Tôi đi roadtrip khám phá Con đường Tơ lụa ở Trung Á
Hành trình 21 ngày khám phá Trung Á cho tôi cơ hội ngắm nhìn vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên, tìm hiểu về nền văn hóa đặc sắc cùng những vết tích còn sót lại của Con đường Tơ lụa.
Ẩn mình sâu trong lục địa, Trung Á là vùng đất gồm nhiều quốc gia nằm dọc theo Con đường Tơ lụa huyền thoại. Các quốc gia Trung Á sở hữu những nét văn hóa đặc sắc, phảng phất sự ảnh hưởng của Liên bang Xô viết. Hoạt động du lịch tại đây còn khá hạn chế vì vậy người dân bản địa vẫn còn giữ nguyên những giá trị cũng như nét chất phác của cuộc sống du mục.
Vốn là người yêu thích những trải nghiệm về văn hóa và thiên nhiên, vì vậy Trung Á là điểm đến mà tôi luôn muốn được đặt chân đến từ cách đây hơn 4 năm. Đến mùa hè năm nay tôi mới có dịp thực hiện chuyến đi 21 ngày khám phá 3 nước Trung Á gồm Kazakhstan, Uzbekistan và Kyrgyzstan. Tôi là Bùi Minh Đức, một chàng trai đam mê xê dịch đang trên hành trình khám phá thế giới.
Từ Hà Nội, tôi bay sang Delhi (Ấn Độ) rồi tiếp tục bay đến Almaty (Kazakhstan). Từ trên máy bay, khung cảnh những dãy núi tuyết hùng vĩ, trắng xóa giữa mùa hè khiến tôi đầy phấn khích. Đặt chân đến Almaty cùng những thành phố khác, điều khiến tôi ấn tượng đó là nơi đây đường phố rất sạch, mật độ cây xanh cao cùng hệ thống giao thông hiện đại.
Trái ngược với những định kiến của mọi người khi cho rằng Trung Á “nghèo nàn”, “lạc hậu”, “chẳng có gì thú vị”, vùng đất này khiến tôi thật sự ấn tượng bởi sự phong phú, đa dạng. Với tôi, du lịch không chỉ dừng lại ở việc đặt chân đến một nơi xa lạ, khám phá những điều mới mẻ mà nó còn giúp tôi học thêm những cái mới, thay đổi nhận thức cũ.
Kazakhstan sở hữu nhiều dạng địa hình, địa chất mang đến những trải nghiệm ấn tượng, từ hồ Kaindy với rừng cây vân sam mọc ngược đến hẻm núi Charyn hùng vĩ được hình thành từ các loại đá trầm tích có tuổi đời hơn 12 triệu năm, kéo dài hơn 150 km dọc theo sông Charyn.
Để khám phá Kazakhstan và Kyrgyzstan, tôi cùng nhóm bạn đặt mua landtour trong 8 ngày, không bao gồm ăn uống và chỗ ở. Địa điểm tham quan và lịch trình chuyến đi được cả nhóm cùng đơn vị thảo luận rồi quyết định.
Leo lên chiếc xe chuyên dụng, tôi vượt những đoạn đường dốc đầy sỏi đá để đến được thung lũng Altyn Arashan nằm ở lõi của vườn quốc gia Karakol, Kyrgyzstan. Đường đi rất xấu, đôi lúc tôi có cảm giác như có thể rơi xuống vực hoặc xuống suối.
Mất hơn một tiếng di chuyển, khung cảnh thơ mộng của Arashan cuối cùng cũng đã hiện ra trước mắt. Xung quanh thung lũng là những đồng cỏ xanh mướt trải dài, các dãy núi hùng vĩ với những khu rừng lá kim đẹp như tranh, xen giữa dòng suối nhẹ nhàng uốn lượn. Tại đây, người dân vẫn duy trì lối sống du mục, những đoàn ngựa, cừu,… vẫn được chăn thả trong tự nhiên.
Video đang HOT
Trong chuyến đi này tôi có dịp qua đêm tại lều Yurt của những người dân du mục Kyrgyzstan bên cạnh hồ Song Kul, tìm hiểu về văn hóa, ẩm thực và cuộc sống thường nhật.
Vào mùa hè, những đồng cỏ nơi đây khoác lên mình lớp áo xanh mướt, trải dài đến tận chân trời. Nhiệt độ buổi đêm ở đây có thể xuống đến 9-10 độ C.
Dạo quanh hồ, tôi ngắm nhìn những đàn ngựa thong dong gặm cỏ trên thảo nguyên mênh mông, tận hưởng làn gió mát lướt qua mặt hồ trong xanh.
