Tôi ế vì quá ngoan
Những lời anh đồng nghiệp nói tôi và mấy chị em cùng phòng cũng thấy có lý. Vậy là các chị em bắt đầu đưa tôi vào công cuộc cách tân để làm cú bật cuộc đời, công cuộc thoát ế, ế vì quá ngoan.
Tôi được mọi người khen là gái ngoan. Tôi xinh xắn, duyên dáng, ăn nói nhỏ nhẹ lễ độ, đi khẽ cười duyên, trong công việc thì chăm chỉ tận tụy, trong quan hệ bạn bè thì lành mạnh trong sáng. Hồi tôi mới đi làm, các chị em cùng phòng vẫn thường khen tôi: “Con bé đến là ngoan, đứa nào có phước lắm mới lấy được nó”. Ấy vậy mà từ đó đến giờ, tôi từ cô gái 24 tuổi đã thành gái già 29 tuổi vẫn chưa tìm được người “có phước”. Tôi là gái ế trong mắt mọi người.
Công ty tôi có mấy em trẻ trung mới vào làm. Em nào em nấy váy áo xúng xính, mắt xanh, môi hồng đào. Các bà chị đã có chồng hoặc ế chồng như tôi thì nhìn các em ấy với con mắt khó chịu, không mấy thiện cảm. Có chị còn nói: “Cái ngữ ấy thời đi học chắc chỉ phấn với son chứ học hành nỗi gì, may mà ra được trường”. Có chị lại nói: “Đến lạ với thời nay. Mấy đứa tử tế thì đám con trai không ngó mắt tới, chỉ chăm chăm vây quanh mấy em váy ngắn hay áo trễ ngực”. Có chị lại bảo tôi: “Đấy, cô nhìn mấy em ý mà học tập nhé, chắc ngày nay phải hơi hư tý mới dễ lấy chồng. Chị mà là đàn ông thì giúp cô chống ế lâu rồi”. Thế là cả phòng lại cười rộ lên, tôi được dịp hả hê. Tôi hả hê vì tôi cũng không ưa mắt mấy em gái kia. Tôi thầm nghĩ người như mình sao lũ con trai chưa vợ trong công ty mù mắt hết rồi hay sao mà không nhìn tới. Tôi hả hê vì ít nhất cũng có một đội ngũ đồng minh hùng hậu như vậy.
Một anh đồng nghiệp ngồi cạnh tôi nghe cuộc buôn chuyện rôm rả của chị em thì nói xen vào: “Mày mà nghe mấy bà kia là còn ế dài dài đấy. Nên học làm gái hư để thoát ế đi em. Anh nói thật, mày đoan trang quá, anh có vợ rồi mà cũng còn sợ, huống chi mấy thằng chưa vợ kia”. Câu nói của anh đồng nghiệp làm tôi giật mình, tôi đoan trang quá ư? Nghe từ đoan trang mà tôi thấy mình giống như người thế hệ trước, già nua, cũ kĩ. Tôi cãi lại anh: “Em đoan trang cái gì chứ?”.
Một anh đồng nghiệp ngồi cạnh tôi nghe cuộc buôn chuyện rôm rả của chị em thì nói xen vào: “Mày mà nghe mấy bà kia là còn ế dài dài đấy. Cẩn thận ế vì quá ngoan” (ảnh minh họa)
“Này nhé, mày ăn mặc thì toàn kín cổng cao tường, anh nhìn cũng phát ngốt. Rồi mày rụt rè bẽn lẽn quá. Đàn ông bọn anh rất ngại giao tiếp với những đứa con gái rụt rè. Hồi mày mới vào làm, anh còn nghĩ mày khá khó tính và khó gần cơ đấy. May mà làm cùng phòng, chứ không chắc anh chẳng bao giờ dám bắt chuyện với mày. Mà con gái gì, lại cứ trưa thì mang cơm nhà đi ăn, tối chỉ lăm le về nhà ăn cơm với bố mẹ. Chẳng thấy mày giao lưu bạn bè cùng công ty bao giờ nhỉ. Anh thấy các phòng khác, chúng nó trưa hay đi ăn tập thể, tối về có khi tụ tập đàn đúm. Ăn uống xong lại tăng 2 tăng 3 nữa chứ. Đấy, gái trẻ thì phải sống theo phong cách trẻ, đừng có theo mấy chị có chồng ở đây mà khổ đấy em gái ạ”.
