Tối đi ngủ, bỏ 1 tép tỏi vào bồn cầu, sáng hôm sau điều vi diệu xảy ra, ai ai cũng khen ngợi
Vào buổi tối trước khi đi ngủ, bạn hãy bỏ một tép tỏi đã bóc vỏ và cắt vài đường nhỏ vào bồn cầu.
Hãy quan sát điều bất ngờ vào sáng hôm sau nhé!
Vì sao nên bỏ 1 tép tỏi vào bồn cầu để qua đêm?
Nhà vệ sinh thường ẩm ướt và có mùi hôi đặc trưng từ bồn cầu và cống thoát nước. Mùi hôi này có thể lan ra các phòng khác, gây không thoải mái cho người sử dụng và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, bạn không cần phải lo lắng quá về vấn đề này, vì chỉ cần một tép tỏi là có thể giải quyết được.
Nhà vệ sinh thường ẩm ướt và có mùi hôi đặc trưng từ bồn cầu và cống thoát nước.
Cụ thể, vào ban đêm, bạn có thể bóc một tép tỏi và cắt vài đường nhỏ trên tép tỏi để mùi hương của nó tỏa ra mạnh mẽ hơn. Sau đó, bạn đặt tép tỏi vào bồn cầu và đậy nắp lại, để qua một đêm.
Sáng hôm sau, bạn chỉ cần xả nước và mùi hôi trong bồn cầu sẽ biến mất, không còn mùi khó chịu nữa. Nguyên nhân là do trong tỏi chứa allicin – một chất tạo mùi và kháng sinh tự nhiên, giúp khử mùi hôi và diệt khuẩn hiệu quả. Với cách này, bạn nên thực hiện 2 lần mỗi tuần để giữ bồn cầu sạch sẽ và không có mùi hôi.
Một số cách khử mùi hôi bồn cầu
Sử dụng giấm
Giấm có tính axit tự nhiên, không chỉ có khả năng diệt vi khuẩn, nấm mốc và một số mầm bệnh thông thường mà còn giúp khử mùi hôi trong bồn cầu. Đơn giản chỉ cần đổ một bát giấm trực tiếp xuống bồn cầu và để nguyên như vậy trong vài tiếng hoặc qua đêm.
Cặn bẩn bám trong bồn cầu sẽ bị loại bỏ, và mùi hôi cũng sẽ biến mất. Bạn cũng có thể để một bát giấm ở góc nhà vệ sinh để loại bỏ mùi khó chịu và xua đuổi côn trùng nhỏ.
Video đang HOT
Sử dụng chanh
Tương tự như giấm, chanh cũng có tính axit, có tác dụng diệt khuẩn và khử mùi hôi rất tốt. Để khử mùi hôi trong bồn cầu bằng chanh, bạn có thể lấy 2-3 quả chanh vắt lấy nước cốt và đổ vào bồn cầu.
Đậy nắp lại và để khoảng 10 phút hoặc lâu hơn, sau đó dùng chổi cọ sạch bồn cầu và xả nước để mùi hôi khó chịu biến mất.
Để khử mùi hôi trong bồn cầu bằng chanh, bạn có thể lấy 2-3 quả chanh vắt lấy nước cốt và đổ vào bồn cầu.
Sử dụng muối
Muối không chỉ là một loại gia vị phổ biến trong nhà bếp mà còn có nhiều tác dụng trong việc tẩy rửa và làm sạch các vật dụng trong nhà. Bạn có thể ném một nắm muối vào bồn cầu hoặc đường ống thoát nước, sau đó đổ một ấm nước sôi vào đó. Muối sẽ giúp rửa trôi các chất bẩn bám trên bồn cầu và đường ống thoát nước, giảm mùi hôi.
Sử dụng kem đánh răngLấy một tuýp kem đánh răng chứa tinh dầu bạc hà, cắt 2 đoạn nhỏ ở đầu tuýp hoặc chọc vài lỗ nhỏ lên tuýp kem đánh răng, sau đó đặt vào bồn cầu. Mùi hương bạc hà trong kem đánh răng sẽ giúp khử mùi hôi của bồn cầu và có tác dụng khử trùng, loại bỏ cặn bẩn.
6 loại hoa này như "thần hộ mệnh" của ngôi nhà, vừa diệt khuẩn, khử mùi hôi lại giúp bạn ngủ ngon hơn
Bạn có biết những loại hoa, cây cảnh nào được mệnh danh là "cây sức khỏe" không? Hãy tìm hiểu xem nhé!
Hoa và cây xanh không chỉ mang lại nhiều màu sắc hơn cho cuộc sống mà còn góp phần tăng cường sức khỏe thể chất. Một số trong số chúng có thể tiêu diệt vi khuẩn, hấp thụ khí độc hại như formaldehyde, khử mùi hôi và thậm chí giúp con người dễ đi vào giấc ngủ, ngủ ngon hơn.
Nếu đặt những cây này trong nhà thì chẳng khác gì nhà bạn có thêm một "thần hộ mệnh" cả. Vậy bạn có biết những loại hoa, cây cảnh nào được mệnh danh là "cây sức khỏe" không? Hãy tìm hiểu xem nhé!
1. Măng tây
Là một loại cây trồng trong chậu, bạn có thể đặt trang trí ở phòng khách hoặc trên bàn làm việc. Nó có vẻ ngoài thanh mảnh, trông có vẻ yếu ớt nhưng lại có sức sống mãnh liệt và đặc biệt dễ chăm sóc.
