Tôi gửi lại áo mưa ở quầy lễ tân cho chồng ngoại tình
Tôi cứ đứng bên kia đường khách sạn mà chìm đắm vào nỗi đau bất tận. Cho đến khi trời mưa làm tôi bừng tỉnh. Tôi mở cốp xe lấy áo mưa của mình mang vào quầy lễ tân khách sạn gửi cho người chồng ngoại tình để lát anh và người tình về khỏi ướt…
Năm 10 tuổi, bố tôi ngoại tình với phụ nữ khác. Tôi không biết đã xảy ra chuyện gì, chỉ thấy ngày nào bố cũng về muộn, sau đó là những màn cãi vã bất tận của bố mẹ. Mẹ tôi thường bỏ sang ngủ với tôi. Mẹ tôi khóc suốt đêm nhưng không trả lời cho tôi biết vì sao mẹ khóc. Tôi thương mẹ chỉ biết khóc theo.
Rồi một hôm bố tôi lặng lẽ bỏ đi cùng toàn bộ tiền bạc trong gia đình. Mẹ tôi chạy khắp nơi dáo dác tìm chồng, rũ rượi như người điên. Tôi đi đâu cũng nghe mọi người râm ran chuyện gia đình mình. Tôi đi học còn bị bạn bè trêu ghẹo là “Bố mày mê gái nên mới bỏ mày”. Các dì các cậu chia nhau đi tìm bố tôi và luôn trở về trong buồn bã. Bố trong kí ức non nớt của tôi thành một nỗi sợ hãi và một nỗi xấu hổ. Tôi sợ nghe mọi người nói xấu bố và sợ người khác biết tôi là con của bố.
Tôi ngày càng ghét bố hơn khi chứng kiến mẹ mình ngày càng tiều tuỵ vì đau khổ. Mẹ mua rượu về nhà uống, cứ uống vào là mẹ gào khóc gọi bố. Có lúc mẹ mang áo quần bố ra cắt thành từng mảnh khiến tôi rất sợ. Sau nửa năm bố bỏ đi, tóc mẹ ngả bạc hơn cả bà ngoại tôi lúc đó.
Mùa hè năm lớp 9, khi tôi đang lên tỉnh học ôn thi vào lớp 10 thì mẹ tôi mất. Mọi người nói với tôi là do mẹ uống rượu nên ung thư gan nhưng tôi biết mẹ mất vì không chịu được nỗi đauphản bội sau chừng đó năm. Ba năm sau đó, tôi vô tình phát hiện ra mẹ tôi không mất do bệnh, mẹ tôi đã uống thuốc ngủ tự tử. Từ đó đến nay, tôi không hề biết đau, chỉ thấy hận, một nỗi hận bố đến chết cũng không thể nhắm mắt.
Kí ức đó khiến tôi trở nên vô cảm với đàn ông cho đến khi tôi gặp được chồng mình. (Ảnh minh họa)
Kí ức đó khiến tôi trở nên vô cảm với đàn ông cho đến khi tôi gặp được chồng mình. Không phải tôi mất niềm tin vào đàn ông mà tôi sợ sẽ có ngày mình bị họ bỏ rơi. Tôi không muốn kết thúc cuộc đời bi thảm như mẹ tôi đã từng. Mỗi đêm khi ngắm chồng say ngủ tôi đều cầu nguyện “Xin anh mãi yêu anh, mong anh đừng bao giờ phản bội em”.
Vậy mà tôi vẫn không thể nào thoát khỏi số mệnh đó. Chồng tôi bây giờ lại đang ngoại tìnhvới một người bạn mà tôi luôn xem như chị em. Không biết có phải ngày xưa bố tôi cũng bỏ đi với bạn thân của mẹ nên mẹ tôi mới phát điên như thế không. Có phải lịch sử đã lặp lại không? Nhưng vì sao cứ phải là tôi? Vì sao cứ bắt tôi phải chịu đựng thêm nỗi ác mộng từ ngày bé?
Hai vợ chồng tôi đều thân thiết với hai vợ chồng cô ấy nên thỉnh thoảng thấy tin nhắn cô ấy trong máy chồng tôi không nghi ngờ. Tôi chỉ có linh cảm xấu khi mọi chuyện bỗng trở nên quá sạch sẽ. Mọi tin nhắn đều bị xoá sạch. Lịch sử trình duyệt web thường bị xoá hết mỗi sau khi chồng tôi dùng máy tính. Mỗi khi chồng vào các mạng xã hội cũng thoát hết tài khoản.
