Tôi gọi 12 cây hoa này là “mẹ chồng” vì chúng thật “khó tính”!
Với 10 năm kinh nghiệm chăm sóc cây hoa, tôi sẽ bật mí cho bạn về những cái tên “khó tính”, khó chăm sóc.
Khi trồng hoa, nếu bạn là người mới gia nhập “bộ môn” này thì nên chọn những loại cây hoa dễ trồng và dễ sống. Nếu chọn phải toàn cây khó chăm, nhanh tàn thì không chỉ làm giảm thích thú chăm hoa mà còn khiến tâm trạng bạn trở nên chán nản, khó chịu.
Ví dụ như một số loại hoa dưới đây, dù rất đẹp nhưng nếu bạn không đủ kiên nhẫn và sự chịu khó thì tốt nhất nên tránh xa kẻo càng trồng càng dễ bực mình.
1. Dành dành
Hoa dành dành (hoa chi tử) được yêu thích nhờ vẻ đẹp thuần khiết nhưng luôn đứng đầu danh sách những loài hoa khó chăm sóc. Cây này thích đất cát có tính axit nhẹ, không chịu được ánh nắng trực tiếp nên càng khó sống ở môi trường nhiệt độ cao như mùa hè. Nếu không được chăm sóc đúng cách, cây rất dễ bị vàng lá, rụng nụ và héo khô.
2. Đỗ quyên
Hoa đỗ quyên đòi hỏi rất cao về ánh sáng, độ ẩm và đất trồng. Cây cần được đặt ở môi trường thoáng mát, bán râm và thông gió tốt. Thiếu ánh sáng, cây sẽ khó ra hoa.
Do đó, đây không phải là loại cây “để yên sống tốt” mà bạn phải chăm sóc hằng ngày phức tạp để không bị rụng lá và thối rễ. Để chăm sóc tốt, nên đặt cây ở nơi có ánh sáng khuếch tán và thông thoáng, giữ đất ẩm và thỉnh thoảng phun sương xung quanh để tăng độ ẩm.
3. Thu hải đường
Cây thu hải đường (hay Begonia) có hệ rễ kém phát triển, thân và lá mọng nước nên dễ bị thối do ẩm ướt hoặc mất nước khi quá khô. Bạn chỉ nên đặt cây ở nơi râm mát, thông thoáng và lưu ý chỉ tưới nước khi đất đã khô hoàn toàn, tránh tưới vào những ngày mưa để bảo vệ cây khỏi nguy cơ úng nước.
4. Trà
Cây hoa trà đòi hỏi khắt khe về môi trường sống, thích hợp để trồng trực tiếp ngoài đất hoặc trong chậu với điều kiện đất phù hợp. Ở các khu vực miền Bắc, cần sử dụng đất vườn có tính axit và điều chỉnh tần suất tưới nước dựa trên độ kết dính và khả năng giữ nước của đất thì cây mới sống tốt và ra hoa được.
5. Hoa hồng
Hoa hồng thường gặp nhiều loại sâu bệnh phổ biến như bệnh phấn trắng, rệp, đốm đen và nhện đỏ, đòi hỏi phải phòng trị thường xuyên, nhất là khi trồng trong nhà. Chính điểm này khiến việc chăm sóc hoa hồng trở nên khó khăn, bạn cần kiểm tra lá và rễ thường xuyên, kịp thời xử lý tình trạng thối rễ hoặc sâu bệnh.
Nếu không có điều kiện chăm sóc ngoài trời, tốt nhất bạn không nên trồng hoa hồng. Bởi vì dù thông gió trong nhà có tốt đến đâu thì cũng không thể so sánh với ngoài trời. Đây chính là lý do sâu bệnh trở thành nguyên nhân khiến việc trồng hoa hồng trong nhà khó thành công.
6. Địa lan
Video đang HOT
Địa lan là loài hoa có giá trị thẩm mỹ rất cao. Thân cây thẳng đứng, hoa lớn, đa dạng màu sắc như đỏ, vàng, tím, trắng, xanh lam,… rất phù hợp để trang trí trong nhà tạo không gian sang trọng và lộng lẫy. Hoa có thời gian nở lâu, hương thơm nồng nàn, dễ chịu, được nhiều người yêu thích.