Mùa hè ở Trung Á rất dài, những ngày rong ruổi tại đây, tôi được đắm chìm trong những buổi bình minh, hoàng hôn rực rỡ, chiêm ngưỡng dải Ngân Hà huyền bí giữa đêm đen tĩnh mịch. Đồng hành cùng nhóm bạn “chân đi không mỏi”, ngày mới của tôi thường bắt đầu từ 5h-6h sáng đến tận 20h-21h mới trở về khách sạn.
Trong khi Kazakhstan và Kyrgyzstan mang đến những trải nghiệm giữa thiên nhiên tươi đẹp thì Uzbekistan với vẻ đẹp kiến trúc và văn hóa Hồi giáo giúp chuyến đi của tôi trở nên cân bằng. Đi giữa những thành cổ với các công trình kiến trúc mái vòm đầy màu sắc khiến tôi có cảm giác như lạc vào khung cảnh trong phim Nghìn lẻ một đêm.
Uzbekistan là một trong những quốc gia có nền văn hóa lâu đời và rực rỡ nhất của văn hóa phương Đông. Đến đây, tôi vẫn cảm nhận được không khí bình yên và nhịp sống của Con đường Tơ lụa phảng phất trên những di tích, thành cổ được giữ gìn khá nguyên vẹn.
Đặc biệt, người dân Uzbekistan thân thiện và biết nhiều về Việt Nam. Vào những buổi tối ngồi chơi ở quảng trường, những bạn trẻ và sinh viên thường đến trò chuyện với chúng tôi để luyện tập tiếng Anh, họ xem đây là cách để học hỏi, cải thiện cuộc sống. Đây cũng là cơ hội cho tôi tìm hiểu về văn hóa và cuộc sống của người dân bản địa.
Những công trình kiến trúc đồ sộ, các tòa madrasas uy nghiêm, lấp lánh đến các ngọn tháp cao vút,… đã làm nên nét đặc trưng của quốc gia này. Ngoài ra, Uzbekistan còn nổi tiếng với những nghệ thuật thủ công truyền thống như chạm khắc gỗ, đồng dệt thảm, làm gốm,…
Ghé thăm thủ đô Tashkent, tôi đặc biệt ấn tượng bởi nét đặc trưng của hệ thống tàu điện ngầm. Mỗi nhà ga đều mang một nét kiến trúc riêng trông rất đặc sắc và thú vị, giúp lần đợi tàu không còn buồn chán.
Đối với tôi, đồ ăn ở Trung Á không quá khó ăn. Tại đây người dân chủ yếu ăn các loại thịt bò, thịt gà và các loại khoai tây, cà rốt. Chuyến đi mang đến cho tôi thật nhiều trải nghiệm, từ cảnh quan, văn hóa đến ẩm thực đặc sắc tại đây.
Thăm làng tuần lộc du mục cuối cùng trên thế giới
Khách Việt đến làng của bộ lạc Dukha - một trong những nhóm du mục chăn tuần lộc cuối cùng trên thế giới ở phía bắc Mông Cổ để trải nghiệm cuộc sống giữa cái lạnh âm tới gần 30 độ C.
Vinh Lê, sống tại TP HCM, đến Mông Cổ trong chuyến đi 12 ngày đầu tháng 1. Đây là giai đoạn lạnh nhất trong năm ở nước này khi nhiệt độ dao động khoảng âm 27 đến âm 13 độ C.
"Trước mắt tôi hầu như là một màu trắng mênh mông, càng xa thủ đô càng trống trải", anh nhớ lại.
Trong hình là tượng Thành Cát Tư Hãn cao 40 m tại bảo tàng và khu phức hợp tượng đài Thành Cát Tư Hãn, nằm bên bờ sông Tuul ở Tsonjin Boldog phía đông thủ đô Ulaanbaatar. Bức tượng khánh thành năm 2008, nhân 800 năm ngày mất của ông.
Một điểm đến trong hành trình của Vinh Lê là làng tuần lộc của người Dukha - một trong những nhóm chăn tuần lộc du mục cuối cùng trên thế giới. Họ sống ở phía bắc Mông Cổ, còn khoảng 400 người gồm 70-80 gia đình sống thành từng nhóm từ 2 đến 7 hộ.
Từ thế kỷ 20, số lượng tuần lộc ở Mông Cổ đã giảm từ 2.280 con xuống 616 con. Vì thế, những người Dukha được hỗ trợ rất nhiều để duy trì nếp sống truyền thống, qua đó gia tăng số lượng tuần lộc trên cả nước, theo View Mongolia, đơn vị du lịch địa phương.
Người Dukha dùng tuần lộc cho nhiều việc thường ngày như đi săn, lấy củi, thồ đồ nặng. Sữa tuần lộc được sử dụng làm pho mát, bơ, trà sữa, sữa chua và là một phần không thể thiếu với bộ lạc.
