Tôi hay thắc mắc “sao người ta yêu lâu thế mà không chán” cho đến khi biết 4 nguyên tắc
Mỗi chúng ta ai cũng có cái tôi riêng, tính xấu, tính tốt riêng và rõ ràng là hai cá thể đến từ hai hành tinh khác nhau. Thay vì những lời chỉ trích, hãy dành thời gian để cùng giải quyết những vấn đề của cả hai.
Mọi rắc rối của tình yêu đều xuất phát từ một lý do: Là chuyện của hai người nhưng lại tâm sự với người thứ ba và nhờ họ tư vấn cách giải quyết. Thậm chí, chúng ta nghe lời khuyên của họ nhiều hơn là tự lắng nghe cảm xúc của bản thân mình và những lời giải thích của đối phương.
Thật ra không thể nào có được một tình yêu màu hồng, luôn luôn hạnh phúc mà nghiên cứu còn chứng minh rằng: Một cặp đôi trong giai đoạn “trăng mật” 1-2 năm đầu tiên nên tranh cãi, xung đột với nhau để có thể hiểu đối phương và sống hoà hợp. Nếu hai cá thể khác biệt vẫn tìm thấy sự đồng điệu, họ sẽ tự gắn kết lấy nhau. Còn nếu cả hai vẫn tiếp tục với những khác biệt triền miên không thể nào dung hòa thì chia tay cũng là một cái kết dễ hiểu và là một sự giải thoát lý tưởng.
Thay vì tâm sự với bạn bè, hãy dành thời gian trò chuyện với nhau
Tôi có một cô bạn, cứ có bất cứ chuyện gì với người yêu cũng kể lể chat chit cho tôi nghe và luôn cầu cứu những lời khuyên từ tôi. Trong khi đó, tôi lại quá bận bịu với công việc ở công ty, thật sự cũng không có thời gian để tiếp chuyện và tôi càng không phải là anh Bồ Câu để “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu, giải đáp mọi vướng mắc trong tình yêu đôi lứa cho các bạn.
Vấn đề của cả hai thì cả hai nên tự ngồi xuống, điềm tĩnh mà giải quyết. Nếu chưa đủ bình tĩnh thì cứ lánh tạm ra một chút, chàng ở nhà bếp, nàng ở phòng ngủ chẳng hạn. Chẳng mấy chốc không chịu xa nhau được nữa hai bạn sẽ lại tìm nhau mà nói chuyện tỉ tê, xin lỗi, khóc lóc mà thôi.
Thế nhưng cái cốt yếu quan trọng nhất vẫn là giao tiếp, chia sẻ. Không nên giữ những nghi ngờ, vướng mắc trong lòng để ngày qua ngày nó càng tích tụ lớn nhất đến mức chỉ muốn “boom”. Giả sử những nỗi buồn phiền, âu lo trong lòng là một chiếc ba lô thì bạn sẽ chẳng bao giờ đi xa đâu được hay đủ sức làm điều gì với một chiếc ba lô nặng trĩu.
Nói chuyện, giao tiếp là những điều rất quan trọng để bạn có thể hiểu người ấy muốn gì, cần gì, không thích gì, yêu gì, ghét gì… Im lặng luôn là điều đáng sợ trong tình yêu và nó có thể giết chết tình yêu một cách nhanh chóng.
Nói chuyện mọi lúc, mọi nơi, mọi điều trong cuộc sống
Video đang HOT
Còn nhớ khi mới yêu, cả hai có thể chat chit, nói chuyện trên trời dưới bể cả mấy tiếng đồng hồ, facetime đến nóng cả máy, thậm chí còn để video call qua đêm để có cảm giác được gần nhau nhiều hơn. Vậy tại sao khi cả hai đã bước sang giai đoạn yêu lâu hơn một chút, gắn bó hơn một chút thì lại nói chuyện, chia sẻ với nhau ít hơn?
Có bạn bảo tôi rằng “hết chuyện để nói”, có nàng còn cho rằng “Anh ấy ghét mấy chuyện hóng hớt showbiz”, còn anh chàng thì lại bào chữa “Sao lại bắt ép con trai đi nghe mấy chuyện bóc phốt cô người mẫu này, cô ca sĩ kia làm gì? Chúng tôi không quan tâm”.
Dĩ nhiên, ai cũng có sở thích riêng của mình. Thế nhưng nếu đến một ngày, những chuyện đơn giản nhất trong cuộc sống, công việc của mỗi người còn không thể nói được với nhau, tâm sự cùng nhau thì yêu đương để làm gì? Không cần quá tỉ mẩn, chi li vào từng câu chuyện, mỗi ngày bạn chỉ cần mở lời “Hôm nay có gì hay không em?” hoặc “Hôm nay sếp có tra tấn gì em không?” thì đã đủ để đối phương cảm thấy được sẻ chia đôi phần rồi.
