Tôi hạnh phúc nhờ có mẹ chồng!
Mẹ chồng tôi lên ở cùng chúng tôi trước khi tôi sinh con vài ngày. Trước đó, chúng tôi ít khi gặp mặt nhau, nên mọi sự vẫn tốt đẹp.
Cho đến khi bà lên chơi, mâu thuẫn giữa hai mẹ con mới nảy sinh và ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Bà rất tiết kiệm. Gia đình tôi có thói quen hầm xương nấu canh mỗi tối. Nồi canh của bà chỉ có 4 mẩu sườn, đủ cho mỗi người một mẩu. Và để tiết kiệm ga, thì món canh của nhà tôi đơn thuần chỉ là hỗn hợp nước và sườn mà thôi. Món xào, rán của bà thì hầu như không có dầu mỡ, chẳng khác gì món luộc. Bà thường bảo cả nhà: “Ăn nhiều rau vào, cho dễ tiêu hóa. Ăn nhiều cơm, là đủ dinh dưỡng rồi”. Bà thương con trai, nên cứ bóng gió là con trai bà từ trước tới nay chẳng phải làm việc gì cả, thật là bất công, tôi có phải là người giúp việc đâu chứ. Tôi cũng phải đi làm, cũng phải kiếm tiền nuôi con như chồng tôi cơ mà.
Có một người mẹ chồng như bà, tôi còn mong muốn thêm gì nữa đây? – Ảnh minh họa
Rồi thì mọi ý kiến của tôi về việc chăm con đều bị bà gạt phăng đi, bà bảo: “Tôi nuôi ba đứa con vừa cao to vừa khỏe mạnh như thế, chẳng lẽ lại không biết bằng chị hay sao?”. Bà còn hay trách tôi lãng phí tiền mua cho con cái này cái nọ, trẻ con mau lớn, chỉ cần ăn uống đầy đủ là được rồi, cớ sao tôi lại dùng tiền mồ hôi xương máu của chồng tôi để tiêu xài lãng phí như vậy chứ? Tiếng bấc ném đi, tiếng chì ném lại, tôi chỉ muốn bỏ về nhà mẹ đẻ ngay, còn bà thì cũng vài bận rơi nước mắt rồi. Ôi, mẹ chồng tôi, sao muốn yêu bà mà lại khó đến thế?
Nhưng rồi có một hôm, không hiểu trời xui đất khiến thế nào, bà lại kể cho tôi nghe một câu chuyện. Chả là ở quê có một bà đang ở thành phố với con, lại đùng đùng bỏ về quê, rồi trước mặt đông đủ họ hàng làng xóm kêu gào tố cáo bị con dâu ngược đãi, đến cơm mỗi bữa cũng ăn không đủ no. Rồi bà tỏ vẻ rất mãn nguyện: “Mẹ thì ngày nào cũng ăn no thật là no, chưa bao giờ phải ăn lại cơm nguội. Về quê lần nào, mọi người cũng bảo là mẹ béo lên nhiều rồi”. Sống mũi tôi bỗng cay cay, yêu cầu của mẹ chồng tôi chỉ đến như vậy, có phải là tôi đang đối xử với bà tệ quá không? Bà mới chỉ tốt nghiệp tiểu học, tôi lại yêu cầu bà phải nuôi cháu theo khoa học. Điều kiện kinh tế của bà có hạn, tôi lại muốn bà tiêu tiền xả láng. Bà đã sống nửa đời người rồi, tôi lại hy vọng bà có thể thay đổi thói quen sống từ trước tới nay của mình. Tại sao tôi yêu cầu người khác thay đổi vì mình, trong khi tôi chưa bao giờ nghĩ tới việc thay đổi vì người khác? Liệu tôi có ích kỷ quá hay không?
Có một kỷ niệm thật khó quên đối với tôi. Khi tôi đang ở trạng thái thập tử nhất sinh vì đẻ khó, bà ở bên tôi âm thầm lau nước mắt. Trong thời gian ở cữ, ngày nào bà cũng dậy sớm, mua móng giò hoặc gà về nấu cháo cho tôi ăn để mẹ khỏe, lấy sữa cho con bú. Nấu ăn không cho nhiều dầu mỡ, vì bà thấy chồng tôi hơi béo, sợ lại ảnh hưởng đến tim mạch. Mọi người trong khu phố tôi đều biết, tìm giúp việc chẳng qua là bất đắc dĩ, chứ không ai tốt bằng người nhà mình cả. Con trai tôi đã hơn một tuổi, được bà chăm tốt nên mới chỉ hắt hơi sổ mũi vài lần. Mẩu sườn nhỏ nhất trong nồi canh bà để dành phần mình, có lúc trong bát của con tôi là hai mẩu sườn, còn bà chỉ ăn cơm trắng với rau.
Mẹ chồng và mẹ đẻ tất nhiên không thể giống nhau được. Nhưng có một điều không thể phủ nhận, có một người mẹ chồng như bà, tôi còn mong muốn thêm gì nữa đây?
Video đang HOT
Người ta thường nói: “Nhà có người già, như là có vàng”. Nhờ có mẹ chồng toàn tâm toàn ý giúp đỡ, tôi có thể yên tâm công tác, đảm bảo cân bằng giữa gia đình và sự nghiệp. Nếu như hai người đàn bà biết đứng vào vị trí của nhau để suy xét mọi việc, thì tôi tin rằng, chắc chắn sẽ đồng cảm và hiểu nhau hơn, để tạo nên một gia đình hạnh phúc.