Tuy nhiên, địa lan vừa ưa môi trường ẩm ướt nhưng vừa dễ ngập úng. Việc tưới quá nhiều hoặc quá ít nước đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của cây. Nhiệt độ quá cao hoặc ánh sáng quá mạnh cũng có thể làm cây mất nước, khiến mép lá khô và ngả vàng.
Chỉ riêng hai yếu tố này đã khiến môi trường trong gia đình khó đáp ứng được nhu cầu của cây nên hầu hết mọi người đều không thể chăm sóc tốt loài hoa này.
7. Tiên khách lai
Hoa tiên khách lai (Cyclamen) là loại cây ưa ánh sáng dài, cần được chiếu sáng hơn 12 giờ mỗi ngày để có thể ra hoa bình thường. Nếu thiếu ánh sáng, hoa sẽ nhạt màu hoặc thậm chí không thể nở.
Tuy nhiên, trong điều kiện môi trường nóng như mùa hè, cây lại cần được đặt ở nơi râm mát để tránh ánh nắng trực tiếp.
Ngoài ra, loài hoa này ưa môi trường ẩm ướt nhưng lại rất sợ tưới quá nhiều nước. Chính vì vậy, trong điều kiện tự nhiên, việc chăm sóc để cây nở hoa lại sau mùa đầu tiên là vô cùng khó khăn.
8. Địa lan hoàng kim bảo
Nguyên nhân chính khiến địa lan hoàng kim bảo khó chăm sóc là do yêu cầu cao về môi trường, đất đai, nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm.
Đầu tiên, loài hoa này thích đất có độ xốp, thoát nước tốt và hơi chua nên cần môi trường thông thoáng để phát triển. Nếu trồng trong không gian quá kín sẽ dễ phát sinh bệnh tật, tàn úa, sâu bệnh.
Skip
Ngoài ra, địa lan hoàng kim bảo cũng có yêu cầu nghiêm ngặt về nhiệt độ và độ ẩm. Nhiệt độ lý tưởng cho sự phát triển dao động từ 15 đến 25C, nếu nhiệt độ trên 30-35C sẽ gây hại cho sự sinh trưởng của cây. Cây cũng thích không khí ẩm ướt nhưng không nên tưới nước quá thường xuyên và không được để đất quá ẩm ướt vì sẽ gây thối rễ.
Yêu cầu về ánh sáng của địa lan hoàng kim bảo cũng rất đặc biệt. Cây thích bóng râm và không chịu được ánh sáng trực tiếp, do đó cần được che mát trong giai đoạn từ đầu hè đến giữa thu để tránh bị cháy lá. Tuy nhiên, nếu thiếu ánh sáng, cây sẽ phát triển kém.
Bên cạnh đó, phòng ngừa bệnh và sâu bệnh là một thử thách lớn. Địa lan hoàng kim bảo dễ bị sâu bệnh, hư hỏng, đặc biệt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm. Vì vậy, cần chú ý đến việc thông gió tốt và định kỳ phun thuố.c diệt nấm để phòng bệnh.
9. Cẩm tú cầu
Cẩm tú cầu nếu trồng ở ban công kín sẽ dễ bị nhiễm nhện đỏ, gây cản trở sự phát triển và thậm chí là làm cây héo úa.
10. Dạ yến thảo
Cây dạ yên thảo cần ánh sáng đầy đủ để phát triển, nếu trong nhà thiếu ánh sáng thì tốc độ phát triển của cây sẽ chậm lại và có thể không ra hoa.
Hơn nữa, nếu không gian không thông thoáng, cây dễ bị sâu bệnh, bao gồm các bệnh như rệp sáp, nhện đỏ, bệnh mốc sương, bệnh phấn trắng và bệnh đốm đen. Những bệnh và sâu bệnh này không chỉ làm hư hại lá và hoa mà còn có thể lây lan và ảnh hưởng đến sức khỏe của cây.
Vì vậy, tốt nhất là nên trồng cây ngoài trời hoặc trên ban công, nơi có ánh sáng đầy đủ và không khí thông thoáng.
