“Tôi hiểu nhưng không biết trả lời thế nào”

Theo dõi VGT trên

Hôm qua, 22-3, tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận (ảnh) đã thừa nhận trách nhiệm, thiếu sót trong hàng loạt tồn tại, yếu kém của ngành giáo dục và hứa làm hết sức mình để chấn chỉnh. Trên diễn đàn, ông không thể trả lời câu hỏi: Khi nào người dân mới có thể yên tâm về chất lượng giáo dục?

Tôi hiểu nhưng không biết trả lời thế nào - Hình 1

Việc gộp kỳ thi đại học và tốt nghiệp THPT phải chờ tới khi hết bệnh thành tích

Quản lý lúng túng níu kéo chất lượng

Mở đầu phần trả lời của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam): “ Sao không mở rộng các trường tốt mà lại cho phép mở trường mới tràn lan rồi sau đó không hiệu quả phải đóng cửa hàng loạt?”. ĐB Lê Thị Nga (Thái Nguyên) tiếp: “Cội nguồn yếu kém của ngành giáo dục có phải do lúng túng trong quản lý? Hàng nghìn sinh viên ra trường thất nghiệp, Bộ GD ĐT sẽ làm gì?” ĐB Lê Minh Thông (Thanh Hóa) chất vấn: “Sách tập viết in cả cờ Trung Quốc gây bức xúc, trách nhiệm của Bộ kiểm soát ra sao mà có tình trạng này?”.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đáp: “Mở rộng thêm quy mô đào tạo của trường tốt đã làm, thậm chí mở ra gấp 2 lần. Việc mở thêm trường mới cũng có nhiều lý do. Chủ trương là không mở tràn lan song có trường không đủ chất lượng là thực tế. Chúng tôi đã có chấn chỉnh. Những trường nào quá yếu kém đều phải dừng tuyển sinh. Đó là việc bình thường.” Liên quan tới thay đổi phương pháp học tập, thi cử, Bộ trưởng cho biết, không thể làm giật cục mà phải đi từng bước để không ảnh hưởng tới học sinh. “Muốn gộp được kỳ thi đại học và tốt nghiệp THPT, trước hết phải khắc phục được hết yếu kém, tiêu cực, bệnh thành tích đang tồn tại” – ông nói.

Thừa nhận lúng túng trong quản lý đã dẫn tới yếu kém, tiêu cực, chậm trễ trong đổi mới giáo dục, Bộ trưởng thẳng thắn: “Trách nhiệm đó trước hết thuộc về Bộ GD-ĐT”. Về việc hầu hết các lĩnh vực đều có sinh viên tốt nghiệp không kiếm được việc làm, Bộ trưởng nói đó là thực tế. Ông phân trần: “Để khắc phục, Chính phủ đã có đề án nguồn nhân lực quốc gia. Bộ GD-ĐT cũng đã có những giải pháp cụ thể. Phải tìm ra những ngành nào đã bão hòa nhân lực để thông tin cảnh báo, điều chỉnh”. Thừa nhận tình trạng học giả bằng thật, tâm lý chạy theo bằng cấp còn nặng nề, Bộ trưởng chia sẻ: “Có cơ quan tuyển dụng coi bằng cấp là tiêu chí duy nhất mà không chú ý kỹ năng của người lao động. Chúng tôi rất muốn hệ thống tuyển dụng không quá coi trọng bằng cấp mà phải xem xét năng lực thực sự của người lao động”.

Về vụ sách tham khảo có in cờ Trung Quốc, Bộ trưởng nói: “Chúng tôi có trách nhiệm quản lý ấn phẩm lưu thông trong nhà trường, nôm na là phải có hàng rào kỹ thuật để ngăn chặn ấn phẩm không phù hợp. Bộ cũng đang cập nhật lại hệ thống văn bản pháp luật để kiểm soát tốt hơn tình hình…”.

Rút bớt chương trình phổ thông?

Phản ánh tình trạng thương mại hóa giáo dục, ĐB Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) hỏi: “Sao cứ thừa thầy thiếu thợ mãi, phải làm gì để ngăn chặn tình trạng đào đạo bất chấp nhu cầu của xã hội?”. Ông cũng nêu vấn đề: “Đưa chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa vào chương trình sách giáo khoa, sao tới giờ chưa làm?”. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận giải thích: “Thừa thầy thiếu thợ không hoàn toàn đúng. Thầy tốt, thợ tốt vẫn thiếu lắm, chưa thừa đâu. Bộ GD-ĐT và Bộ LĐ-TB&XH chịu trách nhiệm chung về vấn đề này, để không còn tình trạng đào tạo tràn lan nữa”. Về vấn đề đưa chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa, Bộ trưởng quên trả lời.
ĐB Nguyễn Văn Phúc (Hà Tĩnh) băn khoăn: “Chất lượng giáo dục ngày càng kém. Bộ trưởng cần nói rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan liên quan thế nào, kể cả Quốc hội, Chính phủ? Không lẽ chỉ vì khuyết điểm của Bộ GD-ĐT mà giáo dục thành ra như thế này?”. Bộ trưởng hết sức lúng túng: “Ý tôi hiểu nhưng không biết trả lời thế nào? Xin phép không trả lời ở đây mà trả lời bằng văn bản”.

ĐB Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa – Vũng Tàu) chất vấn: “Chương trình giáo dục phổ thông sẽ rút xuống 11 năm hay giữ nguyên 12 năm?”. Bộ trưởng thông tin: “Người đề xuất phương án 11 năm học đưa ra 2 lý do. Họ nói các cháu giờ trưởng thành sớm hơn trước nên có thể rút ngắn. Ngoài ra, nếu bớt đi 1 năm, sẽ giảm được nhiều chi phí và sớm có thêm nhiều lao động cho xã hội. Ý kiến đề nghị giữ 12 năm lại phản biện. Kiến thức giờ rất rộng và các nước học 11 năm nhưng ngày 2 buổi chứ không học nửa ngày như ở ta. Thêm nữa, nhiều nước phát triển vẫn duy trì 12 năm. Đặc biệt, sinh viên tốt nghiệp đại học còn chưa tìm được việc làm, giờ đẩy sớm 1 năm, thành ra càng thừa lao động. Tất nhiên, đó mới chỉ là ý kiến thôi. Chúng tôi đang lắng nghe và báo cáo đầy đủ tới cấp có thẩm quyền”.

Video đang HOT

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lên tiếng: “Từ nay tới hết nhiệm kỳ, hàng năm, chất lượng giáo dục – đào tạo có chuyển biến tích cực hơn không? Qua mỗi năm, đồng chí có yên tâm hơn không hay cứ nói đi nói lại mãi? Bao giờ chúng ta mới yên tâm với chất lượng giáo dục?”. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận hứa mang hết trí tuệ, nghị lực quyết tâm cùng toàn ngành, toàn dân triển khai đổi mới toàn diện, để chất lượng giáo dục từng bước nâng cao trong những năm tới. Chưa hài lòng, Chủ tịch Quốc hội nhắc lại: “Tôi muốn hỏi là bao giờ đồng bào mới có thể yên tâm với giáo dục?”. Bộ trưởng ấp úng trình bày lại một số mốc thời gian triển khai đổi mới giáo dục song vẫn không thấy nhắc tới từ “yên tâm” trong câu trả lời của mình.

Theo ANTD

Đề nghị đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa

Chất vấn Bộ trưởng Giáo dục chiều 22/3, nhiều đại biểu Quốc hội bức xúc trước sai sót trong việc in ấn cờ, bản đồ trong sách tham khảo, đồng thời đề nghị đưa kiến thức về chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa vào sách giáo khoa.

Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Giáo dục Phạm Vũ Luận chiều 22/3, nhiều đai biểu lo ngại về tình trạng in ấn mắc nhiều lỗi nghiêm trọng. Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Lê Minh Thông gần đây liên tiếp xuất hiện các sách in cờ Trung Quốc, in bản đồ Việt Nam không có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Theo Bộ trưởng Luận, trong số các sách in cờ Trung Quốc chỉ có một cuốn do nhà xuất bản thuộc hệ thống của Bộ Giáo dục ấn hành. Vấn đề này liên quan tới trách nhiệm của hai bộ Giáo dục và Thông tin Truyền thông. Sai sót này theo người đứng đầu ngành Giáo dục là do chưa có thông tư liên tịch hướng dẫn sau khi có Luật xuấn bản mới (vừa được Quốc hội thông qua).

Còn cuốn sách mà đại biểu Thông nêu là không có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, ông Luận cho biết, đây là sách của Nhà xuất bản Giáo dục. Trên cuốn này có in đảo, nhưng chú thích nhỏ. Việc này sẽ được sửa chữa.

Liên quan tới chủ đề này, đại biểu Huỳnh Nghĩa đặt câu hỏi trực diện hơn: "Bộ trưởng nghĩ gì về việc ngành giáo dục đã quá chậm trễ trong việc đưa kiến thức về lịch sử xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào nhà trường, vào sách giáo khoa và vào chương trình giảng dạy học lịch sử phổ thông? Trong khi đó ngày càng xuất hiện nhiều sai sót khó có thể chấp nhận trong việc giáo dục ý thức chủ quyền đất nước trong một số sách do ngành Giáo dục biên soạn và xuất bản như vừa qua?".

Tuy nhiên, câu trả lời của người đứng đầu ngành giáo dục "không ăn nhập" với câu hỏi khi ông gần như lặp lại câu trả lời đối với đại biểu Lê Minh Thông và hứa "sẽ có văn bản để chấn chỉnh".

Vấn đề này sau đó tiếp tục được các đại biểu chia sẻ. Đại biểu Trương Trọng Nghĩa thắc mắc, những cuốn sách như sách đánh vần tại sao Việt Nam không viết được mà phải in từ mẫu của Trung Quốc. Bộ trưởng Luận cho rằng, những sách tốt vẫn được khuyến khích dịch. Việc dịch tràn lan sách tham khảo là do các nhà xuất bản, Bộ không thể kiểm soát vì họ thực hiện theo Luật xuất bản. Về phần mình, Bộ sẽ dựng hàng rào kĩ thuật không cho sách kém chất lượng xâm nhập vào trong các nhà trường.

Đề nghị đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa - Hình 1

Đại biểu Ngô Văn Minh. Ảnh: Hoàng Hà.

Xoay quanh chất lượng giáo dục phổ thông, đại học, đại biểu Ngô Văn Minh đặt câu hỏi: "Tại sao không có giải pháp cho các trường đại học danh tiếng trên thế giới để tự mở hoặc liên kết đào tạo ở Việt Nam? Tại sao chủ trương giảm tải chưa được thực hiện bằng việc chỉ dùng kết quả của THPT để tuyển sinh ĐH, CĐ?".

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho hay, quy mô đào tạo trong 10 năm qua của các trường đã tăng gấp đôi và đã ở mức "tới hạn", còn chủ trương cho mở thêm các trường phải theo hướng không tràn lan. "Bộ Giáo dục đã tiến hành kiểm tra rà soát những trường mới và cả các trường có truyền thống. Nếu không đảm bảo thì phải dừng tuyển sinh. Đây là việc bình thường. Năm vừa rồi mới làm thì mọi người thấy chưa quen nhưng sắp tới sẽ thành một việc như nề nếp của Bộ", ông Luận khẳng định.