Và linh cảm trở thành sự thật khi tôi đến nhà cô ấy chơi và phát hiện cô ấy có một lọ tinh dầu thơm giống hệt loại chồng mua tặng tôi trong chuyến anh công tác ở Thái. Nếu anh tặng công khai thì sẽ chẳng ai nghi ngờ. Tôi hỏi cô ấy “H cũng dùng loại này à?”. Cô ấy trả lời đầy tự tin “Đừng nói với chồng tớ nhé, của một fan hâm mộ tặng đấy”. Tôi cười nhạt.
Tôi không biết giữa hai người ấy tồn tại thứ gọi là tình yêu tội lỗi hay chỉ là vì tình dục. Nhưng dù có là gì đi nữa, khi chứng kiến họ chở nhau vào khách sạn, chồng tôi ân cần tháo mũ bảo hiểm cho cô ấy, cô ấy khoác tay ngả đầu vào ngực chồng tôi, làm tôi sụp đổ. Kí ức ngày xưa tràn về. Người bố phản bội của tôi, người mẹ yêu chồng đến phát điên và phải tìm đến cái chết của tôi, trái tim không thể lành lặn của tôi, tất cả tràn về đâm vào tim tôi ngạt thở.
Video đang HOT
Tôi mở cốp xe lấy áo mưa của mình mang vào quầy lễ tân khách sạn gửi cho chồng để lát anh về khỏi ướt vai người tình. (Ảnh minh họa)
Bố tôi ngày xưa bỏ đi mà không nghĩ đến mẹ con tôi. Mẹ tôi tự tử chết mà không nghĩ đến tôi. Họ có biết người chịu đau khổ và tổn thương nhiều nhất vẫn là tôi không? Tôi cứ đứng bên kia đường khách sạn mà chìm đắm vào nỗi đau bất tận. Hai con người bên kia đường, trong giây phút họ quấn lấy nhau, liệu có nghĩ đến người vợ, người bạn tội nghiệp này không?
Trời bỗng mưa làm tôi bừng tỉnh. Tôi đâu thể tàn nhẫn như tất cả bọn họ đã làm với tôi. Tôi mở cốp xe lấy áo mưa của mình mang vào quầy lễ tân khách sạn gửi cho chồng và người tình để lát họ về khỏi bị ướt…
Tôi vẫn còn con gái tôi ở nhà và tôi sẽ không bao giờ bỏ rơi con như mẹ tôi ngày trước. Tôi sẽ giữ cho con một kí ức đẹp về người bố, sẽ không để con phải chịu nỗi đau tinh thần như tôi.
Lúc này, lặng lẽ cùng con ra đi là cách làm tốt nhất phải không mọi người?
Theo Afamily
Tìm thấy tài sản chìm đắm vô chủ được quyền lợi gì?
Tôi có tìm thấy một số đồ vật vật có giá trị bị chìm đắm từ lâu đời ở dưới lòng sông. Vậy chúng tôi có được sở hữu tài sản này không hay phải nộp cho nhà nước?
Chúng tôi làm nghề chài lưới ở sông hồ, tuần trước có tìm thấy một số đồ vật vật, tài sản có giá trị của chiếc thuyền bị chìm đắm từ lâu đời ở dưới lòng sông không biết người chủ sở hữu. Vậy chúng tôi có được sở hữu tài sản này không hay phải nộp cho nhà nước? Nguyễn Hữu Tuyền (Điện Bàn, Quảng Nam).
Luật sư Đặng Văn Cường (Văn phòng luật sư Chính Pháp - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) trả lời: Theo quy định tại Điều 240 Bộ luật dân sự hiện hành (năm 2005) quy định về xác lập quyền sở hữu tài sản đối với vật bị chôn giấu, chìm đắm được tìm thấy như sau: Vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với vật đó được xác định như sau:
1. Vật được tìm thấy là di tích lịch sử, văn hóa thì thuộc Nhà nước; người tìm thấy vật đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật;
2. Vật được tìm thấy không phải là di tích lịch sử, văn hóa, mà có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; Nếu vật tìm thấy có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc Nhà nước.