Người Dukha du mục theo mùa trong năm để đàn tuần lộc của họ dễ dàng kiếm thức ăn hơn. Mùa hè, họ ở sâu trong rừng và mùa đông thường di chuyển ra bìa rừng. Vì vậy, nếu đến Mông Cổ vào mùa đông, du khách sẽ đỡ vất vả hơn khi muốn gặp gỡ tuần lộc. Vinh cho biết mùa đông mặt hồ, sông đóng băng nên xe có thể dễ dàng chạy tới tận nơi bộ lạc Dukha ở.
Theo Eternal Landscapes, người du mục Dukha không thích người lạ tới thăm trong khoảng tháng 4-5 vì đây là thời điểm tuần lộc sinh con. Sự xuất hiện của người lạ phá vỡ mối quan hệ tâm linh giữa thiên nhiên và tuần lộc khiến con non chết yểu.
Một đứa trẻ trong làng học cách điều khiển và làm chủ tuần lộc. Vinh thấy ấn tượng vì đứa bé có thể điều khiển một con vật nặng hơn mình hai tới ba lần.
Lều ortz của người chăn tuần lộc, được tạo thành từ khoảng 20 thân cây, bên ngoài phủ vải hoặc da tuần lộc. Một số lều còn có tấm năng lượng mặt trời để phục vụ đời sống người dân.
Vinh cho biết khách đến thuê được ở trong các lều tương tự, với tiện nghi cơ bản với một lò đốt có ống dẫn ra ngoài. Khách tự lấy củi vào để đốt sưởi.
Ngoài làng tuần lộc, nam du khách còn dành thời gian khám phá Mông Cổ bằng xe cá nhân. Anh nhớ những con đường bị tuyết phủ trắng xóa, phải băng qua vô số ngọn đồi "lên xuống liên tục" khiến người có sức khỏe yếu dễ say xe.
Địa phận của những người theo Shaman giáo, nơi Vinh đi qua trên đường tới nơi bộ lạc tuần lộc. Người Shaman thờ 99 vị thần, trong đó 55 vị thần có thiện cảm với con người và 44 vị gây ra những điều bất hạnh.
Trong hình là những ovoo, được xem là những đền thờ của người dân. Một số ovoo chỉ đơn giản được làm từ những ụ đá chồng lên nhau, số khác có thể làm từ cành cây hoặc đất, cát. Hiện tại, các ovoo được tạo hình đẹp hơn thay vì thô sơ như trước.
Trong chuyến đi này, Vinh có cơ hội trải nghiệm nhiều địa điểm lưu trú từ lều du mục tới khách sạn, resort kết hợp lều du mục truyền thống. Bên trong đều được trang bị đầy đủ chăn gối, thiết bị sưởi ấm để khách chống chọi với nhiệt độ mùa đông.
"Tối ngủ, tôi thường phải thêm củi vào lò sưởi để không bị lạnh tê tái. Tuy nhiên, thêm không khéo, căn phòng sẽ chìm trong khói", anh nói.
Vinh chia sẻ thời tiết những ngày đầu năm "rất khắc nghiệt", có những ngày trời lạnh gần âm 40 độ C. Du khách từ TP HCM nói "chỉ cần sơ hở một chút, lông mi, tóc tai sẽ đóng băng liền".
Trong hình là Vinh chụp tại sông Jargant lúc nhiệt độ âm 50 độc C. Nhờ nhiệt năng được tạo ra do hoạt động núi lửa ở dưới lòng đất nên nước ở đây không bao giờ đóng băng.
Trước khi rời Mông Cổ, nam du khách đến công viên quốc gia Tereji và trải nghiệm xe chó kéo trên sông băng. Chó được nhập từ nước ngoài về để phục vụ du lịch.
Mỗi xe cần dùng khoảng 10 con, đằng sau là chiếc xe với chỗ ngồi cho hai người và một người đứng sau điều khiển.
Theo Vinh, Mông Cổ là điểm đến đáng để quay lại, mỗi mùa đều mang nét đẹp riêng. Anh muốn trở lại đây vào mùa hè để tận hưởng màu xanh ngát của thảo nguyên, đối lập với khung cảnh tuyết trắng trong suốt chuyến đi vừa qua.
Cô gái Việt một mình phượt Trung Á: Không ngại đi bộ, ngủ nhờ hay xin quá giang Khánh Trang xin ở nhờ nhà dân khi phượt Trung Á. Trong những ngày ở Kazakhstan và Kyrgyzstan, cô chủ yếu đi bộ và vẫy xe xin quá giang. Hiện là giáo viên tiếng Anh tự do, dạy IELTS online, công việc này cho phép Khánh Trang (tên khác là Rachael Nguyễn) đi vừa đi du lịch vừa làm việc. Trang tình cờ...