Tới Hà Nội, tài xế Đồng Nai phải quay về vì không có xét nghiệm nCoV
Anh L.B.D. (ở Đồng Nai) không có kết quả xét nghiệm Covid-19 theo yêu cầu nên phải giao ôtô và hàng hóa cho người khác ở cửa ngõ Hà Nội. Anh này sau đó bắt xe quay về trong đêm.
Theo yêu cầu của Công an Hà Nội, 22 chốt kiểm soát dịch Covid-19 tại các cửa ngõ hoạt động 24/24h. 23h ngày 14/7 tại chốt kiểm soát cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, 11 cán bộ thuộc các lực lượng công an, quân đội, y tế và thanh tra giao thông vẫn sáng đèn, kiểm soát tất cả phương tiện từ địa phương có dịch và các tỉnh lân cận địa phương có dịch.
Người không lưu trú tại 14 tỉnh, thành phố có dịch Covid-19 theo quy định của UBND Hà Nội chỉ cần đo thân nhiệt, khai báo y tế. Quá trình này kéo dài 5-7 phút.
Người lưu trú tại 14 tỉnh, thành phố có dịch muốn vào Hà Nội cần phải có kết quả xét nghiệm rRT-PCR trong 72 giờ hoặc test nhanh trong 24 giờ.
Trong ngày 14/7, hàng chục phương tiện từ địa phương có dịch phải quay đầu do tài xế hoặc người trên xe không có kết quả xét nghiệm âm tính. Trong hình, anh L.B.D. (sinh năm 1989) lái xe tải chở hàng tạp hóa từ Đồng Nai ra Hà Nội cùng một người khác. Trong khi người đi cùng có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 thì anh D. chưa làm xét nghiệm này.
Video đang HOT
Nam tài xế sau đó phải giao cả xe và hàng hóa cho người đi cùng tiếp tục hành trình, đảm bảo giao hàng đúng hẹn. Còn anh bắt xe khách trở về ngay trong đêm.
Trong ngày 14/7, lực lượng tại chốt cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ đã yêu cầu trên 20 ôtô cùng hàng chục người phải quay đầu trở về địa phương do không có kết quả xét nghiệm theo yêu cầu. Họ chủ yếu đến từ TP.HCM, Thanh Hóa, Quảng Bình…
Anh N.V.H. (ở Thanh Hóa) cùng vợ, con về quê vào ngày 13/7. Lúc 21h ngày 14/7, họ ra Hà Nội nhưng không có giấy xét nghiệm Covid-19 nên buộc phải quay xe theo yêu cầu của cơ quan chức năng. “Gia đình tôi sẽ quay về quê để xét nghiệm, tuy có xa và mất công đi lại nhưng cũng là để bảo vệ sức khỏe cho mình và cộng đồng”, chị N.T.T. (vợ anh H) nói với Zing.
Nhân viên y tế kiểm tra số lượng người của một xe khách để đối chiếu với tờ khai y tế. Ảnh hưởng của dịch bệnh, lượng khách đi xe giảm. Tất cả xe được kiểm tra chỉ có lượng khách không quá 10 người.
Hai nữ nhân viên y tế ghi sổ giao ca tối vào lúc 21h. Ngày đầu triển khai, dự đoán lượng xe cộ sẽ đông nên họ đã ra chốt để tăng cường từ sáng sớm. “Hôm nay, nhiều tài xế không nắm được thông tin phải có xét nghiệm mới được vào Hà Nội. Nhiều người cũng có phản ứng do đi lại đường xa mà phải quay lại. Chúng tôi phải xử lý rất linh hoạt và giải thích cho họ hiểu”, y tá Nguyễn Kim Anh nói.
Sáng 15/7, nữ y tá sẽ tiếp tục công việc tại cơ quan và đến làm nhiệm vụ tại một khu cách ly trên địa bàn huyện Thanh Trì.
Đối với những người có yếu tố dịch tễ hoặc thân nhiệt cao, nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm tại chỗ. Việc lấy mẫu được thực hiện ở khu vực riêng, cách xa bàn khai báo y tế.
Kết quả xét nghiệm sẽ có trong 15-20 phút. Người đàn ông này âm tính với SARS-CoV-2.
Chốt kiểm soát tại trạm thu phí cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ nằm trên tuyến đường huyết mạch từ các tỉnh phía Nam ra Hà Nội. Tuy nhiên trong ngày 14/7 lượng xe cộ qua tuyến thưa thớt, không xảy ra ùn tắc.
Ngoài kiểm soát dịch bệnh, lực lượng thuộc Đội 14, Phòng CSGT Công an Hà Nội cũng siết chặt kiểm soát, ngăn chặn sớm trường hợp lợi dụng dịch bệnh để phạm tội.
Sau ca trực đêm tại chốt kiểm soát dịch, sáng 15/7, họ vẫn tiếp tục công việc thường ngày tại đơn vị.
Bộ Y tế phân bổ hơn 746.000 liều vắc xin Pfizer về trong tháng 7, TP.HCM nhiều nhất
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường vừa ký quyết định phân bổ hơn 746.000 liều vắc xin Pfizer tiếp nhận trong tháng 7 (trong đó có 1 lô đã về).
Theo quyết định này, vắc xin sẽ được phân bổ cho tất cả 63 tỉnh thành, lực lượng quân đội, công an, các bệnh viện và viện theo 4 đợt.
Trong đó, TP.HCM được nhận nhiều nhất, kế đến là Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Kiên Giang... Trong các bệnh viện, Bệnh viện Bạch Mai, Chợ Rẫy, Viện Pasteur TP.HCM, ĐH Y Hà Nội... là những đơn vị được phân bổ nhiều vắc xin nhất.
Bộ Y tế cũng yêu cầu bảo quản vắc xin theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất, tổ chức tiêm chủng ngay sau khi được phân bổ. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, vắc xin này cũng có thể sử dụng tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca từ 8-12 tuần trước đó và tiêm mũi 1 cho người chưa được tiêm chủng.
Theo Bộ Y tế, trong tháng 7 này sẽ tiếp nhận 8,7 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19, trong đó có trên 746.000 liều Pfizer, 2 triệu liều Moderna, gần 2,6 triệu liều AstraZeneca... Tháng 7 là thời điểm Việt Nam nhận được nhiều vắc xin nhất kể từ đầu năm 2021. Dự kiến trong quý 3 này sẽ có 3 triệu liều Pfizer được chuyển cho Việt Nam.
Hà Nội: Cách ly "ổ dịch" ở huyện Mỹ Đức có tài xế dương tính SARS-CoV-2 Sau khi ghi nhận ca nghi mắc Covid-19 là tài xế đường dài trên địa bàn, UBND huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã lập tức cách ly y tế 3 lớp đối với "ổ dịch" thôn Kênh Đào, xã An Mỹ. (Ảnh minh họa). Trao đổi với PV Dân trí sáng 6/7, ông Đặng Văn Triều - Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức...