‘Tôi đi đẻ trong mùa dịch Covid-19′
Sinh con trong mùa dịch Covid-19, Như Ngọc có nhiều lo lắng. Song nhờ sự giúp đỡ của các bác sĩ, sau hành trình vất vả, chị đã ‘vượt cạn’ thành công.
Tôi là Đặng Như Ngọc (31 tuổi) sống tại Hà Nội. Đầu năm 2020, tôi kết hôn và sau đó có bầu. Tháng 9, tôi đang mang thai tuần thứ 38 và chờ ngày sinh.
Những tuần cuối, tôi vẫn đi siêu âm đều đặn. Cân nặng của con đo được là 3,4 kg. Vì sức khỏe của tôi tốt, bác sĩ khuyên sinh thường. Điều mà gia đình tôi lo lắng nhất là tình hình dịch Covid-19 đang bùng phát trở lại. Bởi vậy, chúng tôi phải rất cẩn thận khi đi khám thai và chuẩn bị sinh con.
Gần nhà có hồ rộng, hàng ngày, chúng tôi đều dành một tiếng để đi bộ ở đây. Vận động rất tốt cho phụ nữ mang thai, vừa giúp giữ sức khỏe, vừa thuận lợi khi sinh con.
Do mắc tiểu đường thai kỳ, ngoài việc uống nước lọc, tôi bổ sung thêm nước lá vối.
Nhân ngày được nghỉ ở nhà, chồng tôi mang quần áo của con đi giặt. Để an tâm, anh giặt tất cả bằng tay rồi tự mình phơi phóng.
Đồ đạc chuẩn bị đi sinh gồm rất nhiều thứ: quần áo, bỉm tã, sữa viên, máy vắt sữa,… Sợ bị nhầm lẫn hoặc mang thiếu đồ, tôi bày mọi thứ ra giường, kiểm tra lại thật kỹ lưỡng rồi chia làm các túi nhỏ.
Ngày thứ 2 của tuần 38 thai kỳ, bụng bắt đầu nặng hơn khiến tôi gặp khó khăn khi nằm. Tôi thường ngồi dựa vào chồng mỗi tối, đợi cơn buồn ngủ tới rồi mới nằm xuống.
11/9 – ngày thứ 5 của tuần 38 thai kỳ – 7h sáng, tôi thấy đau bụng và bắt đầu có biểu hiện của việc chuyển dạ. Tôi đặt taxi để vào viện ngay.
Do có bệnh nền, tôi chọn sinh tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).
Video đang HOT
Những ngày này, Bệnh viện Bạch Mai hạn chế người ra vào. Mọi người đều tuân thủ đeo khẩu trang, đo nhiệt độ và rửa tay bằng nước sát khuẩn. Vì số lượng người chăm bệnh bị hạn chế, chỉ có chồng ở lại cùng tôi.
Đợi từ sáng đến chiều, cường độ cơn co của tôi không tăng lên đáng kể. Các bác sĩ liên tục chẩn đoán tim thai, thăm khám, đo độ mở…
Vận động giúp giảm đau khi những cơn co xuất hiện. Vì vậy, tôi cùng chồng đi lại thường xuyên. Những lúc thấy tôi bị đau, anh ấy vỗ về rồi động viên: “Vợ cố lên nhé! Chồng ở ngay cạnh vợ đây rồi”. Do vậy, tôi cảm thấy an tâm hơn rất nhiều.
Đến 19h, những cơn đau dữ dội đến ngày một nhiều. Thỉnh thoảng đang đi bộ, tôi phải dừng lại, bám tay vào thành lan can cho vững. Bác sĩ vừa khám cho tôi cách đây 10 phút, dự kiến đêm nay tôi sẽ sinh.
Ngay khi nhận thông tin từ bác sĩ, mẹ tôi vào viện. Có lúc thấy tôi đau quá, bà đã khóc vì lo lắng. Lúc đó, tôi rất thương mẹ. Trước kia, lúc sinh chị em tôi, có lẽ bà cũng trải qua những cơn đau như thế.
Đến 20h30, tôi được cho vào phòng đẻ. Tôi hồi hộp. Điều này làm cho nhịp tim của em bé cũng tăng lên. Có lẽ, nhờ sợi dây vô hình nào đó, mẹ con tôi đã kết nối.
Là lần đầu tiên sinh con, mặc dù đã đọc qua nhiều sách hướng dẫn trước đó, tôi vẫn không có kinh nghiệm thực tế. Các bác sĩ, hộ sinh hướng dẫn tôi kỹ càng từ việc lấy hơi, đạp chân, co tay, cong người…
Gần 2 tiếng trong phòng đẻ, tôi vẫn chưa thể sinh. Tôi đuối dần và phải thở oxy. Xung quanh tôi, mọi người vẫn liên tục động viên tinh thần: “Không sao, em rất mạnh mẽ mà. Cố thêm chút nữa rồi em và con sẽ được gặp nhau”. Đúng 22h55, tiếng khóc đầu tiên của con cất lên.