Những lời anh đồng nghiệp nói tôi và mấy chị em cùng phòng cũng thấy có lý. Vậy là các chị em bắt đầu đưa tôi vào công cuộc cách tân để làm cú bật cuộc đời, công cuộc thoát ế.
Video đang HOT
Đầu tiên là thay đổi ngoại hình. Các chị khuyên tôi nên thay đổi kiểu tóc, cách ăn mặc, rồi phải trang điểm khi đi làm. Tôi thấy hợp lý nên cũng nghe theo. Qua ngày chủ nhật, tôi đi làm với kiểu tóc uốn trẻ trung được nhuộm nâu đỏ rực rỡ thay vì mái tóc đen túm sau đầu như trước. Tôi cũng tranh thủ chọn cho mình vài bộ váy bó sát tôn dáng. Cả phòng ồ lên khi nhìn thấy tôi. Anh đồng nghiệp cười tít mắt khen: “Hóa ra mày cũng có dáng hotgirl ý nhỉ”. Còn mấy bà chị thì tủm tỉm cười: “Kiểu này khối chú em mắc câu rồi đây”.
Quả thực chỉ thay đổi ngoại hình một chút mà tôi cũng nhận thấy khác biệt. Đi trong thang máy tôi xách đồ nặng được một anh chàng phòng khác ga lăng đỡ hộ. Chỉ có việc ấy thôi mà tôi đã thấy mát mặt rồi. Vậy là tôi cố gắng trở nên cởi mở dễ gần với mọi người hơn. Cuối cùng thì cũng có một anh chàng ở phòng khác hẹn hò tôi. Chỉ là mời đi ăn tối mà tôi như bắt được vàng. Mấy chị em cùng phòng lại xúm lại tư vấn cho tôi mặc gì tối đó, nói chuyện gì để chàng kia không còn đường chạy thoát. Khỏi phải nói, khi đến chỗ hẹn anh chàng kia đã tròn mắt ngạc nhiên: “Hôm nay em xinh quá, tý nữa anh không nhận ra”.
Quả thực chỉ thay đổi ngoại hình một chút mà tôi cũng nhận thấy khác biệt. Đi trong thang máy tôi xách đồ nặng được một anh chàng phòng khác ga lăng đỡ hộ. (ảnh minh họa)
Sau khi ăn tối, anh ta rủ tôi đi bar. Gần 30 tuổi đầu tôi chưa từng bước chân vào bar, gái ngoan mà. Nhưng để vừa lòng anh ta, tôi cũng gật đầu đồng ý. Không khí trong bar làm tôi không quen và khá khó chịu. Khi những bản nhạc sôi động nổi lên, anh ta kéo tay tôi ra nhảy. Tôi không biết nhảy, chỉ đứng như trời trồng giữa đám người đang uốn éo xung quanh. Những cái đụng chạm làm tôi khó chịu và bực mình. Tôi gạt đám người ra và tìm cho mình một cái bàn trống ngồi chờ anh bạn kia. Rất lâu sau anh ta quay lại bàn với tôi và ra về.
Tôi biết anh ta thất vọng với tôi, và tôi cũng chẳng thấy hứng thú khi hẹn hò với anh ta nữa. Sau hôm đó chúng tôi gặp nhau ở công ty cũng chỉ như người quen bình thường. Các chị trong phòng nói tôi đúng là người thế kỷ trước, nhảy cũng không biết thì làm sao kiếm được chồng. Vậy là các chị lại khuyên tôi đi học nhảy. Mà phải học những điệu nhảy nóng bỏng khoe được ưu điểm của mình, để cho khối gã phải lác mắt ra. Thế là tôi đăng kí một lớp học belly dance. Mới đầu tôi không quen với điệu nhảy nóng bỏng đầy khiêu khích đó lắm. Nhưng một chị bĩu môi: “Thế mới bốc lửa, cô có muốn lấy chồng không vậy?”. Nghe thế tôi lại tặc lưỡi “thôi thì cứ thử xem sao”. Những động tác uốn éo, những chiếc váy sexy đúng là làm tôn lên vẻ nóng bỏng của người phụ nữ.