Đồng thời, cây măng tây còn được mệnh danh là thần hộ mệnh của gia đình, bởi loại cây này có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt. Nó có thể ức chế sự sinh sản của một số loại vi trùng, vi khuẩn. Không chỉ có tác dụng thanh lọc không khí mà nó còn mang lại cảm giác tươi mát, dễ chịu cho mắt khi đặt trong nhà.
2. Cây nguyệt quế
Đây là một loại cây bụi có hoa màu vàng nhạt, tỏa ra mùi thơm quyến rũ, nhưng lại trang nhã. Nếu yêu thích vẻ đẹp và mùi thơm của nó, bạn có thể trồng nguyệt quế ngoài sân hoặc trồng trong chậu hoa đặt ở ban công, sân thượng đều được. Chỉ cần trồng một chậu, đến mùa hoa nở cả căn nhà của bạn sẽ tràn ngập sắc hương.
Hoa nguyệt quế tuy có mùi thơm nồng nhưng lại có tác dụng đặc biệt. Mùi thơm này tuy thân thiện với con người nhưng lại là "kẻ thù" của vi trùng, vì nó có thể ức chế sự sinh sôi của một số loại vi khuẩn như Glucococcus, Pneumococcus và Mycobacteria lao. Vào mùa thu đông, trồng một chậu nguyệt quế trong nhà có thể tăng sức đề kháng cho cơ thể con người.
3. Cây hương thảo
Hương thảo cũng là một loại cây cảnh rất phổ biến, lá màu xanh, tán lá tỏa hình tròn, dáng rất đẹp mắt và trang nhã. Bạn có thể trồng trong chậu rồi đặt trong nhà hoặc đặt trên bàn làm việc, bậu cửa sổ đều được.
Cây hương thảo không chỉ được dùng làm cảnh mà nó còn có tác dụng rất thiết thực. Cụ thể, lá của cây hương thảo có thể cho thêm vào một số món ăn phương Tây tăng hương vị của món ăn. Ngoài ra, cây hương thảo còn có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt, có thể đuổi muỗi và diệt vi trùng, do đó rất tốt cho sức khỏe.
4. Cây ngũ gia bì
Trong phòng khách, phòng ngủ, phòng học hay thậm chí là ban công bạn có thể trồng một chậu ngũ gia bì. Đây là loại cây cảnh thân thảo, lá xanh quanh mọc kiểu dạng kép chân vịt, cứ một cụm cuống lá sẽ có từ 6-8 lá cùng loại.
Trong phong thủy, cây ngũ gia bì tượng trưng cho sự gắn kết, hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình, mong muốn gia đình bạn luôn được ổn định, hạnh phúc và bình an. Trồng một chậu trong nhà còn mang đến may mắn về tiền tài, sự nghiệp cho gia chủ.
Ngoài ra, ngũ gia bì còn có khả năng hấp thụ khí formaldehyde và nicotin rất mạnh. Nếu nhà bạn mới sửa sang hoặc trong nhà có người hút thuốc lá thì bạn có thể trồng một chậu để làm giảm tác hại của khí độc đối với các thành viên trong gia đình. Loại cây này cũng có mùi hương giống như mùi hương của cây bạc hà, khiến muỗi sợ hãi mà tránh xa, nên nó còn có tác dụng đuổi muỗi.
5. Cây lưỡi hổ
Lưỡi hổ được mệnh danh là loài cây "bất tử", vì cây sống lâu năm, hễ lá chạm đất sẽ bén lễ và nhanh chóng mọc thành cây mới. Lá lưỡi hổ có những đường vân màu vàng trông rất đẹp mắt, lá thẳng đứng như một thanh kiếm giơ cao lên trời. Trong phong thủy, cây lưỡi hổ có tác dụng trấn trạch, xua đuổi tà ma và những điều xui xẻo, mang tới bình an, tài lộc cho gia đình.
Không chỉ làm đẹp không gian sống mà lưỡi hổ còn được mệnh danh là bậc thầy trong việc thanh lọc không khí, khử khí độc hại như formaldehyde. Đồng thời, loại cây cảnh này còn có thể giải phóng oxy mọi lúc giúp con người ngủ ngon giấc hơn. Thông thường, chỉ cần đặt ở góc là có thể phát huy tác dụng rất lớn, lưỡi hổ còn dễ trồng và dễ chăm sóc.
6. Cây xương rồng
Trên lá xương rồng có nhiều gai nhỏ nhưng không ảnh hưởng đến giá trị làm cảnh, bạn có thể trồng trong chậu hoa rồi đặt ở góc trong nhà. Nếu sợ gai của cây xương rồng mang sát khí không tốt, dễ làm người khác bị thương thì bạn có thể chọn những loại xương rồng không gai hoặc gai mềm mại không gây cảm giác đau khi chạm vào như xương rồng Aster, xương rồng tai thỏ, xương rồng Gymno,...
Xương rồng được biết đến là chuyên gia thanh lọc không khí, vì nó không chỉ có thể giải phóng oxy mọi lúc, giúp bạn ngủ ngon hơn mà còn có tác dụng ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn, vi trùng trong không khí. Ngoài ra, nó có thể hấp thụ hầu hết các loại khí độc hại và bảo vệ sức khỏe con người một cách toàn diện.
Mẹo hay giúp không gian nhà bạn ngập tràn hương thơm thảo mộc Với những mẹo dưới đây, ngôi nhà của bạn không những luôn thơm mát mà còn mang lại nhiều năng lượng tích cực... Trồng cây xanh trong nhà Ngoài có công dụng như gia vị nấu nướng hàng ngày, một số cây xanh còn có thể tỏa ra hương thơm thảo mộc tự nhiên và tinh khiết nhất như cây hương thảo, cỏ...