11. Chuông Đan Mạch
Hoa chuông Đan Mạch có màu sắc nhẹ nhàng thanh thoát, hoa nở dày đặc và cây có hình dáng đầy đặn, lá xanh mướt, rất được ưa chuộng. Hoa của cây nở nhiều, khi ra hoa là phủ kín cả chậu, rất thích hợp để trồng làm cây cảnh trong nhà. Nhiều người thấy hoa nhỏ xinh và đẹp mắt nên không ngần ngại mua về trồng.
Tuy nhiên, phần lớn sau khi hoa tàn, cây sẽ héo úa và khó có thể chăm sóc lại được.
Nguyên nhân là hoa có khả năng thích ứng với môi trường kém. Chuông Đan Mạch có nguồn gốc từ vùng khí hậu ôn đới hải dương, thích ánh sáng nhưng không chịu được nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp nên dễ bị héo úa và chóng tàn.
12. Sen đá
Cuối cùng là loại cây rất được yêu thích và mọi người bảo nhau là “vứt không cũng sống khoẻ được” – Sen đá. Song, trưng trên bàn làm việc, trong nhà thì rất xinh nhưng lâu dài thì không thể chăm được vì cây không những không phát triển mà còn “teo” dần đi.
Lý do đầu tiên – sen đá không thể phát triển tốt trong điều kiện thiếu ánh sáng. Cây cần ánh sáng đầy đủ để quang hợp và phát triển khỏe mạnh. Trong một không gian kín, ánh sáng yếu khiến lá của cây trở nên mờ nhạt, kéo dài ra, xoắn lại, thậm chí là chế.t dần.
Không khí lưu thông kém cũng dễ khiến đất bị ẩm quá mức, gây ra tình trạng thối rễ và phát sinh bệnh tật, sâu bệnh cho sen đá.
Bên cạnh đó, nhiệt độ trong nhà thường khá ổn định, điều này lại không tốt cho sự phát triển và sự lên màu đẹp của cây.
5 cây cảnh hoa nở đẹp kiêu sa lại hút tài hút lộc, càng trồng càng có giá
Những cây cảnh này càng để lâu càng có giá nên nhiều gia đình coi như báu vật gia truyền, chấn cửa cho gia đình, dòng tộc.
Mẫu đơn
Mẫu đơn được coi là "vua của các loài hoa" với nhiều màu lộng lẫy, từng lớp cánh xếp chồng lên nhau vô cùng kiêu sa, khó có loài hoa này sánh bằng. Loại hoa này còn mang ý nghĩa phồn vinh, thịnh vượng, mang lại giàu sang cho gia chủ nên rất được nhiều người ưa chuộng trồng trong vườn nhà.
Mẫu đơn là loại cây thân thảo sống lâu năm, có cây còn sống đến hàng trăm năm nếu được chăm sóc đúng cách, nên càng trồng càng có giá. Loại cây này ưa đất màu mỡ, thoáng khí và thoát nước tốt.
Cây mẫu đơn ưa nhiều ánh sáng, không ưa bóng râm, sợ tối tăm, sợ úng nhưng chịu hạn chịu rét rất tốt. Tuy nhiên nó thường bị mẫn cảm với nhiệt độ ngoài trời, nếu trời quá nắng bạn cũng cần có biện pháp giảm đi nhiệt độ bằng cách làm mái che phủ cho cây. Nếu chăm sóc đúng cách, hoa có thể nở quanh năm.
Đỗ quyên
Cây đỗ quyên là một loại cây cảnh sống lâu năm, có những cây sống tới 126 năm. Điều này chứng minh đỗ quyên cũng là loại cây cảnh sống trăm tuổ.i, có thể lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Trong phong thủy, đỗ quyên có tác dụng xua đuổi tà khí, mang luồng sinh khí mới vào nhà, giúp tăng tài vận cho gia chủ. Song, loại cây cảnh này rất khó nuôi, đặc biệt là khi trồng trong chậu nên nó hay bị chế giễu là "hoa 1 năm, lá 2 năm, chậu 3 năm". Do đó nếu muốn cây phát triển khỏe mạnh, sống lâu thì tốt nhất nên trồng xuống đất vườn.