Như vậy, theo quy định pháp luật nêu trên thì chiếc thuyền chìm dưới sông lâu đời không phải là di tích lịch sử, văn hóa nên că cứ vào quy định tại khoản 2, Điều 240 Bộ luật dân sự thì người tìm thấy được hưởng giá trị tương đương 10 tháng lương tối thiếu và 50% phần giá trị tài sản vượt quá (nếu có).
Luật sư Đặng Văn Cường.
Thủ tục xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Việt Nam được quy định tại Nghị định số 69/2009/NĐ-CP, ngày 30/10/2009 của Chính Phủ như sau:
Tổ chức, cá nhân khi phát hiện tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm có trách nhiệm bảo vệ, giữ nguyên hiện trạng và thông báo kịp thời, đầy đủ thông tin có liên quan với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 5 Nghị định này, không được tự khai quật, trục vớt. Trường hợp tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm thì phải thông báo và giao nộp ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 5, Điều 9 Nghị định này.
Trả lại tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy cho chủ sở hữu hợp pháp được quy định tại Điều 12 của Nghị định 69 như sau:
1. Trường hợp xác định được chủ sở hữu hợp pháp của tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy thì cơ quan, đơn vị tiếp nhận, bảo quản tài sản quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 9 Nghị định này tổ chức trả lại tài sản cho chủ sở hữu hợp pháp theo quyết định phê duyệt phương án xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Việc trả lại tài sản được lập thành biên bản; Chủ sở hữu tài sản phải thanh toán các khoản chi phí hợp lý có liên quan đến việc tìm kiếm, thăm dò, khai quật, trục vớt, bảo quản, tìm chủ sở hữu tài sản.
3. Trường hợp tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản hoặc chủ sở hữu không thanh toán các khoản chi phí có liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều này thì tài sản được tìm thấy được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật và xử lý theo quy định tại Nghị định này.
Nếu sau khi thông báo tìm kiếm trong thời hạn 1 năm mà vẫn không xác định được chủ sở hữu tài sản thì tài sản được bán đấu giá. Sau khi trừ chi phí bán đấu giá và các chi phí các có liên quan, số tiền còn lại sẽ chi thưởng cho người tìm thấy như sau:
Điều 16. Chi thưởng
1. Tổ chức, cá nhân được thưởng trong các trường hợp sau đây:
a) Ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia;
b) Phát hiện và cung cấp thông tin chính xác về tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy.
2. Mức tiền thưởng đối với từng trường hợp cụ thể như sau:
a) Trường hợp tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia thì mức tiền thưởng được tính theo phương pháp lũy thoái từng phần, cụ thể như sau:
- Phần giá trị của tài sản đến 10 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 30%;
- Phần giá trị của tài sản trên 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 15%;
- Phần giá trị của tài sản trên 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 7%;
- Phần giá trị của tài sản trên 1 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 1%;
- Phần giá trị của tài sản trên 10 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 0,5%;
Giá trị của tài sản để trích thưởng được xác định sau khi trừ các khoản chi phí theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin chính xác về tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia thì mức tiền thưởng bằng 50% của các mức thưởng tương ứng quy định tại điểm a khoản này.
c) Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin chính xác về tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy không phải là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia thì mức tiền thưởng bằng 30% của các mức thưởng tương ứng quy định tại điểm a khoản này.
3. Mức tiền thưởng cụ thể do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (đối với tài sản được tìm thấy là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (đối với tài sản được tìm thấy thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với tài sản được tìm thấy khác) quyết định, tối đa không vượt quá 200 triệu đồng đối với mỗi gói thưởng.
4. Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng được chi thưởng và giá trị tài sản tìm thấy có giá trị đặc biệt thì các cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thưởng.
5. Bộ Tài chính hướng dẫn việc thành lập Hội đồng định giá, xác định giá trị tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy để làm căn cứ chi thưởng theo quy định tại Điều này.
Trường hợp không xác định được giá trị của tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này quyết định mức tiền thưởng cụ thể, tối đa không vượt quá 200 triệu đồng. Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Nguyễn Xinh
Theo_Người Đưa Tin