Người đứng đầu ngành giáo dục cũng cho hay, chủ trương khuyến khích các trường nước ngoài hoặc liên kết đào tạo đã có. Hai trường đại học liên kết với Đức và Pháp vừa lần lượt được xây dựng ở Bình Dương và Hòa Lạc (Hà Nội). Ngoài ra, Bộ đã chỉ đạo các trường liên kết mở các chương trình đào tạo và hiện có tới 40 chương trình cung cấp đào tạo được các nước liên kết công nhận. Sinh viên tốt nghiệp lập tức nhận được việc làm.

Song, mặt trái của việc liên kết cũng bộc lộ khi gần đây qua thanh tra, phát hiện một số trường liên kết với trường ngoài chất lượng không tốt. Một số cơ sở thực chất là dạy nghề nhưng cho đào tạo cả hệ đại học, vi phạm pháp luật và phải xử lý đóng cửa

Để dùng kết quả thi tốt nghiệp để tuyển sinh đại học, Bộ trưởng Giáo dục cho rằng, việc thi phải gắn với học, thay đổi cách thi phải thay cách học chứ không thể thay đổi giật cục kỳ thi khi cách học chưa đổi. "Nhiều đề xuất cho gộp nhưng muốn thế phải nghiêm túc, khắc phục được bệnh thành tích đang tồn tại hiện nay", ông nói.

Cũng liên quan đến chất lượng đào tạo khi mà hàng nghìn sinh viên ra trường không kiếm được việc làm, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga và nhiều đại biểu khác yêu cầu Bộ Giáo dục làm rõ trách nhiệm quản lý và đưa ra giải pháp.

Thừa nhận thực tế này, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng, nguyên nhân là do "cung", "cầu" không gắn với nhau, chưa gắn các trường với thị trường lao động, quy mô đào tạo chưa được cân đối, ví dụ như ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, ngân hàng, tài chính. Phần trả lời của Bộ trưởng Luận được đại biểu Lê Thị Nga "gật đầu" song đại biểu Ngô Văn Minh thì cho là "giải pháp chưa rõ, chưa mạnh".

Đề nghị đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa - Hình 2

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận. Ảnh: Hoàng Hà.

Trước câu hỏi của đại biểu về phương án thiết kế chương trình giáo dục phổ thông 10, 11 hay giữ nguyên 12 năm, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho hay, nhiều ý kiến nghiêng về phương án 11 và 12 năm. Các nhà khoa học, chuyên gia đã đưa ra quan điểm, luận chứng để so sánh, đánh giá, phản bác nhưng hiện Bộ vẫn ở giai đoạn "lắng nghe" và sẽ có báo cáo đầy đủ trong thời gian tới.

Trực tiếp nêu câu hỏi vào giữa buổi chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt vấn đề dạy tiếng Việt, dạy chữ cho cộng đồng 4 triệu người Việt ở nước ngoài, nhất là đối với các thế hệ sau. "Đồng bào ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời nhưng tình trạng mù chữ, không biết nói, viết tiếng Việt rất nghiêm trọng. Bộ trưởng có chấm dứt được tình hình này không, bằng cách nào? Mấy đời bộ trưởng thì làm được?", ông Hùng chất vấn.

Đối với vấn đề chất lượng giáo dục, Chủ tịch Quốc hội đặt câu hỏi liệu đến hết nhiệm kỳ có chuyển biến được không cũng như đến bao giờ mới có nền giáo dục khiến cả người dân lẫn bộ trưởng yên tâm.

Câu hỏi tuy ngắn nhưng phần trả lời của Bộ trưởng Luận khá dài. Sau hai lần Chủ tịch Quốc hội ngắt lời, người đứng đầu ngành giáo dục mới trả lời thẳng vào câu hỏi. Theo ông Luận, việc dạy tiếng Việt cho kiều bào phụ thuộc vào nhiều điều kiện. Bộ Giáo dục sẽ bằng mọi công cụ và phương tiện để đưa chương trình này đến cho cộng đồng người Việt.

"Bộ không có đủ điều kiện để khẳng định đến năm nào tất cả các cháu, nhất là thế hệ 3-4 đạt được kết quả như câu hỏi của Chủ tịch Quốc hội", ông Luận nói.

Tổng kết phiên chất vấn, Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết, 23 đại biểu đã hỏi trực tiếp. Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị bộ trưởng cần quan tâm cả 3 lĩnh vực được các đại biểu đề cập, đó là việc hoàn thiện sách giáo khoa, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và sử dụng hiệu quả ngân sách cho ngành giáo dục.

Theo vietbao

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

An Giang: Sập cầu T6 khiến xe tải chở 30 tấn gạch rơi xuống kênh
13:26:34 13/11/2024
Lốc xoáy khiến 36 nhà dân ở thị xã Đức Phổ bị tốc mái
14:11:22 13/11/2024
Đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể
19:21:02 13/11/2024
Xác minh clip sau va chạm giao thông, người đàn ông bị còng tay
15:22:37 13/11/2024
Phạt nặng 2 phòng khám ở TPHCM hù dọa để "moi tiền" thai phụ trên bàn mổ
13:28:59 14/11/2024
TP.HCM bất ngờ mưa to trắng trời, sấm sét lớn
11:13:02 13/11/2024
Bão số 8 suy yếu, hai bão Usagi và Man-yi nối đuôi nhau gây tình hình phức tạp
13:02:34 13/11/2024
Học sinh lớp 5 đuối nước khi tắm ao, bạn đi cùng sợ hãi không dám báo
15:16:58 13/11/2024

Tin đang nóng

Đấu giá vòng cổ kim cương liên quan hoàng hậu Pháp bị hành hình
20:03:45 14/11/2024
Hé lộ 3 quy định trong đám cưới Khánh Vân, 1 điều khiến nhiều sao Việt vướng tranh cãi
16:37:30 14/11/2024
Chuẩn bị tái hôn, chồng cũ tìm đến tôi rồi nhét vào tay 2 món đồ, vừa nhìn thấy mà nước mắt tôi rơi không ngừng, trong đêm đó tôi cũng quyết định hủy hôn
17:32:20 14/11/2024
Mới ở cữ được 2 tháng, tôi tá hỏa khi nhận được tin 'sét đánh' của chồng từ đứa bạn thân
19:30:27 14/11/2024
Truyền thông quốc tế khen ngợi chiến thắng của Hoa hậu Thanh Thủy
17:37:12 14/11/2024
HOT nhất Weibo: "Tóm sống" nam diễn viên đình đám 2 lần lén lút đến nhà nữ thần Tân Cương đẹp nhất nhì showbiz hẹn hò
19:42:25 14/11/2024
Những đột phá của bà Melania Trump trong nhiệm kỳ Đệ nhất Phu nhân thứ hai
15:28:04 14/11/2024
Cứ sau mỗi lần gần gũi vợ đều chìa tay lấy 500 ngàn, cho đến một hôm ví tôi sạch tiền em lại nói một câu khiến tôi sốc nặng
19:21:11 14/11/2024

Tin mới nhất

Bão Toraji chưa tan, bão Usagi đã ngấp nghé Biển Đông

20:06:54 14/11/2024
Trong khi bão số 8 (Toraji) mạnh cấp 8, giật cấp 10 đang hoạt động trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông thì một cơn bão khác có tên quốc tế Usagi đang tiến sát Biển Đông.

Xuất hiện đợt triều cường mới ở ven biển Đông Nam Bộ

12:41:00 14/11/2024
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ tháng 12/2024 đến tháng 1/2025, tại khu vực ven biển Đông Nam Bộ khả năng xuất hiện 4 đợt triều cường.

Nỗi lo lũ quét của thầy trò trường vùng cao Nghệ An

11:35:17 14/11/2024
Được biết, vấn đề này trước đây cũng được UBND xã Lượng Minh khảo sát nhưng do địa phương còn nghèo, không đủ nguồn lực nên xã đang đề xuất sự hỗ trợ của cấp trên cũng như các nhà hảo tâm trong việc chuyển trường.

