Tới Indonesia ’sống ảo’ dưới đáy hồ trong suốt như pha lê
Được mệnh danh là hồ nước trong suốt pha lê với khung cảnh như chốn thủy cung tráng lệ, Umbul đã trở thành điểm đến lý tưởng cho mọi du khách đến Indonesia.
Du khách đến Indonesia chụp hình “sống ảo” tại hồ nước trong vắt như pha lê. Ảnh: Instagram
Nằm ở khu vực miền Trung Java của Indonesia, Umbul Ponggok nổi tiếng với nguồn nước sạch tinh khiết nhất mà con người có thể hình dung. Nước hồ liên tục được lọc từ 40 con suối đổ vào, với 800 lít nước mỗi giây. Chính bởi vậy, trong thời đại bùng nổ của các trang mạng xã hội, hồ nước này nhanh chóng được biết đến như một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn.
Du khách thỏa sức tạo dáng trong làn nước trong vắt. Ảnh: Instagram.
Hồ Umbul nổi tiếng với nguồn nước sạch tinh khiết nhất mà con người có thể hình dung. Ảnh: Instagram.
Vào mỗi cuối tuần, Umbul Ponggok tiếp đón hàng nghìn du khách đến thăm. Dân làng đã tự tạo ra một “ phim trường” thủy cung tuyệt đẹp cùng với các loại đạo cụ dưới đáy hồ như xe máy, bàn, ghế dài, thậm chí cả TV cũng giúp du khách có những bức hình ấn tượng nhất. Hồ Umbul thậm chí còn có cả tài khoản Instagram của riêng mình, với hơn 40.000 người theo dõi.
Phim trường “thủy cung” tuyệt đẹp. Ảnh: Instagram
Một cô gái tạo dáng cùng đàn cá tung tăng bơi lội. Ảnh: Instagram
15 năm trước, Ponggok chỉ là một ngôi làng nghèo, ít người biết đến tại Indonesia. Hồ Umbul lúc đó khá ô nhiễm vì người dân thường tới đây sinh hoạt, tắm giặt. Người dân trong làng có tỷ lệ thất nghiệp cao và chủ yếu kiếm sống bằng nghề nông, khai thác các mỏ đá. Tuy nhiên đến nay, ngôi làng này đã lọt vào danh sách 10 ngôi làng giàu nhất Indonesia. Vấn đề thất nghiệp không còn nữa và du lịch phát triển đã thúc đẩy nền kinh tế địa phương.
Việc phục hồi hồ nước ô nhiễm trở nên trong vắt là nhờ vào sự sáng tạo của ông Junaedi Mulyono. Ngay sau khi được bầu làm trưởng làng vào năm 2016, ông đã đưa sinh viên từ một trường đại học cách đó hàng chục km đến để nghiên cứu, đưa ra một danh sách các vấn đề của làng, những tiềm năng và giải pháp khả thi.
Dựa trên những thông tin được cung cấp, ông Mulyono đã thành lập một doanh nghiệp thuộc sở hữu của làng với tên gọi Tirta Mandiri. Ông yêu cầu người dân trong làng đầu tư vào du lịch và đảm bảo họ sẽ có được thành công trong nhiều năm tới. Theo đó, hơn 430 hộ gia đình trên tổng số 700 hộ đã làm theo lời khuyên của ông. Sau khi hồ nước được dọn dẹp và làm sạch, khách du lịch đã ghé đến làng ngày càng đông.
Trong suốt 10 năm qua, mỗi gia đình đầu tư 5 triệu rupiah (8 triệu đồng) và nhận lãi 400.000 – 500.000 rupiah mỗi tháng (660.000 đến 800.000 đồng). Ngoài ra, thu nhập thêm từ du khách nhờ phục vụ các dịch vụ đi kèm đã giúp người dân cải thiện chất lượng cuộc sống, trẻ em trong làng được đi học đầy đủ.
Ngoài những khách du lịch thông thường, hồ Umbul còn tiếp đón các blogger du lịch có tầm ảnh hưởng từ khắp châu Á, các chính trị gia và nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. Điều này càng góp phần tạo nên danh tiếng cho hồ.
Những hình ảnh “sống ảo” tại hồ Umbul ngày càng xuất hiện nhiều trên các trang mạng xã hội. Ảnh: Instagram.
Video: Hồ nước trong vắt như gương thu hút nhiều khách du lịch đến “sống ảo” (Nguồn: OD):
Hải Vân
Theo Báo Tin tức
Khám phá thế giới ngầm kỳ bí bị bỏ hoang giữa lòng London
Những tuyến tàu điện ngầm hàng trăm năm vốn bị lãng quên giờ trở thành địa điểm thu hút khách du lịch đam mê phiêu lưu và khám phá ở London.