Tôi cũng thấy mình quyến rũ hơn với điệu nhảy này. Và rồi chàng trai thứ hai cũng sa lưới. Đó là một anh chàng trong lớp học nhảy. Chúng tôi nói chuyện khá ăn ý, anh ta cũng hay chỉ dẫn giúp tôi những động tác khó. Cuối cùng sau gần 1 tháng chúng tôi hẹn hò. Lần ấy anh ta đưa tôi đi ăn, sau đó nói về nhà anh ta, anh ta có một đĩa nhạc rất hay để phối với điệu nhảy mới. Vì chưa từng yêu ai, nên tôi không nghĩ anh ta có ý đồ gì khi rủ mình về nhà. Lên phòng, anh ta đề nghị chúng tôi tập lại điệu nhảy của ngày hôm trước.
Lúc tập anh ta cố tình va chạm vào những chỗ nhạy cảm của tôi. Một lần, hai lần, đến lần thứ ba thì tôi nghĩ anh ta cố tình. Rồi hết điệu nhảy, anh ta ôm chầm lấy tôi đòi hỏi. Tôi giãy ra và cho anh cái bạt tai. Anh vừa đau vừa nhìn tôi cười mỉa mai: “Em tưởng mình là bà đồng trinh chắc, đúng là đã ế rồi còn kiêu. Tôi tưởng những cô gái như em đi học nhảy là tìm bồ cho mình, muốn trai rồi lại còn giả bộ e thẹn”. Tôi chạy khỏi nhà anh ta và khóc. Từ lần đó tôi cũng không còn đến lớp học nhảy nữa.
Người ta nói tôi ngoan vậy ế là phải. Nhưng tôi sẽ vẫn là gái ngoan, thà ế còn hơn phải thay đổi trở nên hư hỏng để tìm người yêu. Tôi tin trên đời này vẫn sẽ có những người đàn ông biết trân trọng những cô gái như tôi, gái ế vì quá ngoan…
Theo Khampha
Lý giải vì sao học cao vẫn... ế
Nhiều bằng cấp đàn ông sợ đấy! Nên chị em đừng có dại mà học quá nhiều khi chồng mình còn thua xa mình về học thức.
Đàn ông rất ưa những người phụ nữ nhanh nhẹn thông minh, nhưng với nhưng người học quá cao, họ thật sự ái ngại. Nhất là những người mà họ có ý định tìm hiểu, lấy về làm vợ. Đàn ông thường rất sợ mình bị thua kém vợ, họ sợ những người phụ nữ giỏi hơn mình, sợ vợ kiếm tiền được nhiều hơn mình và sợ người khác gièm pha rằng, họ chỉ là thằng chồng bám váy vợ hay ngửa tay xin tiền vợ. Cũng có thể, họ sợ xét về trình độ, mình thua vợ một bậc rồi vợ về nhà làm &'thầy cãi' của chồng.
Nói chung, với phụ nữ, cái gì cũng chỉ nên vừa phải. Hoặc là khi đã giỏi rồi, hãy lấy một người đàn ông hơn mình, hơn cả về trình độ và cách làm việc, kiếm tiền. Có như thế thì may ra gia đình mới hạnh phúc. Rất nhiều gia đình tan nát vì chuyện vợ giỏi hơn chồng, vì chuyện vợ học cao hơn chồng dù rằng trước đó, họ cũng đã từng yêu nhau tha thiết, từng hiểu và rất trân trọng nhau. Nhưng sống với nhau rồi nảy sinh nhiều vấn đề, thời thế thay đổi và con người cũng dần có những nhận thức khác nhất là khi thiên hạ lắm lời gièm pha...
Cô bạn tôi đang đi nước ngoài học tiến sĩ. Trước khi đi, nhiều bạn bè tham gia với cô ấy, họ bảo, một là lấy chồng xong rồi hãy đi, hai là ở nhà lấy chồng rồi sinh con. Vì năm nay cô ấy đã 29 tuổi rồi, chẳng còn trẻ trung để mà đi mấy năm nữa học ở xứ người rồi mới tính tới chuyện lập gia đình. Giá như cô ấy còn trẻ thì không nói làm gì, nhưng học được tới trình độ tiến sĩ, 29 tuổi đã là quá trẻ rồi.