Trong quá trình bảo dưỡng, bạn nên nhớ rằng đỗ quyên ưa nước nhưng vì rễ cây có lông nên nếu bạn tưới nhiều lần chắc chắn sẽ bị thối rễ, tốt hơn hết bạn nên tưới bằng bình phun sương 1-2 lần/ngày vào mỗi sáng và mỗi tối.
Hoa trà
Hoa trà rất đẹp với nhiều màu sắc rực rỡ như hồng, đỏ, trắng,... Loại hoa này đại diện cho sự sung túc, tài lộc, cây cảnh càng sum suê tươi tốt, hoa nở rộ đầy cành thì càng tượng trưng cho tài lộc trong nhà càng thịnh vượng.
Ở Lệ Giang (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) có cây trà vạn tuế lên đến 500 năm tuổ.i rất nổi tiếng. Từ đầu mùa xuân đến đầu mùa hè hàng năm, nó có thể liên tục nở ra hơn 20 đợt hoa trà, mỗi đợt hơn 1.000 đóa hoa trà nên được gọi là "vạn cây hoa trà". Điều này chứng minh hoa trà là một trong những loại cây lâu năm, có thể lưu truyền cho con cháu.
Tuy nhiên loại hoa này khá "khó tính", nếu chăm sóc không tốt cây sẽ không nở hoa. Hoa trà là loài ưa ẩm, nên bạn cần phải thường xuyên tưới nước tăng cường độ ẩm cho cây để hoa có thể dễ dàng sinh trưởng và nở đẹp. Vào giai đoạn cây sắp ra hoa và nở rộ, nên bón phân hữu cơ pha loãng với nước để tưới cho cây.
Mộc hương
Hoa mộc hương có mùi thơm thoang thoảng rất dễ chịu, có thể dùng hoa để pha trà hoặc làm bánh. Không chỉ vậy, loại cây này còn có tác dụng hút tài hút lộc, tăng vượng khí cho gia chủ nên được nhiều người lựa chọn trồng trước cổng nhà.
Cây mộc hương có khả năng thích nghi và sức đề kháng mạnh, về cơ bản không bị dịch bệnh và côn trùng gây hại, nên không hiếm có những cây mộc hương có tuổ.i đời hơn trăm năm. Thế nhưng muốn cây sống lâu và ra hoa đẹp, bạn cần chăm sóc tỉ mỉ và cắt tỉa cẩn thận.
Nếu trồng trong chậu, hãy thay đất cho cây sau 1-2 năm. Loại cây này ưa nắng nên bạn hãy đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng để cây phát triển tốt.
Cây cành vàng lá ngọc
Loại cây này thường được làm thành cây cảnh bonsai và bảo dưỡng trong nhà. Về mặt phong thủy, loại cây này có tác dụng mang tài lộc, may mắn tới cho gia chủ nên nhiều người thích đặt một chậu trong nhà để làm vật gia bảo, chấn trạch trong phòng khách.
Cây cành vàng lá ngọc có sức sống mạnh mẽ, rất dễ trồng và dễ bảo dưỡng. Chỉ cần cắm cành hoặc lá vào đất là nó sẽ bén rễ và nhanh chóng mọc thành cây con mới. Loại cây này cũng có thể sống lâu năm nếu chăm sóc đúng cách.
Cụ thể, cây cành vàng lá ngọc ưa đất khô, nếu tưới nhiều nước cây có thể bị thối rễ. Vào mùa hè, cứ 10-20 ngày tưới nước cho cây một lần là được, vào mùa đông thì tần suất ít hơn. Nên để cây ở chỗ thoáng gió, tránh ẩm thấp, nhiệt độ không quá cao để cây được bền vững trong nhà.
Cách trồng đỗ quyên ra nụ kín cành, hoa to rực rỡ Hoa đỗ quyên thường nở rộ vào mùa xuân nhưng nếu biết cách chăm sóc thì cây sẽ nở hoa quanh năm, tạo thành chùm với màu sắc nổi bật. Hoa đỗ quyên được yêu thích vì màu sắc rực rỡ, tươi tắn, giúp không gian sống trở nên bừng sáng, rạng rỡ. Một cây đỗ quyên được chăm sóc tốt có thể...