưa tốt. Anh ấy chỉ xin lỗi em rồi một mực bảo đó là điều anh ấy muốn, theo kiểu ngẫu nhiên. Em thấy hụt hẫng bởi câu trả lời của chồng khi chính anh ấy cũng hiểu rõ hôn nhân không phải là trò đùa.
Chính anh cũng hiểu hôn nhân không phải là trò đùa - (Hình minh họa)
Trước khi cưới nhau em với chồng em trãi qua không ít chuyện. Chuyện buồn nhiều hơn vui khi cuộc hôn nhân của bọn em không được sự ủng hộ từ cả 2 gia đình đơn giản vì khoảng cách địa lý. Một khoảng thời gian dài thuyết phục gia đình 2 bên, cuối cùng em về quê chồng làm dâu sau một đám cưới mãn nguyện.
Chồng em là người khá trầm tính, hiền lành. Anh là tốt nghiệp trường sư phạm ngành văn nên đạo đức càng được giữ gìn, coi trọng. Anh có sở thích đọc nhiều sách về các tôn giáo và say mê nghiền ngẫm chúng, nhất là đạo Phật. Em yêu anh ấy và quyết định gắn bó cuộc đời với anh ấy cũng chỉ vì cái duyên tiền định. Em gặp anh ấy ở tiệm sách và bắt đầu tình yêu trong sáng. Sách và cà phê là những thứ gắn bó em với anh ấy suốt quảng đời cả 2 còn là sinh viên. Khi anh ấy về quê để xin dạy, em cũng theo anh ấy về quê thuyết phục gia đình anh ấy. Và sau khoảng 1 năm yêu nhau, tình yêu đã đơm hoa kết trái. Nhưng em nào ngờ, em sớm nhận được trái đắng cuộc đời.
Ngày hôm đó, chồng gọi em ra quán cà phê đầu làng tâm sự. Anh dùng hết lời lẽ của một ông giáo để giải thích cho em hiểu cái gọi là "Duyên" với nhà Phật. Rồi anh ấy lạnh lùng bảo sẽ đi tu, bảo sẽ dứt khỏi sự đời. Em ngã ngữa vì không hiểu lý do vì sao. Ít phút đầu tiên khi nghe sự thật, em ngỡ anh ấy đang đùa, nhưng vẻ mặt nghiêm túc của anh khiến em thất thưởi. Hôm đó đến nay chừng 4 bữa, anh ấy cứ ngồi im trong gian thờ Phật đọc kinh.
Bất thình lình chồng đòi đi tu khiến em khó xử - (Hình minh họa)
Em thấy khó xử cho bố mẹ chồng khi họ nhìn em với ánh mắt cảm thông sâu sắc. Mẹ chồng bảo em, nếu cảm thấy có duyên phận thì ở lại làm con dâu của mẹ, đợi đến khi con bà suy nghĩ chín chắn hơn sẽ quay về với gia đình. Trước tình huống ấy, em thấy khó xử vô cùng. Nếu em đi, lương tâm của em sẽ căn rứt, em cũng sẽ khó ăn nói với gia đình, bạn bè và hàng xóm ở nhà. Còn nếu em ở, em sẽ cam phận mình vào quyết định của chồng, nghĩa là em sẽ đợi và ước mơ về một mái ấm gia đình với em lại quá xa vời... Viết bài tâm sự này, em mong gặp chị em cho em lời khuyên và sự chọn lựa tốt nhất, chứ thực sự bây giờ em thấy trăm bề rối răm.
Theo Afamily
Khi tôi có thai, anh thú tội mình đồng tính "Trong lòng tôi hiểu rõ điều anh muốn qua ánh mắt xa xăm anh nhìn, nhưng cũng giống anh, bản thân tôi cũng chẳng dám quyết định hạnh phúc của đời mình..." Sống với anh được 2 năm sau khi yêu nhau 7 tháng, qua bao nhiêu bận chăn gối nhưng chưa lần nào chúng tôi nhận được tin vui. Cho đến đêm...