Là mạng lưới đường sắt ngầm lâu đời nhất trên thế giới, tàu điện ngầm London trải qua rất nhiều thay đổi kể từ khi mở cửa trở lại vào năm 1863. Một số trạm có tuổi đời 150 năm hoặc lâu hơn. Dù nhiều trạm không còn hoạt động, lối vào và lối đi vẫn được giữ nguyên. Những trạm này không cho người dân ra vào trong nhiều thập kỷ.
Tuy nhiên, cuốn sách ảnh mới từ Bảo tàng Vận tải London đã hé lộ thế giới ngầm bí mật của các nhà ga và công trình bị bỏ hoang dưới lòng đất thủ đô nước Anh. Cuốn sách "Hidden London: Discovering the Forgotten Underground" (London ẩn giấu: Khám phá thế giới ngầm bị lãng quên) có hàng chục hình ảnh về hệ thống giao thông công cộng và những câu chuyện phía sau.
Trạm Down Street, nơi cựu thủ tướng Anh Winston Churchill từng ở lại qua đêm trong Thế chiến II, hiện trở thành nơi trưng bày cùng với nhà ga Aldwych ở trung tâm London. Ga Aldwych bị đóng cửa khoảng 100 năm sau khi được mở trở lại vào năm 1907.
Cuốn sách cũng ghi lại hình ảnh của trạm ống Charing Cross, địa điểm quay nhiều bộ phim bom tấn như "Skyfall" và "The Bourne Ultimatum". "Mọi người bị mê hoặc bởi hệ thống tàu điện ngầm London", Siddy Holloway, một trong những tác giả của cuốn sách, nói với CNN. "Là một thành phố cổ kính, London có quá nhiều tầng lớp. Có cảm giác luôn luôn có nhiều thứ diễn ra hàng ngày mà chúng ta không nhìn thấy".
Từ những năm 1970, Bảo tàng Vận tải London đã tổ chức tham quan một số nhà ga không sử dụng trên toàn thành phố. Tuy nhiên, đến năm 2015, Hidden London, chương trình du lịch và sự kiện độc quyền tại các nhà ga và địa điểm bí mật mới được giới thiệu đến công chúng.
Tour tham quan bắt đầu từ nhà ga Charing Cross cho tới các nhà ga sâu trong lòng đất ở phía nam London. "Khi nghiên cứu các tour du lịch, chúng tôi đã tích lũy được rất nhiều thông tin. Đó khi cuốn sách ra đời", bà Holloway nói.
Hai nhiếp ảnh gia Toby Madden và Andy Davies ghi lại hình ảnh một số khu vực cũ nát nhất, chẳng hạn như các đường hầm kín nằm dưới sông Thames và lối đi bị bỏ không. "Mỗi trạm có nét quyến rũ riêng", bà Holloway nói và chỉ ra một số nhà ga xuất hiện trong phim điện ảnh bom tấn.
Có nhiều lý do khác nhau khiến các tuyến đường ngầm này bị đóng cửa. Một số phải nhường chỗ cho các tuyến khác được trang bị hiện đại hơn, phục vụ nhu cầu cao hơn của dân số ngày một tăng. Số khác bị đóng để trở thành đường thông gió.
Để đưa khách du lịch xuống thăm các tuyến đường cũng không phải chuyện đơn giản. Cần rất nhiều nhân viên hướng dẫn được đào tạo chuyên sâu đi cùng khách để đảm bảo an toàn. "Hầu hết tuyến đường đều đã bị đóng cửa quá lâu, có tuyến không được sử dụng trong 80-90 năm, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho du khách. Đó thực sự là một cuộc thám hiểm", bà Holloway giải thích.
"Để thâm nhập được vào một trong những hệ thống giao thông bận rộn nhất thế giới, chúng tôi phải chuẩn bị sẵn sàng cho bất kỳ kịch bản nào", bà Holloway nói thêm. Trên thực tế, một số trạm tàu vẫn không thể mở cửa cho khách tham quan với lý do này.
Ảnh: Bảo tàng Vận tải London.
Theo news.zing.vn
Ngôi làng trên sa mạc Sahara lưu giữ hàng ngàn cuốn sách cổ Nằm trong sa mạc Sahara, ngôi làng thời trung cổ Chinguetti thuộc Cộng hòa Hồi giáo Mauritania là "viên ngọc quý" của văn hóa người bản địa Bắc Phi. Từng là tiền đồn (vị trí ở xa doanh trại quân đội, có nhiệm vụ canh giữ và chống lại những cuộc tấn công đầu tiên của địch) trọng yếu trên các tuyến đường...