Gia Lai: Nước đã rút, thôn Mơ Nang 2 hết bị cô lập

11:32:54 14/11/2024
Sáng ngày 14-11, ông Lê Hữu Hưng, Chủ tịch UBND xã Kim Tân (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) cho biết, người dân thôn Mơ Nang 2 (xã Kim Tân) đã hết bị cô lập.

Tàu SE7 trật bánh khi qua Hà Tĩnh

11:25:13 14/11/2024
Sự cố không gây thương vong về người nhưng khiến đường sắt Bắc - Nam qua Hà Tĩnh bị ách tắc. Hành khách trên tàu SE7 sau đó được hỗ trợ di chuyển bằng ô tô về khu vực ga Chu Lễ.

Điều tra vụ nổ nhà dân ở Bắc Giang làm một người tử vong

11:23:10 14/11/2024
Hậu quả làm anh C. tử vong, nhà ở bị hư hỏng nặng. Ngoài ra không có ai khác trong gia đình anh C. bị thương.

Bạc Liêu chuẩn bị ứng phó với triều cường có cường độ rất mạnh

11:20:35 14/11/2024
Khi có thông báo triều cường, cảnh báo mưa lớn, người dân cần chủ động theo dõi, kê cao đồ đạc để tránh bị ngập, tuân thủ lịch mùa vụ trong sản xuất.

Vụ lật xe chở dăm gỗ ở Bình Định: Chia sẻ nỗi đau người ở lại, mong pháp luật xử lý nghiêm

20:11:25 13/11/2024
Thời điểm xảy ra vụ tai nạn, cơ quan chức năng làm việc với tài xế lái xe và chủ doanh nghiệp này. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng cho biết, đây là loại ô tô tải có mui, được sản xuất năm 2008, niên hạn sử dụng đến năm 2033; được phép c...

Đường sắt Bắc - Nam qua Hà Tĩnh ách tắc do sự cố tàu trật bánh

20:07:38 13/11/2024
Sau khi xảy ra vụ cố, ngành đường sắt đã phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan phong tỏa khu vực, huy động phương tiện, nhân lực đến hiện trường cứu hộ, cứu nạn.

Chủ tịch xã ở Nghệ An để lại thư, tử vong trong tư thế treo cổ

18:58:45 13/11/2024
Ông H.Đ.H, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hoàn (huyện Tân Kỳ, Nghệ An) vừa được người thân phát hiện tử vong trong tư thế treo cổ.

TP.HCM: Sau tai nạn, tài xế xe máy đập bể kính ô tô

14:48:42 13/11/2024
Ngày 13.11, mạng xã hội lan truyền các đoạn clip ghi lại cảnh ô tô công nghệ xảy ra tai nạn giao thông với xe máy, khiến người trên xe máy ngã xuống đường. Sau đó tài xế xe máy dùng mũ bảo hiểm đập bể kính chắn gió ô tô.

Bão số 8 suy yếu, miền Trung mưa lớn

10:11:57 13/11/2024
Ngày và đêm 13-11, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-10, giật cấp 12. Biển động rất mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Ra mắt 'bánh xe biến hình' giúp xe lăn leo cầu thang

Lạ vui

21:23:34 14/11/2024
Với thiết kế nói trên, nhóm nghiên cứu tại Viện Máy móc và Vật liệu Hàn Quốc (KIMM) đã tạo ra bánh xe có thể di chuyển ổn định trên địa hình bằng phẳng nhưng hình dạng bánh xe sẽ thay đổi khi gặp chướng ngại vật.

Một người thắng 85 triệu USD nhờ đặt cược ông Trump đắc cử

Thế giới

21:20:22 14/11/2024
Một người đàn ông Pháp tên Theo dường như vừa thắng cược 85 triệu USD, sau khi bỏ ra 70 triệu USD đặt cược vào khả năng cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đắc cử.