Mục tiêu ở đây là duy trì cuộc đối thoại để lắng nghe, hỗ trợ và khuyến khích họ. Anh chàng phía trên dù chả thích gì mấy chuyện showbiz nhưng cũng đã âm thầm like page để thỉnh thoảng có lướt facebook cũng biết ca sĩ này, ca sĩ kia có mấy chuyện hay ho, cuối ngày chỉ cần mở lời một chút “Nghe bảo cô X mới ngã chỏng gọng trên sân khấu à?” cũng đủ để cô người yêu cảm thấy phấn khích, kể lể trên trời dưới biển rồi cười vang.
Lúc đó bạn cứ mặc kệ cô ấy nói gì thì nói, không cần phải nghe nhiều thêm gì nhiều đâu vì cô ấy đã tưởng tượng có anh người yêu tâm lý nhất quả đất rồi.
Khi người ấy thật sự cần bạn, hãy lắng nghe bằng cả đôi tai và trái tim
Ai cũng có những lúc cảm thấy thật sự yếu đuối đến nỗi chỉ một giọt mưa rơi vào người cũng cảm thấy mình là kẻ xui xẻo nhất thế gian và không thể chịu đựng thêm bất cứ điều gì nữa. Đó mới là lúc đối phương cần bạn thật sự, cần bạn nghe cô ấy kể lể giải toả bức xúc, nghe cô ấy khóc và chia sẻ với cô ấy. Những lúc như vậy, bạn hãy thật sự lắng nghe bằng cả đôi tai và trái tim, nhìn vào mắt cô ấy, ôm lấy cô ấy, cũng đừng nhìn ra ngoài đường hay mải mê chơi điện thoại nữa.
Bạn nên chú ý đến cô ấy hoàn toàn để cô ấy cảm thấy mình vẫn là trung tâm của vũ trụ, ít nhất là trong thế giới của anh ấy; mình vẫn được lắng nghe, chia sẻ và đồng cảm, ít nhất là đối với người yêu của mình. Cả thế gian này có quay đầu lại với bạn thì vẫn có người âm thầm ở bên cạnh bạn, dắt tay bạn đi qua những bão giông.
Khi nói về một vấn đề nào đó, chúng ta dùng cái đầu chứ không phải cái miệng
Chúng ta có thể “khẩu nghiệp” với những kẻ “chướng tai, gai mắt” ngoài xã hội hoặc trêu đùa nhau ở trên mạng, chứ nhất định không dùng biện pháp “khẩu nghiệp” với người mình yêu. Lời nói là lưỡi dao nguy hiểm nhất, có thể cứa nát trái tim mỗi con người.
Nếu bạn cảm nhận thôi thúc muốn nói một điều gì đó gây tổn thương cho người ấy, bạn nên ngừng lại một chút và suy nghĩ về vấn đề và điều mà bạn có thể trình bày để tiến gần hơn đến việc đưa ra giải pháp. Thay vì gọi người ấy bằng cái tên không hay hoặc sỉ nhục họ theo một cách nào đó, bạn nên xác định điều mà bạn muốn họ muốn thực hiện. Đừng nhảy vào miệng người khác rồi chỉ trích những lời không hay.
Nếu cảm thấy mình có lỗi thật rồi thì hãy xin lỗi ngay đi, đừng trẻ con theo lối suy nghĩ “em sai rồi, anh xin lỗi em đi” nữa. Chẳng ai chịu nổi được việc yêu một cô gái mãi không chịu lớn từ ngày này sang tháng nọ.
Yêu nhau đến được với nhau quả là ngọt ngào và là cả một hành trình. Tuy nhiên, để giữ lửa tình yêu bền lâu theo năm tháng đòi hỏi nỗ lực của từ hai phía. Trong đó, việc duy trì giao tiếp, nói những lời yêu thương và luôn luôn lắng nghe đối phương được xem là liều thuốc tuyệt vời nhất. Hành trình yêu không phải lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười. Nhưng hãy để những giây phút căng thẳng nhất, cả hai vẫn có thể điềm tĩnh ngồi nhìn vào mắt nhau mà nói với nhau ba tiếng rằng: “Anh/Em cần Em/Anh”. Rồi mọi chuyện sẽ ổn cả thôi, tất cả khó khăn rồi cũng vượt qua, mọi vướng mắc cũng có thể giải quyết. Chỉ cần cả hai không ngừng cố gắng yêu và thấu hiểu cho nửa kia nhiều hơn.
Theo bestie.vn
Lòng vị tha trong tình yêu cũng có giới hạn
Tha thứ là hành động bỏ qua lỗi lầm của một người, cũng có nghĩa là bạn buông sự thù oán ra, không truy cứu những mất mát và tổn thương mà mình đã gánh chịu.