Sau này về, 3 năm nữa mà chưa có người yêu, liệu rồi việc tìm kiếm một nửa có dễ không. Mà nếu tìm được thì lúc, việc sinh con thật sự cũng hơi muộn màng. (ảnh minh họa)
Đàn bà con gái quan trọng nhất vẫn là gia đình, là một người chồng để mình dựa vào và có một đứa con là ít nhất. 29 tuổi vẫn còn bôn ba thì đến bao giờ mới ổn định được. Không nhưng thế, bố mẹ cô ấy cũng chưa có cháu nội ngoại, cô ấy là chị cả trong nhà nên ai cũng mong ngóng con gái lấy chồng. Sau này về, 3 năm nữa mà chưa có người yêu, liệu rồi việc tìm kiếm một nửa có dễ không. Mà nếu tìm được thì lúc, việc sinh con thật sự cũng hơi muộn màng.
Thế mà cô ấy vẫn quyết đi trong khi bạn bè cũng đã yên bề gia thất, con cái đầy rồi. Bây giờ, nhìn bạn bè đi lấy chồng, có con có cái hết, cô ấy cũng chạnh lòng. Nhưng đi con đường đó, cô ấy chấp nhận phải tạm gác lại chuyện chồng con. Nói chung, phụ nữ nếu không có mục đích rõ ràng thì không nên học quá cao làm gì. Và đôi khi cũng nên biết chừng mực về chuyện học thức. Công việc đòi hỏi phải vậy thì mới nên, hoặc là cũng nên có một gia đình rồi tính chuyện tiến thân sau, tùy vào điều kiện của người chồng. Một người chồng đã lo được kinh tế gia đình tốt rồi thì người vợ cũng nên vừa phải, không cần phải kiếm quá nhiều, chỉ cần kiếm đủ chi tiêu hoặc ít ra không phải ngửa tay xin tiền chồng, bình đẳng về kinh tế.
Bi kịch của nhiều gia đình có vợ giỏi hơn chồng là li dị, nhiều người chồng không chịu được cảnh vợ huênh hoang kiếm tiền giỏi nên đã tự tan rã gia đình. Nhiều người còn không chịu được điều tiếng của thiên hạ, cảm thấy hèn và anh ta tự từ bỏ cuộc sống của mình. Nếu vợ làm tiến sĩ mà chồng chỉ là học viên trung cấp thì thật sự, có ai mà không nghĩ? Một sự so sánh quá khập khiễng về trình độ. Hai người đó mà lấy nhau thì sao tránh khỏi lời của thiên hạ?
Đàn ông sẽ không lấy một người quá tài, chức quyền vì họ nghĩ, người phụ nữ như thế thiếu gì người yêu, không dành cho mình. (Ảnh minh họa)
Nếu đã lấy nhau rồi, người vợ nên biết nhìn người chồng của mình mà tiến thân. Không phải là chồng không làm được tiền nhiều thì mình cũng không dám, chỉ là về việc học thức, phụ nữ nên biết tế nhị nhìn chồng mình. Người nào ham bằng cấp, ham trình độ quá sẽ khiến gia đình bị lung lay.
Bà chị tôi cũng chia tay chồng chỉ vì lý do chị ấy học quá cao, còn chồng thì ít học. Chị này là giảng viên đại học, còn anh này là sửa xe. Họ yêu nhau từ thời chị này còn chưa là sinh viên, bao nhiêu năm vẫn cưới nhau. Nhưng cuộc sống như vậy, hàng xóm dị nghị, vợ thì học cao, thạc sĩ, thế nên họ xích mích, khó chịu. Người chồng cảm thấy mình hèn kém, người ta chê bai khiến anh mệt mỏi và họ chia tay.
Vậy đó, với những người phụ nữ lắm bằng cấp, đàn ông rất sợ. Ví như, đàn ông sẽ không thích tán những chị em đã là tiến sĩ nếu như họ không ngang trình độ hoặc không hơn, hay họ không giỏi kiếm tiền. Đàn ông sẽ không lấy một người quá tài, chức quyền vì họ nghĩ, người phụ nữ như thế thiếu gì người yêu, không dành cho mình.
Đó là đôi điều tâm sự, chia sẻ với chị em. Mong chị em hiểu và tìm được câu trả lời vì sao mình học cao, có công việc tốt, tài giỏi mà vẫn... ế?
Theo VNE
Nỗi niềm gái ế "vơ bừa" chồng Sau ngày cưới, Như tá hỏa khi hắn thú nhận với cô là có một khoản tiền nợ lớn. Như lấy chồng ở tuổi 33, khi cô đã được xếp vào hàng "ế sưng ế xỉa". Chồng Như không phải là người đàn ông cô thực sự yêu, chỉ là cô lấy hắn cho có tấm chồng. Lấy chồng để dập tan cái...