Bác sĩ đặt con lên bụng của tôi. Lần đầu tiên trong đời, tôi cảm nhận được sự ấm áp đến từ thiên thần bé nhỏ ấy. Tôi cảm thấy hạnh phúc ngập tràn.
Tôi ngắm nhìn thiên thần nhỏ bé trước mặt. Có lẽ cả cuộc đời tôi cũng không thể quên được giây phút đầu tiên thấy con. Chỉ có thể run run, tôi cất tiếng: “Chào bé con của mẹ”.
Sau khi làm thủ thuật và vệ sinh, hai mẹ con được di chuyển sang phòng hậu sinh. Mọi người được phép vào thăm một lúc.
Chồng tôi cười tươi, anh hôn lên trán tôi và nói: “Em làm được rồi, em giỏi quá”. Anh cũng không quên đưa tay xoa lên mũ của cậu con trai bé bỏng. Đồng hồ đã điểm 0h, vậy là sang ngày mới, mở ra một cuộc sống mới cho gia đình nhỏ hạnh phúc của chúng tôi.
Chúng tôi đặt tên cho con là Hà Huy Khôi và gọi tên ở nhà là Vít để cùng nhớ rằng đã sinh con trong thời gian diễn ra đại dịch Covid-19.
Sau hai ngày hồi sức và theo dõi tại Bệnh viện Bạch Mai, sức khỏe của mẹ con tôi đều ổn định. Bác sĩ cho phép chúng tôi xuất viện về nhà.
5 thời điểm ăn trái cây tốt nhất trong ngày
Chúng ta có thể ăn rau gần như mọi lúc nhưng trái cây thì không như vậy. Có thời điểm ăn trái cây rất có lợi nhưng có thời điểm nếu ăn sẽ chỉ mang lại tác hại cho sức khỏe.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trái cây và rau nên chiếm ít nhất một nửa trong bữa ăn của bạn. Trái cây rất giàu khoáng chất, vitamin, flavanoid và chất chống oxy hóa nên nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Mặc dù rau có thể tiêu thụ bất cứ lúc nào, nhưng trái cây nên lựa thời điểm để ăn bởi chúng có chứa đường. Có những thời điểm nếu ăn trái cây có tận dụng tối đa dinh dưỡng nhưng cũng có lúc chúng ta nên tránh ăn trái cây.
Vậy ăn trái cây vào thời điểm nào là tốt nhất?
Sự thật là bất kỳ thời điểm nào trong ngày cũng là thời điểm tuyệt vời để ăn trái cây. Không có bằng chứng cho thấy bạn nên tránh ăn trái cây vào buổi chiều hoặc không ăn trước mỗi bữa ăn.
Trái cây là thực phẩm tốt cho sức khỏe, bổ dưỡng và có thể giúp bạn giảm cân nên bạn có thể ăn bất cứ lúc nào trong ngày. Tuy nhiên, có một vài trường hợp thời điểm ăn trái cây của bạn có thể tạo ra sự khác biệt.
1. Ăn trái cây buổi sáng
Trong khi các chuyên gia dinh dưỡng trên toàn thế giới ủng hộ việc ăn tối đa trái cây trong ngày, một số chuyên gia dinh dưỡng và nghiên cứu cũng đưa ra thời điểm tốt nhất để ăn trái cây để thu được lợi ích tối đa. Ăn trái cây và uống một cốc nước là những gợi ý tốt nhất cho buổi sáng.
Tiến sĩ Zamurrud Patel, Chuyên gia dinh dưỡng Tư vấn, Bệnh viện Toàn cầu Mumbai gợi ý: "Nên ăn trái cây vào buổi sáng sau khi uống một cốc nước, nếu bạn ăn trái cây khi bụng đói, nó sẽ đóng vai trò chính trong việc giải độc cơ thể, cung cấp cho bạn một lượng lớn năng lượng để giảm cân và các hoạt động khác. Tốt nhất, trái cây nên được ăn trước tiên vào buổi sáng, giữa bữa sáng và bữa trưa và buổi tối như đồ ăn nhẹ."
Do trái cây chứa hàm lượng fructose cao, nên tốt nhất là ăn vào buổi sáng sau một giấc ngủ dài ban đêm. Trái cây dễ được tiêu hóa và chuyển hóa thành các dưỡng chất qua hệ thống tiêu hóa của cơ thể, vì vậy bạn nên ăn nó trước khi bạn nạp năng lượng như ăn trước bữa sáng hoặc trước bữa trưa.
Sau khi ăn trái cây, nên đợi khoảng 1-2 tiếng để dạ dày tiêu hóa trước khi ăn bữa chính. Điều này để tránh bị đầy hơi, chướng bụng.