Tuy nhiên, tha thứ không có nghĩa là dung túng tội lỗi, để người khác lợi dụng mình...
Bạn Mỹ Anh ở Hà Nội tâm sự: "Hồi mới ra trường em yêu một người cùng cơ quan. Anh ấy rất yêu em, giá như ngày ấy em không phù phiếm chạy theo những ảo vọng phù du, khôn ngoan mà giữ lấy tình yêu của mình thì chắc giờ em đã là mẹ của mấy đứa con, là một người vợ hạnh phúc và may mắn.
Người cũ của em yêu em lắm. Chính vì sự thương yêu và chiều chuộng của anh ấy khiến em đỏng đảnh chia tay anh ấy hết lần này đến lần khác. Lần nào cũng là anh ấy vị tha bao dung đón nhận em trở lại. Em chủ quan vì biết anh ấy luôn mong muốn em quay lại.
Nhưng lần cuối thì không. Anh ấy đã có người khác rồi chị ạ!".
Yêu nhau không chỉ là biết quan tâm chia sẻ mà trong nhiều trường hợp còn phải biết tha thứ
Thế mới biết, tình yêu đôi lứa hay tình nghĩa vợ chồng rất cần sự bao dung. Vì quá yêu thương một người, người ta sẵn sàng tha thứ, cố níu kéo nhưng rồi cũng đành phải buông tay khi phát hiện đối phương cứ đứng núi này trông núi nọ, thiếu lòng chung thủy, thiếu sự tôn trọng, phát hiện ra mình bị lợi dụng tình cảm hết lần này đến lần khác cho dù đã tha thứ nhiều lần.
Vợ chồng anh Hải ở Hải Phòng có hai bé gái rất xinh xắn, bản thân anh vừa là người cha tốt vừa là một người chồng hiền lành. Lẽ đời không phải lúc nào cũng thuận theo chiều gió. Chị vợ anh hết lần này đến lần khác bồ bịch theo trai, anh đau khổ và thương con ghê gớm.
Khi chị đi chán trở về, anh lại vì con mà tha thứ. Nhưng rồi chẳng bao lâu, chị lại đi. Anh tỉnh ngộ nhận ra sự bao dung của anh là phí phạm và sai lầm. Bao dung cho cái xấu cũng là một việc làm tồi tệ không kém. Anh gạt đi những trắc ẩn và làm một người đàn ông mạnh mẽ. Anh quyết định ly hôn.
Lần cuối cùng chị vợ lại trở về, lại xin anh tha thứ, lại xin kết nối lại hôn nhân nhưng khi ấy anh đã có mối lo toan và quan tâm khác rồi. Anh lấy vợ, hai cô con gái anh thậm chí còn vui mừng chấp nhận người vợ mới của anh như người mẹ đã sinh ra chúng.
Trong thực tế, tình yêu, nhất là tình chồng vợ không dễ nói đoạn tuyệt là đoạn tuyệt, chia tay là chia tay. Đã có rất nhiều trường hợp người ta đã tha thứ cho nhau mà sống nhưng sự vị tha nào cũng có giới hạn của nó. Đến một lúc nào đó, thời gian đủ dài để xóa đi những đau đớn dằn vặt thì người ta sẽ bình thản lại và suy nghĩ thấu đáo hơn. Khi đó lòng vị tha sẽ được cân nhắc.
Lòng vị tha trong tình yêu cũng có giới hạn nhất định của nó, không khéo sẽ trở thành sự lợi dụng
Cuộc sống có những qui tắc và giới hạn nhất định của nó, kể cả tình yêu và lòng vị tha cũng vậy. Vì yêu thương mà tha thứ hay vì một lẽ gì đó buộc phải tha thứ. Hai trường hợp, hai giới hạn khác nhau.
Nhưng cho dù như thế nào thì người biết tha thứ vẫn là người giàu lòng nhân hậu. Nhận ra lỗi lầm của mình, nhận ra lòng vị tha của đối phương, cân chỉnh hành vi để hướng tới cuộc sống tốt đẹp cho mình và cho mọi người. Đó cũng là bãn lĩnh sống.
Theo thegioitiepthi.vn
Là vợ chồng thì phải biết nhường nhịn nhau để giữ hạnh phúc Sau 40 tuổi, đối với các cặp vợ chồng, không phải là ai chinh phục được ai, mà là ai đang nhường nhịn ai. Là vợ chồng tốt, không phải là luôn nghĩ cách chinh phục đối phương.Có thể bao dung nhau và không trách cứ, đây mới là tình yêu đích thực. Sau 40 tuổi, đối với các cặp vợ chồng, không...