G-Dragon trở lại biểu diễn tại MAMA sau 9 năm vắng bóng

Nhạc quốc tế

21:12:26 14/11/2024
Thông tin về sự xuất hiện của ông hoàng Kpop G-Dragon sau 9 năm vắng bóng tại sân khấu MAMA đang khiến người hâm mộ đứng ngồi không yên.

Vợ Quang Hải bị mỉa mai "khoe của" vì đeo đồng hồ cả tỷ chăm con, lập tức đáp trả

Sao thể thao

21:08:23 14/11/2024
Mới đây, nàng WAG Chu Thanh Huyền - vợ cầu thủ nổi tiếng Quang Hải bất ngờ dính thị phi khi đăng khoảnh khắc ôm ấp con trai nhỏ trong lòng. Video được ghi lại tại nhà riêng của Quang Hải và Thanh Huyền

Hoa sữa về trong gió - Tập 51: Lý do Trang không chịu nhận vàng từ nhà ngoại

Phim việt

21:07:19 14/11/2024
Bà Trúc (NSƯT Thanh Quý) phát hiện ra rằng bà ngoại của Trang (Hoài Anh) để lại cho cháu một ít vàng làm của hồi môn và nhờ bà dì Xuân giữ hộ. Tuy nhiên, Trang lại từ chối nhận món quà giá trị này.

Sao Việt 14/11: Vợ chồng Đăng Khôi Thủy Anh kỷ niệm 11 năm cưới

Sao việt

21:03:49 14/11/2024
Vợ chồng Đăng Khôi - Thủy Anh kỷ niệm 11 năm ngày cưới bằng bộ ảnh gia đình ngập tràn hạnh phúc. Gia đình nhỏ sẽ đón thành viên thứ 5 trong thời gian tới.

Netizen đòi "lập biên bản" 1 nam ca sĩ vì dám tiết lộ điều này tại concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai

Nhạc việt

20:37:55 14/11/2024
Anh Bo Đan Trường khiến người hâm mộ phấn khích khi được cho sẽ xuất hiện tại concert Anh trai vượt ngàn chông gai với vai trò ca sĩ khách mời

Trường cách nhà 10km, không bán trú, mẹ ngày nào cũng làm cho nữ sinh trung học "hộp cơm màu mè", đáng yêu!

Netizen

20:31:08 14/11/2024
Chắc chắn đến mỗi buổi trưa, cô bé sẽ mở những hộp cơm mẹ nấu trong sự háo hức, không biết hôm nay mẹ sẽ cho mình ăn gì!

Chi Dân, An Tây, Trúc Phương là những 'mắt xích' cuối trong đường dây ma túy

Pháp luật

20:21:26 14/11/2024
Mở rộng điều tra vụ nhóm tiếp viên hàng không chuyển ma tuý từ nước ngoài về Việt Nam, công an đã bắt giữ mắt xích cuối cùng, là những kẻ tiêu thụ, trong đó có ca sĩ Chi Dân, diễn viên kiêm người mẫu An Tây và cô tiên từ thiện Trúc Phươ...

Nữ người mẫu đình đám vừa bị điều tra vì ma tuý lộ hàng loạt hành động hoang tưởng do ảo giác

Sao châu á

20:10:55 14/11/2024
Mặc dù Kim Na Jung đã xóa các story, nhưng đã có người đệ đơn lên cảnh sát Seoul yêu cầu điều tra việc người mẫu này dùng ma túy.

NSND Trung Anh khóc vì xúc động, Mạnh Trường giảm 5kg khi vào vai bộ đội

Hậu trường phim

19:57:51 14/11/2024
NSND Trung Anh, Mạnh Trường, Bích Ngọc, Huyền Trang... không ngăn được niềm xúc động khi chia sẻ về vai diễn của mình trong bộ phim Không thời gian .