2. Ăn trái cây trước và sau khi tập thể thao
Nếu bạn tiêu thụ trái cây trước khi tập luyện, nó sẽ cung cấp cho cơ thể bạn nguồn năng lượng tức thì giúp bạn có thể tập những bài tập nặng. Sau khi tập thể thao, ăn trái cây sẽ giúp bổ sung lại năng lượng đã bị mất sau khi vận động và giúp bạn giảm bớt mệt mỏi.
Trong thời gian này, các loại trái cây giàu chất xơ và trái cây có chứa đường tự nhiên là tốt nhất, chẳng hạn như chuối, xoài, nho, cam quýt, trái cây, dứa, lựu và lê. Những loại trái cây này ăn trước và sau khi tập luyện sẽ cung cấp cho cơ thể bạn các chất điện giải và năng lượng cần thiết.
3. Ăn trong hoặc trước bữa ăn nếu muốn giảm cân
Do chất xơ trong trái cây, ăn nó có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Điều này có thể khiến bạn ăn ít calo hơn và thậm chí có thể giúp bạn giảm cân.
Đặc biệt nếu bạn ăn trái cây trong hoặc ngay trước bữa ăn có thể làm tăng tác dụng này. Nó có thể khiến bạn ăn ít thức ăn khác có hàm lượng calo cao hơn trong bữa ăn.
4. Ăn trái cây trong bữa ăn tốt cho người mắc bệnh tiểu đường loại 2
Ăn trái cây với một loại thực phẩm khác có thể tạo ra sự khác biệt cho người bị bệnh tiểu đường. Kết hợp trái cây với thực phẩm hoặc bữa ăn khác có nhiều chất đạm, chất béo hoặc chất xơ có thể khiến đường từ trái cây đi vào ruột non chậm hơn.
Điều này có thể làm tăng lượng đường trong máu ít hơn so với chỉ ăn mỗi trái cây.
5. Người mắc tiểu đường thai kỳ nên ăn trái cây trong bữa ăn
Tiểu đường thai kỳ là khi phụ nữ phát triển bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai. Đối với những phụ nữ này, sự thay đổi hormone khi mang thai gây ra tình trạng không dung nạp carb. Giống như đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 2, ăn trái cây trong bữa ăn có lẽ là một lựa chọn tốt.
Tuy nhiên, nếu bạn gặp khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu, tránh ăn trái cây vào buổi sáng có thể hữu ích. Đây là lúc hormone thai kỳ cao nhất và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đây thường là lúc tình trạng không dung nạp carb trầm trọng nhất ở bệnh tiểu đường thai kỳ.
Thời điểm tệ nhất để ăn trái cây
1. Ngay sau bữa ăn
Tiến sĩ Zamurrud Patel cho biết: "Ăn trái cây ngay sau bữa ăn không phải là một ý tưởng tuyệt vời, vì nó có thể không được tiêu hóa đúng cách. Các chất dinh dưỡng cũng có thể không được hấp thụ đúng cách. Bạn cần để khoảng cách ít nhất 30 phút giữa bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ bằng trái cây. "
2. Trước khi đi ngủ
Tiêu thụ trái cây trước khi ngủ không hề có lợi. Bởi vì nó làm tăng lượng insulin và lượng đường trong máu, điều này sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của bạn vào ban đêm.
Tuy nhiên không phải lúc nào ăn trái cây trước khi ngủ cũng có hại. Một số loại trái cây ngược lại có thể có lợi. Ăn một quả chuối trước khi đi ngủ cung cấp kali có thể ngăn ngừa chứng chuột rút ở chân vào ban đêm. Các loại trái cây có hàm lượng magiê cao chẳng hạn như chuối, mơ hoặc chà là cũng có thể giúp thư giãn và ngủ ngon hơn.
Một số lời khuyên lành mạnh khi ăn trái cây
1. Để nhận được những lợi ích tối đa, hãy ăn trái cây tươi và giàu chất xơ, còn nguyên vỏ và thịt.
2. Ăn trái cây theo mùa và thưởng thức các giống khác nhau.
3. Nếu bạn đang bị bệnh thận, hãy ăn những loại trái cây ít kali như đu đủ, táo, lê, ổi,...
4. Những người bị hội chứng ruột kích thích (IBS) nên tránh các loại trái cây giàu chất xơ như táo, cam và chuối.
Trẻ sơ sinh khóc thét từng cơn giữa đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục Trẻ sơ sinh khóc thét từng cơn giữa đêm ảnh hưởng không chỉ đến giấc ngủ của trẻ mà còn cả cha mẹ. Nếu tình trạng trẻ sơ sinh cứ thức la khóc giữa đêm như vậy kéo dài sẽ làm cho sức khỏe của tất cả các thành viên trong gia đình đều bị ảnh hưởng. Trẻ sơ sinh khóc thét từng...