Theo GĐVN
Hành động khiến vợ chồng thường xuyên cãi nhau nhiều cặp đôi mắc mà chẳng ngờ
Cãi nhau là gia vị cuộc sống, nhưng mật độ thường xuyên quá sẽ làm sứt mẻ tình cảm. Xác định nguyên nhân vợ chồng thường xuyên cãi nhau từ đâu sẽ giúp hạn chế những tranh cãi không đáng có.
Không lắng nghe chia sẻ của nhau
Biết lắng nghe những chia sẻ của nhau là một trong những bí quyết giúp vợ chồng tìm được tiếng nói chung trong mỗi cuộc thảo luận hay khi xảy ra xung đột. Nửa kia sẽ cảm thấy hài lòng và hạnh phúc khi bên mình có một người luôn sẵn sàng lắng nghe những gì mình nói. Điều đó cũng giúp bạn thể hiện được sự tôn trọng, quan tâm và yêu thương chồng/vợ mình.
Mâu thuẫn về những dự định tương lai
Một trong những vấn đề phức tạp hơn mà các cặp vợ chồng phải đối mặt là những bất đồng ý kiến khi nghĩ về gia đình tương lai của mình.
Động lực gia đình là một yếu tố quan trọng trong mối quan hệ vợ chồng và giúp xây dựng một gia đình hạnh phúc. Hãy trao đổi với vợ/chồng mình những gì bạn mong đợi về cuộc sống vợ chồng, con cái hiện tại và sau này. Điều đó sẽ giúp bạn và những người thân tránh được những xung đột, mâu thuẫn dẫn đến sự xích mích, cãi vã, oán giận và thất vọng về sau.
Tiền bạc ảnh hưởng đến hòa khí vợ chồng
Khi bạn hoặc chồng có thói quen xài tiền quá mức vào những việc "không đâu" sẽ làm đối phương cảm thấy khó chịu. Xài quá nhiều so với số tiền dự tính sẽ dẫn đến hao hụt về sau là nguyên nhân của những cuộc cãi vã. Nên chi tiêu hợp lí sẽ tốt hơn cho tổ ấm của bạn đấy.
Cách giáo dục con cái
Phụ nữ và đàn ông có những cách giáo dục con cái khác nhau.Có người muốn con mình thích thể thao, nhưng có người lại thích con yêu nghệ thuật, từ đó họ mâu thuẫn và có những cuộc cãi vã. Nhìn chung, tất cả chỉ vì muốn cho con mình được tốt hơn. Vợ chồng thường cãi nhau sẽ tạo tâm lí không tốt cho trẻ. Vậy nên, hạn chế xung đột là điều tốt nhất bạn dành cho bé đấy.
"Chuyện ấy" không như mong muốn
Nhiều cuộc cãi vã cũng thường xuất phát từ việc không thỏa mãn nhu cầu sinh lí của đôi bên. Khi đối phương có nhu cầu cao và bạn không đáp ứng được hoặc nhàm chán trong khi "yêu" cũng là một trong số lí do "tại sao vợ chồng hay cãi nhau".
Lời khuyên cho bạn là có duy trì "chuyện yêu" hợp lí mỗi tuần để tăng thêm sự gần gũi cho nhau và luôn làm mới chuyện phòng the của mình để tránh nhàm chán, tẻ nhạt.
Cả hai thay đổi sau khi cưới và không thảo luận về điều đó
Bạn có thể đã làm những điều tuyệt vời để bắt đầu mối quan hệ rồi tiến tới hôn nhân: Giao tiếp cởi mở, chia sẻ cuộc sống và mối quan hệ của bạn, thảo luận về những điều cả hai mong muốn. Mặc dù nhiều cặp vợ chồng không đạt được mục tiêu và mong muốn về người bạn đời nhưng những điều đó có thể thay đổi theo thời gian.
Không ưu tiên mối quan hệ vợ chồng
Sau nhiều năm kết hôn, nhiều cặp vợ/chồng trở nên lười biếng và thay đổi tính cách. Họ cũng không ưu tiên mối quan hệ của mình với nửa kia, không sắp xếp thời gian để dành cho nhau.
Hãy nhớ, mối quan hệ vợ chồng vẫn phải là một ưu tiên so với các mối quan hệ khác. Một khi bạn cho rằng, bạn không cần phải làm gì để hâm nóng và duy trì tình yêu với người bạn đời, bởi đã biết tất cả mọi thứ về họ (những gì họ cần, những gì họ mong muốn), điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang đẩy mối quan hệ của mình vào vùng nguy hiểm.
Mâu thuẫn về những dự định tương lai
Một trong những vấn đề phức tạp hơn mà các cặp vợ chồng phải đối mặt là những bất đồng ý kiến khi nghĩ về gia đình tương lai của mình.
Động lực gia đình là một yếu tố quan trọng trong mối quan hệ vợ chồng và giúp xây dựng một gia đình hạnh phúc. Hãy trao đổi với vợ/chồng mình những gì bạn mong đợi về cuộc sống vợ chồng, con cái hiện tại và sau này. Điều đó sẽ giúp bạn và những người thân tránh được những xung đột, mâu thuẫn dẫn đến sự xích mích, cãi vã, oán giận và thất vọng về sau.
Theo Phunutoday
Yêu thương nhiều lắm, nhưng anh không muốn cưới em Người tôi yêu nhỏ hơn tôi 5 tuổi, là một cô gái rất xinh xắn và rất yêu tôi. Tôi cũng yêu và thương em, nhưng lại chưa từng nghĩ sẽ lấy em làm vợ. Từ yêu đến chung sống cả đời... là một đoạn đường dài mà hai người cần nhìn về một hướng và đi cùng một vận tốc Tôi mâu...